Thương mại và đầu tư

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 67 - 80)

7. Bố cục luận văn

2.1.4.Thương mại và đầu tư

Ngày nay, xu thế liên kết kinh tế khu vực và tự do hóa mậu dịch toàn cầu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển mậu dịch quốc tế. Trong xu thế chung đó, chính quyền Đài Loan đặc biệt chú trọng nền kinh tế hướng ngoại. Chính sách kinh tế mở với những biến đổi to lớn theo khuynh hướng hội nhập, đã đưa Đài Loan hòa vào xu hướng đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Với không gian ngoại giao hạn chế, Đài Loan đã có những cố gắng nổ lực phi thường để tồn tại và phát triển. Sự sáng tạo cũng như tính linh hoạt uyển chuyển trong các chính sách, đặc biệt trong chính sách kinh tế đối ngoại đã giúp Đài Loan “hóa Rồng”. Có thể nói, thương mại và đầu tư là những ngành kinh tế đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành công cho chiến lược “quốc tế hóa” của Đài Loan.

Thương mại

Với đặc điểm nền kinh tế hải đảo, Đài Loan phát triển theo mô hình hướng về xuất khẩu. Từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hết

sức nghèo nàn lạc hậu vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX, nhưng chỉ sau hai thập kỉ, Đài Loan đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng trước sức bật mạnh mẽ của nền kinh tế. Đài Loan đạt tốc độ phát triển tới mức thần kỳ. Một trong những nhân tố quan trọng đóng góp tạo nên “Kì tích kinh tế Đài Loan” chính là việc Đài Loan đã biết phát huy tối đa vị thế biển đảo thuận lợi, đưa thương mại trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

Từ thập niên 80 trở về trước, bạn hàng chủ yếu của Đài Loan trong quan hệ trao đổi mậu dịch là Mỹ (33%), Nhật (21,2%), Tây Âu (16,2%). Ba thị trường Mỹ, Nhật, Tây Âu thường chiếm 60 - 70 % tổng số ngoại thương của Đài Loan [10, tr 143]. Đặc điểm của mối quan hệ này là nhập siêu đối với Nhật Bản, xuất siêu đối với Mỹ và Tây âu.

Như vậy, trước những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Đài Loan phụ thuộc lớn vào kinh tế Mỹ và Nhật Bản, Tây Âu. Nhưng từ giữa những năm 80 trở về sau, chính phủ Đài Loan đã đề ra sách lược phân tán hóa thị trường bên ngoài và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế thương mại để thích ứng với xu thế hội nhập toàn cầu. Đặc biệt sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý các nhà đầu tư Đài Loan. Ngoài khu vực châu Á, Đài Loan còn mở rộng thị trường ra Tây Âu, các nước Trung Cận Đông, Mỹ Latinh và thậm chí cả châu Phi.

Qúa trình tự do hóa thương mại, mở rộng thị trường đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu của Đài Loan tăng liên tục từ những năm 1950 đến nay. Từ con số 303 triệu USD của năm 1952, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 288 tỷ USD năm 2000 [39].

Đài Loan liên tục nhập siêu trong suốt những năm 1950, 1960 và nửa đầu những năm 1970, từ năm 1980 Đài Loan đã chuyển sang xuất siêu. Cán cân thương mại của Đài Loan đã tăng lên nhanh chóng, từ 78 triệu USD năm

1980 đã tăng lên 10.624 triệu USD năm 1985, và 15.942 triệu USD năm 2005 [39]. Sự tăng trưởng ngoạn mục này của Đài Loan đã chứng tỏ chiến lược xây dựng kinh tế hướng ngoại với chính sách hướng tới xuất khẩu rất có hiệu quả. Nhưng đến cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX, Đài Loan rơi vào tình trạng mất cân đối về kinh tế tổng thể. Xuất siêu với số lượng lớn trong một thời gian dài dẫn tới mậu dịch xuất siêu tăng với tốc độ nhanh. Trước thực trạng đó, Đài Loan đã đưa ra chính sách tự do hóa thương mại với mục tiêu thúc đẩy nhập khẩu vào những năm cuối 1980 và cân bằng nền kinh tế vĩ mô.

Luật ngoại thương của Đài Loan bao gồm cả những điều khoản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, chống cạnh tranh bất bình đẳng, thúc đẩy xuất khẩu và những vấn đề mậu dịch khác. Có một điểm đáng chú ý trong tự do hóa thương mại của Đài Loan là sự can thiệp của chính phủ vẫn còn rất mạnh. Ban Mậu dịch đối ngoại của Bộ Kinh tế vẫn hoạt động tích cực để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế, như đưa ra kế hoạch cải tiến mẫu mã sản phẩm, các chương trình đào tạo nhân sự cho công ty, có bộ phận phụ trách vấn đề thúc đẩy xuất khẩu, có các chương trình bảo hiểm và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ..v.v. Tất cả các chương trình này đều hướng tới mục tiêu xây dựng Đài Loan thành một trung tâm mậu dịch quốc tế. Trong chính sách thương mại, Đài Loan theo chủ nghĩa trọng thương mới. Một trong những nguyên nhân Đài Loan có được thặng dư trong mậu dịch quốc tế là do đã thực hiện thành công chính sách trọng thương mới, cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu và bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa. Sự thành công này đã giúp Đài Loan có được dự trữ ngoại tệ đáng kể (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Xuất nhập khẩu và dự trữ ngoại tệ của Đài Loan giai đoạn 1952-2005

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Thương mại

Tỉ giá hối đoái (NT$/USD) Dự trữ ngoại tệ 1952 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 116 164 450 1.481 5.309 19.811 30.726 67.214 111.659 148.356 184.881 187 197 556 1.524 5.952 19.733 20.102 54.716 103.550 140.014 169.939 -71 -133 -103 -43 -643 78 10.624 12.498 8.109 8.342 15.942 10,28 36,23 40,05 40,05 38,00 36,01 39,85 27,11 27,27 31,01 33,37 0 0 245 540 1.074 2.235 22.556 72.441 90.310 106.711 160.112 Nguồn: [39] Quá trình tự do hóa thương mại ở Đài Loan từ cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ XX, đã làm giảm đáng kể thuế nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, nới lỏng các qui định về đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện cho thương mại Đài Loan phát triển. Tuy nhiên, năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã phần nào làm giảm đi đáng kể nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, khiến kim ngạch buôn bán thương mại của Đài Loan cũng giảm theo.

Trung tâm của chính sách thương mại hiện nay của Đài Loan là vấn đề trao đổi kinh tế với Trung Quốc đại lục. Từ 1949 đến 1988, chính quyền Đài Loan cấm buôn bán với Trung Quốc Đại lục. Nhưng từ sau năm 1988, những hạn chế này đã dần được nới lỏng mặc dù phần lớn hàng hóa được trao đổi thông qua Hồng Kông. Chính sách tự do hóa thương mại của Đài Loan với Trung Quốc lục địa đã thúc đẩy sự bùng nổ về thương mại giữa hai bờ eo biển trong những năm 1990. Trung Quốc Đại lục trở thành thị trường xuất khẩu,

nguồn nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm quan trọng đối với nền kinh tế Đài Loan. Mặc dù chịu những tác động từ rào cản chính trị và nhiều hạn chế trong thương mại giữa hai bờ eo biển, nhưng xu thế tự do hóa trong quan hệ thương mại Đại lục - Đài Loan vẫn không ngừng phát triển.

Bảng 2.6. Giá trị xuất và nhập khẩu Đài Loan - Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2002

(Đơn vị: USD)

Năm

Tổng thương mại (bao gồm tái nhập và

tái xuất khẩu)

Xuất khẩu + tái xuất khẩu

Nhập khẩu + tái nhập khẩu

Dư / thiếu (bao gồm tái nhập và tái xuất

khẩu) Số tiền trưởngTăng

%

Số tiền trưởng %Tăng Số tiền trưởng %Tăng Số tiền trưởng %Tăng 1991 597.631.904 74,906 104.474 262,128 597.527.430 74,89 -597.422.956 74,874 1992 748.109.679 25,179 1.050.992 905,984 747.058.687 25,025 -746.007.695 24,871 1993 1.031.706.213 37,908 16.224.503 1.443,73 1.015.481.710 35,931 -999.257.207 33,947 1994 1.990.308.363 92,914 131.622.010 711,254 1.858.686.353 83,035 -1.727.064.343 72,835 1995 3.467.857.572 74,237 376.600.363 186,123 3.091.257.209 66,314 -2.714.656.846 57,183 1996 3.683.151.432 6,208 623.354.749 65,522 3.059.796.683 -1,018 -2.436.441.934 -10,249 1997 4.541.695.979 23,31 626.451.946 0,497 3.915.244.033 27,958 -3.288.792.087 34,983 1998 4.945.073.501 8,882 834.645.538 33,234 4.110.427.963 4,985 -3.275.782.425 -0,396 1999 7.062.993.161 42,829 2.536.800.171 203,937 4.526.192.990 10,115 -1.989.392.819 -39,27 2000 10.440.540.918 47,82 4.217.429.107 66,25 6.223.111.811 37,491 -2.005.682.704 0,819 2001 10.798.076.970 3,424 4.895.292.484 16,073 5.902.784.486 -5,147 -1.007.492.002 -49,768 2002 18.495.033.007 71,281 10.526.738.214 115,038 7.968.294.793 34,992 2.558.443.421 -353,942 Nguồn: [57] Qua bảng thống kê cho thấy, từ năm 1993, khi Đài Loan công bố “Chính sách hướng Nam” tổng thương mại giữa hai bờ bắt đầu tăng mạnh. Đặc biệt từ khi hai bên đều trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngoại thương giữa hai bên tăng vọt. Tổng thương mại Đài Loan -Trung Quốc Đại lục Năm 1991 là 597.631.904 USD, năm 2002 tăng lên

18.495.033.007 USD. Như vậy tổng thương mại hai bờ năm 2002, tăng hơn 30 lần so với năm 1991.

Đông Nam Á là một trong những bạn hàng thương mại lớn của Đài Loan, đặc biệt từ khi chính quyền Đài Loan đề ra và thực thi “Chính sách hướng nam”. Chính sách này đã đóng vai trò lực đẩy trong quan hệ thương mại Đài Loan - ASEAN. Năm 1994, tổng thương mại của Đài Loan đạt 178,402 tỷ USD, trong đó kim ngạch thương mại với khu vực Đông Nam Á là 20,212 tỷ USD, chiếm 11,33%. Con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2003, tổng giá trị thương mại của Đài Loan đạt 271,4 tỷ USD, trong đó giá trị thương mại với Đông Nam Á đạt 35,671 tỷ USD chiếm 12,86% [ 39].

Bảng 2.7. Giá trị xuất và nhập khẩu Đài Loan - ASEAN 10 giai đoạn 1991 - 2003

Đơn vị: USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm

Tổng thương mại bao gồm tái xuất

và nhập khẩu

Xuất khẩu và tái xuất khẩu

Nhập khẩu và tái nhập khẩu

Dư thiếu bao gồm tái nhập khẩu và tái xuất khẩu Số tiền trưởng Tăng

%

Số tiền trưởngTăng %

Số tiền trưởng Tăng %

Số tiền trưởng %Tăng 1991 12.602.347.688 14,336 7.530.078.525 9,873 5.072.269.163 21,674 2.457.809.362 -8,452 1992 14.739.523.928 16,959 8.448.477.830 12,196 6.291.046.098 24,028 2.157.431.732 -12,221 1993 16.438.904.608 11,529 9.418.825.681 11,485 7.020.078.927 11,588 2.398.746.754 11,185 1994 20.212.864.863 22,957 11.459.388.497 21,665 8.753.476.366 24,692 2.705.912.131 12,805 1995 25.544.649.150 26,378 14.984.083.067 30,758 10.560.566.083 20,644 4.423.516.984 63,476 1996 26.693.196.384 4,496 15.498.151.235 3,431 11.195.045.149 6,08 4.303.106.086 -2,722 1997 29.708.236.409 11,295 16.317.200.268 5,285 13.391.036.141 19,616 2.926.164.127 -31,999 1998 24.520.195.511 -17,46 11.869.794.675 -27,26 12.650.400.836 -5,531 -780.606.161 -126,68 1999 28.770.231.325 17,333 14.292.596.358 20,411 14.477.634.967 14,444 -185.038.609 -76,296 2000 38.706.625.044 34,537 18.475.852.163 29,269 20.230.772.881 39,738 -1.754.920.718 848,408 2001 31.440.164.825 -18,77 15.358.273.680 -16,87 16.081.891.145 -20,508 -723.617.465 -58,766 2002 33.125.052.859 5,359 16.451.440.021 7,118 16.673.612.838 3,679 -222.172.817 -69,297 2003 35.671.857.077 7,688 18.130.948.395 10,209 17.540.908.682 5,202 590.039.713 -365,58 Nguồn: [57]

Đài Loan gia nhập WTO đã làm cho thị thường thương mại của hòn đảo này không ngừng được mở rộng. Vì vậy, năm 2002 - năm đầu tiên là thành viên chính thức của WTO, tổng kim ngạch thương mại của Đài Loan với thế giới tăng 5,7%, năm 2003 tăng 12,1% đạt mức 278,6 tỷ USD. Năm 2004, mức tăng trưởng đạt 26%, tổng kim ngạch thương mại đạt 351,1 tỷ USD. Năm 2005, tăng 8,5% và tổng kim ngạch thương mại đạt 381 tỷ USD. Về thặng dư thương mại, sau khi đạt mức tăng trưởng 20,3% năm 2002, đã giảm xuống trong thời gian gần đây. Đó là do mức nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Năm 2003 mức tăng trưởng còn 2,4%, đến năm 2005 tăng lên 16,2% [49, tr90].

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 -2009, đã làm cho xuất và nhập khẩu của Đài Loan trong tháng 10/2008 giảm 8,3% và 7% so với cùng kỳ tháng 10/2007. Từ tháng 1 đến tháng 10/2008 thặng dư thương mại chỉ đạt 11,4 tỷ USD, giảm 9,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2007 [82; tr 6]. Nhưng với những phản ứng nhanh nhạy, chính quyền Đài Loan đã đề ra các quyết sách đúng đắn để đưa hòn đảo này thoát khỏi khủng hoảng một cách ngoan mục. Năm 2010 và 2011, thương mại của Đài Loan đã hồi phục nhanh chóng, vượt mức trước khủng hoảng thương mại. Trong năm 2010, kim ngạch thương mại lên tới 525,8 tỷ USD. Năm 2011, kim ngạch thương mại tăng lên 589,6 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 đạt 308,2 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2010, trong khi nhập khẩu tăng lên 281,4 tỷ USD, tăng 12,0% so với năm 2010. Xuất khẩu và nhập khẩu gia tăng lớn nhất trong nửa đầu năm 2011, tương ứng là 16,8% và 20,2%, so với nửa đầu năm 2010… [87]. Sự gia tăng trong xuất khẩu chủ yếu là do nhu cầu mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sản phẩm điện tử và cơ khí, trong khi nhập khẩu tăng một phần lớn được thúc đẩy bởi giá năng lượng quốc tế cao hơn.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Đài Loan trong năm 2011 chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan. Đứng thứ hai là Hồng Kông với 13,0%, tiếp theo Mỹ với 11,7%. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 9,1%, trong khi xuất khẩu sang Hồng Kông và Mỹ, mức tăng tương ứng là 6,0% và 15,5%. ASEAN-10 là một đối tác xuất khẩu quan trọng, với xuất khẩu tương đương 51,5 tỷ USD trong năm 2011, chiếm 16,7% kim ngạch xuất khẩu. EU-27 chiếm 9.2% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 [87].

Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ là đối tác nhập khẩu quan trọng nhất của Đài Loan trong năm 2011. Nhập khẩu với Nhật Bản và Mỹ trong năm 2010 (Nhật Bản (0,5%), Mỹ (1,4%)). Cả ASEAN-10 và EU-27 được xem là đối tác nhập khẩu quan trọng, với 11,6% và 8,5%. Thặng dư thương mại với Mỹ tăng 74,2%, trong khi thặng dư thương mại với ASEAN-10 tăng 43,3% [87]. Theo báo cáo môi trường đầu tư của văn phòng kinh tế và kinh doanh Đài Loan thị phần xuất khẩu của Đài Loan đối với Trung Quốc trong mười tháng đầu năm 2012 là 39,3%, so với 11% đối với Hoa Kỳ và 9,5% đối với Liên minh châu Âu [87].

Năm 2011, xuất khẩu của Đài Loan tăng 12,3 % đạt 308,25 tỷ USD, và nhập khẩu tăng 12 % đạt 281,43 tỷ USD, cả hai đạt giá trị cao kỷ lục. Năm 2011, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Đài Loan lần lượt đứng thứ 17 và 18 thế giới. Với thặng dư thương mại 26,82 tỷ USD, cao thứ ba trong lịch sử của Đài Loan, với dự trữ ngoại hối của 385,55 tỷ USD, lớn thứ tư trên thế giới [79].

Trong nửa cuối năm 2011, thương mại bị ảnh hưởng bởi các chính sách thắt chặt tiền tệ tại Trung Quốc và mức tiêu thụ giảm trong EU và Mỹ, vì vậy tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng nhập khẩu giảm. Từ tháng 1 đến tháng 5/ 2012, cả xuất khẩu và nhập khẩu giảm tương ứng 5,0% và 5,3%. Trong năm tháng đầu năm 2012, tổng thương mại giảm 5,1% [87].

Riêng tháng 10 năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng thương mại giảm xuống còn -1,8%. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng của tổng thương mại là -4,1% (Xem bảng 2.8).

Bảng 2.8. Ngoại thương Đài Loan giai đoạn 2003 - 2012

(Đơn vị thống kê tỷ USD)

Năm

Tổng

thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu

Thặng dư (+) Thâm hụt (-) Số tiền Tỷ lệtăng trưởng Số tiền Tỷ lệtăng trưởng Số tiền Tỷ lệtăng trưởng Số tiền Tỷ lệtăng trưởng 2003 278,6 12,1 150,6 11,3 128,0 13 22,6 2,3 2004 351,1 26 182,4 21,1 168,8 31,8 13,6 -39,7 2005 381,0 8,5 198,4 8,8 182,6 8,2 15,8 16,2 2006 426,7 12 224,0 12,9 202,7 11 21,3 34,8 2007 465,9 9,2 246,7 10,1 219,3 8,2 27,4 28,6 2008 496,4 6,5 255,6 3,6 240,8 9,8 14,9 -45,8 2009 378,0 -23,8 203,7 -20,3 174,4 -27,5 29,3 93,0 2010 526,0 39,1 274,6 34,8 251,4 44,2 23,2 -20,7 2011 589,7 12,1 308,3 12,3 281,4 12,0 26,8 14,8 2012 (Oct) 497,9 -1,8 265,2 -1,8 232,7 -1,8 32,6 -2,5 2012 (Jan-Oct) 4.773,9 -4,1 2.501,3 -4,1 2.272,6 -4,7 228,7 7,4 Nguồn: [58] Đầu tư

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, chính quyền Đài Loan thực hiện nhiều biện pháp nhằm quản chế nghiêm ngặt các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư. Nhưng từ cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX trở đi, để thích ứng với tiến trình “quốc tế hóa, chế độ hóa và

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 67 - 80)