7. Bố cục luận văn
1.2.3. Các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Đài Loan từ 1991 đến
đến 2012
Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là sự cụ thể hóa các chiến lược phát triển trong lộ trình phát triển của quốc gia, vùng lãnh thổ, là nhân tố quan trọng quyết định chiều hướng, nội dung và tốc độ phát triển. Cơ sở để hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là căn cứ vào điều kiện trong nước và bối cảnh quốc tế. Khi những điều kiện, hoàn cảnh thay đổi thì phải kịp thời điều chỉnh chuyển hướng, xác định kế hoạch tương ứng mới có thể tiếp tục phát triển. Nếu không có sự thay đổi đúng đắn, kịp thời thì sẽ dẫn tới hậu quả khủng hoảng, trì trệ, lạc hậu.
Đài Loan làm nên “kỳ tích” kinh tế, tạo nên “thời kỳ hoàng kim” và “cất cánh” trong mấy trong mấy thập kỷ qua, trước hết là do nhạy bén, nắm bắt được những thay đổi, kịp thời xác định và điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với xu thế mới.
1.2.3.1. “Kế hoạch phát triển quốc gia sáu năm” (1991 - 1996)
Bước sang thập kỷ 90, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động: Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ của Trật tự hai cực, đưa thế giới bước vào thời kỳ quá độ cho một trật tự mới; Sau Chiến tranh vùng Vịnh và những biến động chính trị ở châu Âu, nền kinh tế các nước tư bản phát triển trải qua giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng; Trong khi đó Trung Quốc Đại lục vẫn đạt tỉ lệ tăng trưởng cao, mặc dù tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp không phải là thấp; Đặc biệt nổi bật của tình hình kinh tế thế giới nửa đầu thập kỷ 90 là xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa diễn ra rất gay gắt. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Đài Loan vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế, nhất là Mỹ và Nhật Bản, sẽ phải đứng trước những khó khăn và thử thách mới.
Qua hơn 40 năm phát triển, nền kinh tế Đài Loan đã đạt thành tựu thần kỳ, nhất là cuối thập kỷ 80, ngoại thương luôn xuất siêu, phản ánh sự giàu có
và thực lực kinh tế hùng mạnh của Đài Loan.... Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đi vào ổn định, giao lưu hợp tác kinh tế được tăng cường và đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác trên thế giới. Trung Quốc Đại lục đẩy mạnh tăng cường cải cách mở cửa, giao lưu hợp tác nhiều hơn với Đài Loan. Tuy nhiên bên cạnh đó, Đài Loan đang đứng trước những vấn đề như: làm thế nào để tạo ra môi trường phát triển thuận lợi, ổn định trật tự xã hội thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư... Để giải quyết những vấn đề đó, chính quyền Đài Loan đã đề ra “Kế hoạch phát triển quốc gia sáu năm” (1991 - 1996).
Mục tiêu có tính chất bao trùm của kế hoạch 6 năm là “Lập lại trật tự kinh tế - xã hội nhằm đạt tới sự phát triển cân đối toàn diện”. Đó là một chủ trương thiết thực đáp ứng kịp thời yêu cầu đặt ra của tình hình kinh tế - xã hội Đài Loan, nhằm nâng cao thu nhập quốc dân; Tăng cường tiềm lực công nghiệp; Thúc đẩy phát triển cân bằng trong khu vực và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Để thực hiện những mục tiêu kinh tế trên, kế hoạch này đã đưa ra phương châm: “Coi việc tăng cường xây dựng các công trình công cộng là chủ đạo, mở rộng nhu cầu trong nước, phát huy tiềm lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội” [45; tr 7].
Kế hoạch tập trung vào việc xây dựng các công trình công cộng; tăng cường khai thác nguồn vốn; bố trí sự phát triển cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các khu vực; Từ các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế tạo ra chất lượng cuộc sống cao hơn cho cư dân, nâng những vấn đề xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế.
“Kế hoạch phát triển quốc gia sáu năm” (1991 -1996) của Đài Loan chủ trương phát triển các ngành công nghiệp mới, đẩy mạnh nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống. Bởi vì cuối những năm 80, các ngành công nghiệp
truyền thống sử dụng nhiều lao động của Đài Loan ngày càng khó khăn, bế tắc trong kinh doanh. Để khắc phục những trở ngại đó, chính quyền Đài Loan định hướng mở rộng thị trường mới cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời hiện đại hóa các ngành công nghiệp truyền thống, đổi mới nâng cao phương thức và trình độ kinh doanh của các xí nghiệp. Đài Loan đã tập trung nỗ lực vào việc phát triển các ngành công nghiệp sử dụng khoa học kỹ thuật mới, khoa học kỹ thuật cao, nhằm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ công nghệ cho ngành công nghiệp.
Với mục đích nâng cao chất lượng sống của cư dân trên đảo, “Kế hoạch phát triển quốc gia sáu năm” (1991 -1996) chủ trương xây dựng 18 khu dân cư được bố trí đầy đủ các điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, học tập, chữa bênh, mua sắm. Trong các khu dân cư sẽ phát triển các ngành nghề hợp lý, xử lý tốt vấn đề ô nhiểm môi trường, đảm bảo tốt các phúc lợi xã hội…
Kế hoạch 6 năm của Đài Loan cũng là một công trình chung cùng góp vốn giữa Đài Loan với Mỹ, Nhật, EU và Hàn Quốc. Vốn đầu tư vào kế hoạch 6 năm của Đài Loan khoảng 300 tỷ USD. Đó là một kế hoạch có sức hấp dẫn không kém “kế hoạch xây dựng lại Côoét” sau chiến tranh Vùng Vịnh. Có học giả Đài Loan ví công trình này là “một chiếc bánh vĩ đại mà Mỹ, Nhật, châu Âu, Hàn Quốc đang tranh phần” [45; tr 11]. Đó có thể coi là một thuận lợi để thực thi kế hoạch này.
1.2.3.2. “Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ tới” (1997 - 2000)
“Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ tới” (1997-2000) của Đài Loan được thực hiện trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động. Từ giữa năm 1997, phần lớn các nước Đông Á đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi nguồn từ Thái Lan. Trong đó có những nước bị bóng đen của cuộc khủng hoảng bao trùm như Philippin, Inđônêxia, Nhật Bản… Cuộc khủng hoảng đó trở thành cơn bão tài chính tràn sang các châu lục khác như châu Mĩ, châu Âu… Trong bối cảnh như vậy, Đài Loan cũng không
tránh khỏi khó khăn, mặc dù sức ép tài chính của cuộc khủng hoảng này tác động tới Đài loan có phần nhẹ hơn so với các nước trong khu vực. Năm 1996, sau khi kết thúc khá thắng lợi “Kế hoạch phát triển quốc gia sáu năm” (1991 - 1996), Đài Loan đã tạo nền tảng khá vững chắc cho quá trình “quốc tế hóa”. Song chiến lược “quốc tế hóa” đã phần nào bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ. Thị trường nhiều tiềm năng của Đài Loan tại châu Á bị sụt giảm đáng kể. Trước những khó khăn và thử thách mới, Chính quyền Đài Loan đề ra và thực hiện “Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ tới” (1997 - 2000).
“Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ kế tới” (1997-2000) nhằm mục đích đưa Đài Loan tăng tốc chuyển đổi thành một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại. Mũi nhọn của kế hoạch này là đưa Đài Loan thành một xã hội công nghiệp hiện đại với những mục tiêu chính là tăng cường năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu nói trên “Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ tới” (1997- 2000) đưa ra các chính sách cơ bản như đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, cải thiện mạng lưới hậu cần và thực hiện bảo vệ môi trường.
Trước những yêu cầu của nền kinh tế tri thức, trong kế hoạch này, Đài Loan bắt đầu chuẩn bị cho thiên niên kỷ mới bằng cách áp dụng một chiến lược để nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển (R & D) nhằm mục đích phát triển Đài Loan thành một đảo Khoa học và Công nghệ và là một cửa ngõ vào châu Á - Thái Bình Dương..
1.2.3.3. “Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ mới” (2001 - 2004)
Trong cuộc chạy đua về kinh tế trên thế giới và khu vực, Đài Loan luôn có những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mau lẹ, kịp thời trước những biến động của tình hình quốc tế và khu vực.
Những khuynh hướng mới nảy sinh kể từ đầu thế kỷ XXI, đã dẫn tới nhu cầu đòi hỏi Đài Loan phải thay đổi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thế kỷ mới, tri thức trở thành một nhân tố chiến lược quan trọng trong sản xuất hơn là đất đai hay là vốn. Tri thức trở thành một thành phần không thể tách rời trong việc cạnh tranh quốc gia.
Trong bối cảnh thay đổi của môi trường sống, Đài Loan phải đối mặt với nhiều vấn đề thử thách đó là sự suy thoái chất lượng môi trường; Mặt trái của sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa một cách nhanh chóng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống ở Đài Loan; Tỷ lệ thất nghiệp ở Đài Loan có xu hướng gia tăng, rất nhiều người trong số những người thất nghiệp có trình độ thấp, trong khi đó nền kinh tế trí thức đòi hỏi trình độ cao; Mặt trái của tốc độ hội nhập khu vực và những tiến bộ trong bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc Đại lục lại làm cho Đài Loan bị chi phối và phụ thuộc vào các chính sách và hành động của Trung Quốc Đại lục - một nước đang dẫn đầu khu vực nhờ sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự...
Bước vào thế kỷ XXI, với những thuận lợi và thách thức mới nói trên cùng với quá trình chuyển giao chính trị nhẹ nhàng, năm 2000, Trần Thủy Biển - người của Dân tiến Đảng lên nắm quyền tổng thống Đài Loan. Chính quyền mới này đã nhấn mạnh về “một xã hội vì dân”. Với tinh thần này, chính quyền Đài Loan đã đề ra “Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ mới” (2001 - 2004). Trong khi tiếp tục ủng hộ các chính sách hiện hành về tự do hóa, quốc tế hóa và hệ thống hóa, “Kế hoạch phát triển trong thế kỷ mới” (2001 - 2004) còn nhấn mạnh mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức. Tích lũy chất xám và sự tiến bộ không ngừng về khoa học công nghệ sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất bền vững, đưa Đài Loan trở thành trung tâm của các ngành công nghiệp mới, công nghệ cao của toàn cầu. Kế hoạch này còn đưa ra mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách bảo vệ, xây dựng môi trường xanh và duy trì sự cân bằng sinh thái, thúc đẩy “công nghệ xanh” và “tiêu dùng xanh”. Làm bền vững sự hòa hợp xã hội, đẩy nhanh công bằng kinh tế
và bình đẳng xã hội là một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển Đài Loan trong thế kỷ mới (2001 - 2004).
Do tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nên để thực hiện mục tiêu đề ra trong “Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ mới” (2001 - 2004), Đài Loan tập trung sự quan tâm vào “3 củng cố” (Tự do hóa, quốc tế hóa, hệ thống hóa) và phát triển “5 nguồn sức mạnh” hiện tại: Nền kinh tế năng động; Sức mạnh thông tin; Tiềm lực môi trường; Một xã hội có tính nhân văn và luật pháp. Đài Loan đưa ra các chính sách và biện pháp quan trọng sau đây:
Về kinh tế: Thực thi chiến lược phát triển kinh tế tri thức; Thúc đẩy dự án “Trung tâm thương mại toàn cầu”; Làm vững mạnh hệ thống tài chính và tiền tệ; Đẩy mạnh việc cải thiện các ngành kinh tế; Thiết lập một môi trường thương mại bình đẵng; Nâng cấp cơ sở hạ tầng; Tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong sản xuất.
Về phát triển giáo dục, công nghệ, khoa học và văn hóa: Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ; Phát triển một xã hội học tập; Đẩy mạnh đào tạo tiềm lực con người; Làm giàu đời sống văn hóa; Tăng sức khỏe cộng đồng.
Về phát triển môi trường, tăng chất lượng môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững: Tăng cường bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống.
Về phát triển xã hội: Đảm bảo an toàn lao động; Cải thiện phúc lợi xã hội; Nâng cấp chất lượng y tế; Tăng cường đảm bảo an toàn xã hội.
Về chính trị và tòa án: Làm vững mạnh hệ thống hiến pháp; Đẩy mạnh đổi mới tòa án; Xây dựng chính quyền vững mạnh; Tăng sức mạnh phòng thủ; Mở rộng ngoại giao; Thúc đẩy ngoại giao thực dụng.
“Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ mới” (2001 - 2004), chỉ ra phương hướng và những mục tiêu cụ thể để phát triển nền kinh tế vĩ mô, đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể để đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra.
1.2.3.4. “Kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn hai trong thế kỷ mới” (2005 - 2008)
Sau khi thực hiện giai đoạn một của “Kế hoạch phát triển quốc gia trong thế kỷ mới” (2001-2004), Đài Loan tiếp tục thông qua “Kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn hai trong thế kỷ mới” (2005 - 2008).
Kế hoạch đã vạch ra một cái nhìn mới cùng với mục đích và chiến lược cho tương lai, phản ánh rõ sự quyết tâm cũng như sự đồng thuận cao trong chính quyền Đài Loan. Kế hoạch này đề cập đến phát triển cân bằng 3 lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và xã hội. “Kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn hai trong thế kỷ mới” (2005 - 2008) nhằm tạo dựng một “Đài Loan xanh” và mở ra con đường phát triển ổn định, đồng thời từng bước tái tạo lại hệ thống chính trị.
Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh: Những năm 2001 - 2004, sự phát triển chậm lại của nền kinh tế thế giới và sự bùng phát của dịch bệnh SARS đã ảnh hưởng đến kinh tế Đài Loan, nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm của chính quyền Đài Loan và các doanh nghiệp kinh tế tư nhân, nền kinh tế Đài Loan đã được phục hồi. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại một số vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết. Những trở ngại về môi trường gây nên sự giảm sút về chất lượng cuộc sống đã tạo ra tình thế cấp bách phải có kế hoạch phát triển kịp thời. Bên cạnh đó là tiền cho vay của các ngân hàng giảm đi rất nhiều từ đỉnh điểm 8,04% (2002) đến 2,78 % năm 2004 đó là một thách thức lớn đối với lĩnh vực ngân hàng Đài Loan. Sự già hóa dân số cũng là một trong những thách thức nữa của Đài Loan giai đoạn này, cùng với đó là sự phân biệt về trình độ lao động, về thu nhập cá nhân tạo nên những khoảng cách trong xã hội. Đài Loan phải đổi mặt với những thách thức từ bên ngoài như tính cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN...
Đối mặt với những thách thức đó, buộc Đài Loan phải kịp thời bắt nhịp toàn cầu, giải quyết nhanh những vấn đề nội tại và thực hiện các cải cách cùng với những kế hoạch đổi mới, chuẩn bị để hoàn thành những mục tiêu lớn của kế hoạch mới.
“Kế hoạch phát triển quốc gia giai đoạn hai trong thế kỷ mới (2005 - 2008) và cái nhìn tổng quan vào năm 2015” đưa ra mục tiêu hàng đầu là phát triển một nền kinh tế - xã hội ổn định dựa trên nền tảng tri thức. Kế hoạch còn đề cao các giá trị đời sống, văn hóa và phát triển Đài Loan theo xu thế mở cửa, đổi mới, quan tâm tới đời sống con người và xây dựng một xã hội hài hòa với thiên nhiên. Phát triển Đài Loan thành một quốc đảo silicôn xanh với sự đa dạng về văn hóa.
Theo kế hoạch này, để đạt được mục tiêu phát triển vững bền, Đài Loan cần nhấn mạnh yếu tố “xanh” và “văn hóa”. Thông qua định hướng đổi mới để kích thích tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn; Nâng cao khả năng cạnh