7. Bố cục luận văn
3.1.1. Thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đà
hội Đài Loan từ năm 1991 đến 2012
3.1.1.1. Thành tựu
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ 1991 - 2012, Đài Loan đã xác định đúng đắn hướng phát triển, đề ra và thực thi những biện pháp điều tiết nền kinh tế hữu hiệu, nhờ vậy hòn đảo này đã ứng phó có hiệu quả trước những biến động trên thị trường quốc tế cũng như các cuộc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế trên thế giới và khu vực với các thành tựu nổi bật sau:
Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định
Hiện nay, nền kinh tế Đài Loan đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, nhưng nhìn lại quảng thời gian 61 năm qua, hòn đảo này, đã gặt hái được nhiều thành công. Từ năm 1951 đến năm 2012, GDP thực tế hàng năm của Đài Loan tăng xấp xỉ 73 lần, từ 6,4 tỷ USD đến 473 tỷ USD [72; tr 1], đây là thành quả đầy ấn tượng.
Bảng 3.1. Các chỉ số phát triển của nền kinh tế Đài Loan
Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) Tổng sản phẩm quốc nội GDP (triệu USD) Thu nhập bình quân đầu người theo GDP (USD) Tổng sản phẩm quốc dân GNP (triệu USD) Thu nhập bình quân đầu người theo GNP (USD) 1990 6,9 164.747 8.124 169.110 8.339 1991 7,9 184.870 9.016 189.924 9.263
1992 7,5 219.794 10.625 224.774 10.856 1993 6,7 231.531 11.079 235.852 11.285 1994 7,6 525.665 11.982 256.728 12.175 1995 6,4 274.728 12.918 278.915 13.115 1996 5,5 287.912 13.428 291.900 13.614 1997 5,5 289.773 13.810 301.895 13.955 1998 3,5 275.080 12.598 277.129 12.692 1999 6,0 299.010 13.585 301.815 13.712 2000 5,8 326.205 14.704 330.674 14.960 2001 - 1,7 293.712 13.147 299.391 13.401 2002 5,3 301.088 13.404 308.101 13.716 2003 3,7 310.757 13.772 320.312 14.197 2004 6,2 339.973 15.012 351.104 15.503 2005 4,7 364.832 16.051 373.870 16.449 2006 5,4 376.375 16.491 385.957 16.911 2007 6,0 393.134 17.154 403.267 17.596 2008 0,7 400.132 17.399 410.108 17.833 2009 - 1,8 377.529 16.359 390.051 16.901 2010 10,7 430.149 18.588 443.725 19.175 2011 4,0 466.483 20.122 479.667 20.690 Nguồn: [86] Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến 2012, tuy phải chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, 2008 - 2009 và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2011, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đài Loan nhanh
chóng phục hồi. Nhìn vào bảng thống kê 1.3.cho thấy năm 1995, thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan đột phá mức 12.918 USD, với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,4%. Năm 1997 đạt 13.810 USD, hoàn thành mục tiêu trước 3 năm của chiến lược “Quy hoạch triển vọng lâu dài xây dựng kinh tế”. Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á, thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan vẫn đạt mức 12.598 USD - Đây là con số mà nhiều nước trong khu vực mơ ước ở thời điểm đó. Năm 1999 lại vươn lên 13.585 USD, với tốc độ tăng trưởng là 6,0%. Thu nhập bình quân đầu người từ năm 1985 đến năm 1999 đạt mức 9,7%/năm. Đó là những con số khẳng định bước tiến của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan trong thời kỳ này [29, tr 157].
Đầu thế kỷ XXI, sau khi tăng trưởng âm lần đầu tiên vào năm 2001, nền kinh tế của Đài Loan hồi phục để tiếp tục con đường tăng trưởng ổn định. Từ năm 2002 đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 4,4%. Năm 2008 - 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động xấu đến nền kinh tế Đài Loan, khiến tăng trưởng kinh tế với tốc độ âm (năm 2009: -1,8%). Tuy nhiên, trên cơ sở một chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh và một nền kinh tế xuất khẩu mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng tăng trở lại trong năm 2010 với 10,7% - Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ 1988, đồng thời nó cũng cho thấy Đài Loan đã vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu một cách ngoạn mục. Từ năm 2011, do tác động cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và các yếu tố tiêu cực khác can thiệp vào tình hình quốc tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Đài Loan là 4,0%, năm 2012 giảm xuống còn 1,3%. Mặc dù trong quá trình phát triển kinh tế Đài Loan gặp phải một số trở lực, nhưng xét về tổng thể, đây là quá trình rất thành công.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ở Đài Loan không ngừng tăng, từ năm 1952 đến năm 2012, GDP thực tế tính theo
đầu người của Đài Loan tăng 22,9 lần, từ 890 USD đến 20.374 USD. Trong đó, GDP bình quân đầu người của Đài Loan năm 2012 tăng 12.250 USD so với năm 1991 (Từ 8.124 USD lên 20.374USD) [68].
Năm 2012, mặc dù chịu hệ lụy của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nhưng GDP bình quân đầu người của Đài Loan vẫn cao hơn so với GDP bình quân đầu người trung bình thế giới (7.157 USD). Trong lúc đó GDP bình quân đầu người năm 2012 của Trung Quốc chỉ đạt 6.075 USD và Ấn Độ là 1.491 USD [68]. Đài Loan được xếp vào hàng các nước và khu vực có thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người vào loại cao trên thế giới.
Doanh nghiệp Đài Loan có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế
Tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh là chìa khóa để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cho các nền kinh tế. Đài Loan với diện tích không lớn, tài nguyên không nhiều nên không thể dựa dẫm vào vị thế độc quyền trên thị trường nội địa mãi được. Vì vậy, các doanh nghiệp Đài Loan, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng nỗ lực để tìm kiếm thị trường và nâng cao tính canh tranh trên thị trường quốc tế. Hòn đảo này đã xây dựng các “hệ thống sáng tạo cấp quốc gia” để tiếp thu và nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp. Họ đã sử dụng các chính sách thương mại, tài chính, giáo dục, thuế để thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa nâng cao kỹ năng và chất lượng sản phẩm của mình. Chính quyền Đài Loan chú trọng nhiều đến việc phát triển khoa học công nghệ, xây dựng các viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới để phát triển các công nghệ tiên phong. Công ty Chế tạo Bán dẫn Đài Loan (TSMC) là công ty đúc bán dẫn hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp của Đài Loan đang đi đầu thế gới trong các lĩnh vực máy tính, điện tử, và nhiều lĩnh vực khác. Trong cạnh tranh thế giới theo báo cáo 2011-2012 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Đài Loan được xếp hạng thứ 13/142 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu và thứ 4 ở châu Á về khả năng cạnh tranh toàn cầu [87].
Hệ thống tài chính vững mạnh
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, sau mấy thập kỷ Đài Loan đã tích lũy được một khối lượng vốn khá lớn. Đài Loan luôn có tỷ lệ gửi tiết kiệm cao xấp xỉ 30% kể từ năm 1970. Nguồn vồn tiết kiệm này thừa đủ để hỗ trợ tài chính cho tất cả các nhu cầu đầu tư trong nội địa. Dự trữ ngoại tệ không ngừng tăng lên năm 1980 đạt 2,2 tỷ USD, năm 1990: 72,4 tỉ USD, năm 2010 là 382 tỉ USD [4; tr 43]. Tổng tiết kiệm quốc gia của Đài Loan năm 2012 là 29,989 % GDP [72] Đài Loan không còn phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Với hệ thống tài chính vững mạnh là lý do giải thích vì sao nền kinh tế Đài Loan vẫn đứng vững trong và sau các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế Đài Loan
Với đặc điểm kinh tế hướng ngoại, Đài Loan tăng trưởng chủ yếu dựa vào thương mại. Những điều chỉnh về tỷ giá hối đoái đã tạo điều kiện cho sự tăng lên của xuất khẩu đối với GDP. Từ dưới 10 % năm 1951, đến xấp xỉ 50 % vào năm 1973, khi cơn sốt dầu lần đầu tiên xuất hiện. Sau khi gia nhập WTO phần xuất khẩu trong GDP của Đài Loan tiếp tục tăng, năm 2011 đạt 75%. Tương tự phần nhập khẩu trong GDP của Đài Loan cũng tăng từ 15% năm 1951 đến xấp xỉ 70 % năm 2011[72; tr 9]. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu trong GDP của Đài Loan cho thấy vai trò chủ đạo của thương mại đối với sự phát triển của kinh tế Đài Loan.
Đài Loan tận dụng mọi cơ hội để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế
Sau khi bị mất vị trí Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào cuối năm 1971, hàng loạt nước cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, khiến hòn đảo này rơi vào tình trạng cô lập. Trong khi đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế đã luôn thi hành chính sách ngăn chặn việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Đài Loan với các
nước khác. Để thoát khỏi tình trạng khó khăn trên và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền Đài Loan đã thi hành nhiều chính sách, biện pháp để tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế.
Tháng 1/1990, Đài Loan tham gia Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Tiếp đó, năm 1991, Đài Loan tham dự Hội nghị diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dưới tên gọi “Trung Hoa Đài Bắc”. Từ khi gia nhập APEC vào năm 1991, Đài Loan đã liên kết chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên khác để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hòn đảo này được xem là nhà tiên phong trong việc đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng đóng góp cho sự phát triển của APEC trong các lĩnh vực công nghệ nông nghiệp, thủy sản, bảo tồn tài nguyên biển, giáo dục, quyền sở hữu trí tuệ, y tế, ứng phó khẩn cấp trước những biến động của thị trường, công nghệ thông tin và công tác quản lý.
Trải qua nhiều năm nỗ lực, cuối cùng Đài Loan đã chính thức trở thành thành viên thứ 144 của tổ chức thương mại WTO vào 1/1/2002. Việc Đài Loan gia nhập tổ chức thương mại thế giới tuy có đưa lại sức ép cạnh tranh đối với một số lĩnh vực nhưng những lợi ích mà Đài Loan thu được là rất rõ rệt.
Đài Loan luôn biết tận dụng mọi cơ hội và điều kiện để xác lập và thúc đẩy quan hệ mậu dịch với các tổ chức thương mại khác trên thế giới như khu vực Bắc Mỹ, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á… Trên lĩnh vực quốc tế, Đài Loan hi vọng nhờ vào định hướng ngoại giao mới của mình, họ có thể được hưởng một không gian hòa dịu để không còn là con tốt trên bàn cờ chính trị quốc tế.
Chính sách “ngoại giao linh hoạt” của Tổng thống Mã Anh Cửu đã đem lại những hiệu quả khá tích cực đối với con đường hội nhập quốc tế của Đài Loan. Chính sách đối ngoại nói trên đã mang đến sự hòa dịu trong quan hệ giữa
Đại Lục - Đài Loan, thúc đẩy quan hệ hai bờ eo biển xích lại gần nhau, đồng thời góp phần mở rộng không gian ngoại giao của Đài Loan với các nước, tổ chức trên thế giới như việc Đài Loan được kết nạp vào các tổ chức Hội chữ thập đỏ thế giới (WHA); Hiệp hội công nghệ thông tin quốc tế về quản trị chính phủ (ICA); Tổ chức hàng không quốc tế năm 2010; Ngân hàng Phát triển Châu Á và Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA). Ngoài ra Đài Loan củng tích cực tham gia vào Công ước khung LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) …
Việc Đài Loan tích cực và chủ động gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Đài Loan hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của hòn đảo này.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Thế kỷ XXI, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức. Vì vậy, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ đều có sự liên hệ mật thiết với nhân tố con người và lao động tri thức. Đài Loan với diện tích không lớn, điều kiện tự nhiên khan hiếm, do đó hòn đảo này luôn chú trọng đến giáo dục, coi giáo dục là điều kiện tiến quyết để phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những điểm nhấn thành công của giáo dục Đài Loan đó chính là vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là nhân tố thuận lợi giúp Đài Loan rút ngắn bước đường đi đến thành công, nhưng lại đem lại nhều lợi ích lâu dài.
Điểm nổi bật của giáo dục Đài Loan là có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển kinh tế trung - dài hạn với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Từ sau năm 1990 trở đi, Đài Loan thực hiện chiến lược phát triển kinh tế với hàm lượng khoa học kỹ thuật cao cùng với việc đẩy mạnh chiến lược quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã đặt ra đòi hỏi phải phải đào tạo được đội
ngũ lao động có chất lượng cao. Đài Loan đã “hóa giải” vấn đề này một cách ổn thỏa bằng cách điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng (tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành khoa học - kỹ thuật; khống chế giới hạn lượng sinh viên khoa học xã hội; Tăng ngân sách cho công tác nghiên cứu và phá triển (R&D); Tăng cường cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào nội dung học trong nhà trường; Thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển nhằm tạo điều kiện cho các trường đại học, học viện, cao đẳng linh hoạt trong việc xây dựng khung chương trình đào tạo.. đặc biệt chính quyền Đài Loan còn xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực cao, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với các nhà tuyển dụng lao động, nhằm tránh tình trình trạng “cung vượt quá câu”gây lãng phí trong gáo dục [12].
Với các giải pháp hợp lý nói trên đã giúp Đài Loan đáp ứng những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong suốt chặng đường dài phát triển, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức ngày nay. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, năm 1992 hòn đảo này có 50 trường đại học, học viện nghiên cứu; hai mươi năm sau tăng lên 148 trường đại học và học viện nghiên cứu. Trong vòng hai thập kỷ lại đây, số lượng trường giáo dục bậc cao tăng gấp 3 lần, trong đó học viên khoa học kỹ thuật tăng gấp 2 lần từ 231.933 người (năm 1992 lên 451.665 người (năm 2012) [12].
Đài Loan không chỉ có thứ hạng cao về số bằng sáng chế được cấp mà còn giữ vị trí cao trong luồng chuyển giao tri thức quốc tế. Nếu năm 1990, số trích dẫn sáng chế Đài Loan so với Mỹ chỉ bằng 0,66% (thứ 10 thế giới), năm 1995 bằng 1,5% (thứ 7), thì đến năm 2000 đã đạt 4,35%, vươn lên đứng thứ 3 thế giới và năm 2001 đã là 6,37%. Hầu hết, sáng chế trong giai đoạn 1996- 2001 của Đài Loan thuộc lĩnh vực điện tử, tin học. Ngành có mức tăng trưởng cao nhất là bán dẫn, trò chơi điện tử, xử lý số liệu, máy tính... với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 20% [53].
Những con số đó chứng tỏ hòn đảo này đã đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế tri thức cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là nhân tố quan trọng giúp Đài Loan nâng cao địa vị của mình trong một xã hội cạnh tranh - xã hội hiện đại trong thời đại khoa học - công nghệ có nhiều tiến bộ vượt bậc như ngày nay. Đài Loan hiện đứng thứ 1 châu Á về chỉ số kinh tế tri thức. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, giáo dục Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Có được thành công đó trước hết là do vai trò của chính quyền Đài Loan trong việc tăng cường và điều phối kinh phí ngân sách cho đào tạo