Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 123 - 165)

7. Bố cục luận văn

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm của Đài Loan trong quá trình phát triển và mở cửa hội nhập thế giới rất đáng được các nước đang phát triển học hỏi, trong đó có Việt Nam. Qúa trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan 1991 - 2012 đã gợi mở cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm trên một số lĩnh vực sau:

Về Giáo dục

Đài Loan sớm nhận ra con người là nguồn tài nguyên có giá trị nhất. Vì vậy đầu tư vào giáo dục, đầu tư vào vốn con người là một trong những ưu tiên hàng đầu của hòn đảo này. Giáo dục Đài Loan được đánh giá là một nền giáo dục chất lượng cao ở châu Á. Từ thành công của giáo dục Đài Loan, Việt Nam có thể học hỏi những bài học kinh nghiệm như:

- Cần công khai các ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và xây dựng thể chế quản lý giáo dục nghiêm túc nhưng phải linh hoạt:

Nguyên nhân chính dẫn tới những bất cập hiện nay của giáo dục Việt Nam không phải là hậu quả của việc thiếu đầu tư mà một phần lớn là do sự lãng phí và kém hiệu quả trong chi tiêu giáo dục. Tăng cường tính minh bạch là một bước thiết yếu đầu tiên để cải thiện hệ thống giáo dục. Sự minh bạch sẽ giúp chính phủ thành công hơn trong việc huy động nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân và các tổ chức từ thiện. Đồng thời thực hiện tốt hơn công tác giám sát nguồn kinh phí giáo dục của toàn xã hội và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan giáo dục trước nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh đó, chế độ quản lý giáo dục cần được thực thi toàn diện trên các lĩnh vực như việc phân phối và sử dụng nguồn kinh phí hợp lý; thực hiện chế độ đãi ngộ giáo viên tương xứng với khả năng cống hiến; việc quản lý và

phân phối đội ngũ giáo viên phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của từng khu vực… Tất cả những việc làm đó sẽ đưa giáo dục đi vào quỹ đạo ổn định, quy củ, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục.

- Cần phải thực hiện một cuộc cách mạng trong giáo dục đại học: Tình trạng chất lượng đào tạo thấp trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay là một trở ngại cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, những trở ngại này cần phải được giải quyết một cách mạnh mẽ, càng sớm càng tốt. Vấn đề là chính phủ Việt Nam phải hành động như thế nào? Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy sự cần thiết về điều chỉnh cơ cấu đào tạo đại học, nhằm phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tránh lãng phí nguồn nhân lực có trình độ cao nhưng lại không được sử dụng hợp lý. Có thể kể ra một số biện pháp từ việc rút ra kinh nghiệm của Đài Loan như: Tăng ngân sách cho công tác nghiên cứu và phát triển; Đẩy mạnh việc nghiên cứu những ngành khoa học công nghệ chiến lược trong các trường đại học; Bám sát yêu cầu cần tuyển dụng của các nhà sử dụng lao động và mục tiêu phát triển kinh tế nhằm đưa ra chỉ đạo đào tạo cụ thể cho từng trường đại học; Mở rộng chỉ tiêu đào tạo các ngành khoa học kỷ thuật, tăng cường cập nhập những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nội dung học tập ở các trường đại học…

Đài Loan đã bước đầu thành công trong mục tiêu giáo dục "nhìn ra thế giới". Đó là bước đi hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức toàn cầu hiện nay, đồng thời cũng gợi mở bài học quý cho sự nghiệp giáo dục của Việt Nam đó là cần phát triển hệ thống giáo dục đại học và sau đại học theo hướng chuyên nghiệp hóa và quốc tế hóa, hướng đến đào tạo những chuyên gia tầm cỡ quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần tập trung chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo đại học trọng điểm, từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế, tránh tình trạng đầu tư dàn trải và lập mới quá nhiều trường đại học trong khi vẫn chưa thực hiện tốt công tác

thẩm định chất lượng. Đồng thời cần phải quản lý chặt chẽ hơn chất lượng của các cơ sở đào tạo đại học công lập và dân lập, hướng đến mục tiêu xa hơn là chuẩn hóa hệ thống đào tạo đại học theo tiêu chuẩn quốc tế.

Về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Như đã trình bày ở trên, các doanh nghiệp của Đài Loan có nhiều chính sách và biện pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh quốc tế. Thành công này của Đài Loan đã gợi mở cho Việt Nam một số bài học kinh nghiệm như:

- Cần phải nhanh chóng cổ phần hóa các tổng công ty, tập đoàn làm ăn kém hiệu quả, đồng thời phát triển mô hình xí nghiệp vừa và nhỏ.

Các tổng công ty được thành lập nhằm mục đích khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô và để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thế nhưng trên thực tế cho đến nay, ở Việt Nam hầu hết cả hai mục tiêu này đều không đạt được nhưng các tổng công ty vẫn tồn tại như một tập hợp lỏng lẻo các doanh nghiệp thành viên quy mô nhỏ với công nghệ lạc hậu và hướng nội. Việc chuyển tổng công ty thành tập đoàn cũng không phải là giải pháp đúng đắn vì thực tế mô hình tổng công ty vẫn được chuyển giao gần như nguyên vẹn sang mô hình tập đoàn. Vì vậy biện pháp tốt nhất để tháo gỡ vấn đề trên là cần phải nhanh chóng cổ phần hóa các công ty, tập đoàn làm ăn kém hiệu quả.

Từ thành công của Đài Loan cho thấy, các xí nghiệp vừa và nhỏ có lẽ phù hợp hơn cả với thực lực kinh tế, trình độ sản xuất cũng như yêu cầu phát triển của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên kinh nghiệm từ Đài Loan cũng cho thấy cũng đừng quá say sưa với xí nghiệp vừa và nhỏ quá mà dẫn tới hậu quả xí nghiệp vừa và nhỏ phát triển một cách tự do, nhiều xí nghiệp lâm vào tình trạng bảo thủ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ cần cần phải kết hợp với các doanh nghiệp lớn năng động làm đầu tàu cho các xí nghiệp vừa và nhỏ dưới sự quản lý của nhà nước

Chính phủ Việt Nam luôn tuyên bố cam kết hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhưng trên thực tế khu vực nhà nước vẫn tiếp tục nhận được rất nhiều ưu tiên hơn. Trong khi đó ở Đài Loan, chính quyền luôn thấy được tầm quan trọng các doanh nghiệp tư nhân và hỗ trợ tích cực cho bộ phận này. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân ở Đài Loan đã có nhiều đóng góp cho với sự lớn mạnh của nền kinh tế Đài Loan. Từ kinh nghiệm của Đài Loan cho thấy, Chính phủ Việt Nam cần loại bỏ sự bất bình đẳng này bằng cách đảm bảo rằng nguồn lực sẽ được phân bổ cho những ai có khả năng sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Tất cả các doanh nghiệp bất kể quy mô, loại hình, sở hữu đều phải công bố kết quả kiểm toán do những công ty kiểm toán độc lập và có uy tín thực hiện.

- Thành lập Hệ thống Sáng tạo quốc gia:

Công viên công nghệ cao và các trường đại học nghiên cứu là các bộ phận quan trọng của hệ thống sáng tạo quốc gia, nhưng như thế vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế tri thức hiện nay. Việt Nam cần thành lập Hội đồng Sáng tạo quốc gia bao gồm các quan chức chính phủ (hiện đang làm việc hay đã về hưu), các doanh nhân xuất sắc, và các học giả trong và ngoài nước để xây dựng một kế hoạch sáng tạo quốc gia và sau đó tổ chức triển khai, thực hiện các kế hoạch này.

Về xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh

Đài Loan khá thành công trong việc quản lý, điều tiết hệ thống tài chính. Vì vậy mà ở hòn đảo này tỷ lệ lạm phát thấp, nợ nước ngoài không nhiều, tiền tiết kiệm và dự trữ cao và là một trong những quốc gia, vùng lãnh thổ đứng khá vững trước các khủng hoảng tài chính toàn cầu và khu vực. Việt Nam rút ra bài học gì từ sự thành công đó của Đài Loan?

- Chống lạm phát: Lạm phát ở Việt Nam là kết quả của những chính sách sai lầm của chính phủ, chủ yếu xuất phát từ sự yếu kém trong quản lý - điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động đầu tư công kém hiệu quả. Chính phủ

Việt Nam nên tái lập sự kiểm soát về các chính sách kinh tế vĩ mô, hoạch định chính sách một cách thích hợp dựa trên đội ngũ chuyên gia giỏi, có tầm nhìn chiến lược cao.

- Xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành một ngân hàng trung ương thực thụ: Cải cách khu vực ngân hàng ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, những thành tựu này sẽ không thể bền vững khi thiếu một ngân hàng trung ương thực thụ, có thẩm quyền và khả năng điều tiết, giám sát hệ thống ngân hàng, đồng thời điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường phức tạp và tinh vi như hiện nay. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi ngân hàng trung ương phải được độc lập trên các phương diện như: Độc lập về mặt tài chính, nhân sự, công cụ, và mục tiêu. Có như vậy cơ quan này mới có khả năng sử dụng quyền hạn và công cụ của mình để điều hành chính sách tiền tệ, giải quyết vấn đề lạm phát và mất ổn định vĩ mô một cách hiệu quả.

Về vấn đề công bằng xã hội

Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với phát triển xã hội công bằng đó chính là một trong những bài học kinh nghiệm quý từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan. Để làm tốt công tác này, Việt Nam nên thực hiện các vấn đề sau:

- Đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, thực hiện mô hình phát triển theo chiều sâu chủ yếu dựa trên nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu thì cần thật sự chấn hưng nền giáo dục nước nhà nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, xem đó vừa là nhân tố có vai trò quyết định trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa là thước đo trung tâm của tiến bộ và công bằng xã hội.

- Trong việc đầu tư các nguồn lực của Nhà nước cho phát triển đất nước, cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau.

Việc dành mức đầu tư cao hơn cho các vùng kinh tế động lực là rất cần thiết nhằm tạo ra những "đầu tàu" tăng trưởng để kéo các "đoàn tàu" kinh tế Việt Nam đi lên. Song không thể không chú ý đầu tư thích đáng cho các vùng khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, từng bước khắc phục tình trạng "bất công tự nhiên" và "bất công do lịch sử để lại", giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm cho sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng gắn liền với tăng trưởng kinh tế của tất cả các vùng miền trong nước.

- Kết hợp hài hòa giữa việc phân phối lại thông qua hệ thống phúc lợi xã hội với hệ thống an sinh xã hội.

Trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, các đối tượng của chính sách xã hội là rất đa dạng, do đó cần mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính sách an sinh xã hội nhiều tầng nấc. Hệ thống đó bao gồm: Chính sách ưu đãi xã hội; Chính sách bảo hiểm xã hội; Chính sách trợ cấp xã hội; Chính sách cứu tế xã hội; Chính sách tương trợ xã hội

Việc thực hiện tốt hệ thống chính sách an sinh xã hội nhiều tầng nấc sẽ xây dựng được một xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh, đồng thời là nhân tố quan trọng khơi dậy tính tích cực, sự hăng hái của các tầng lớp nhân dân trong sản xuất kinh doanh để thoát đói vượt nghèo, vươn lên làm giàu cho mình và cho đất nước.

Tạo công ăn việc làm với năng suất và mức lương ngày một cao hơn cho tất cả mọi lao động là chìa khóa cho công bằng.

Việt Nam cần tích cực hơn trong việc thâm nhập thị trường xuất khẩu và phát triển các ngành công nghiệp mới, đồng thời đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa để tạo ra công ăn việc làm, và nguồn thu nhập ổn định cho lực lượng công nhân có kỹ năng và bán kỹ năng. Bên cạnh đó, hệ

thống giáo dục - đào tạo cần chú trọng tới hoạt động dạy nghề và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngày một khắt khe hiện như hiện nay.

KẾT LUẬN

Đài Loan là khu vực có diện tích không lớn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, thường xuyên bị sức ép về quân sự, chính trị, quan hệ đối ngoại… Trong điều kiện như vậy, hòn đảo này, luôn cố gắng hết sức mình vừa tận dụng và phát huy mọi ưu thế, vừa tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra những quyết sách đúng đắn mang lại hiểu quả cao nhất. Đặc biệt từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, trước những tác động từ bối cảnh mới của quốc tế, khu vực và nhân tố bên trong, Đài Loan đã đề ra và thực hiện khá thành công các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Nền kinh tế Đài Loan có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Là nền kinh tế hướng ngọai, xuất khẩu là động lực chính thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đài Loan. Với sự thành công trong chiến lược quốc tế hóa, Đài Loan trở thành khu vực có nền mậu dịch phát triển khá nhanh và mạnh mẽ, từng bước khẳng định rõ vị thế ngoại thương trên con đường hội nhập quốc tế. Nhiều ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt công nghiệp điện tử và chế tạo máy móc tinh xảo của hòn đảo này ngày càng có sức chiếm lĩnh cao trên thị trường thế giới. Thặng dư thương mại và tiền dự trữ ngoại tệ được xếp vào loại lớn so với những nước phát triển. Sau chiến tranh lạnh, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động nhưng Đài Loan vẫn đứng vững trong hàng ngũ các con rồng châu Á.

Từ nhiều năm nay, Đài Loan nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của thế giới không chỉ bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tương đối ổn định, mà còn vì sự tiến bộ và phát triển của “một xã hội vì dân”, của nền giáo dục tiên tiến và hiện đại. Những năm gần đây, trong bối cảnh thay đổi nhanh

chóng cơ cấu của nền kinh tế và xã hội, Chính quyền Đài Loan đã thực thi nhiều biện pháp để từng bước mở rộng phạm vi bảo hiểm của các chương trình an sinh xã hội, không ngừng nâng cao quy mô và chất lượng của các dịch vụ phúc lợi xã hội. Chi tiêu công cho an sinh xã hội Đài Loan đã tăng từ 10,0% trong tổng số chi tiêu tài chính của chính phủ trong năm 1970 lên 27,5% trong năm 2010 (trong đó 16,2% chi cho phúc lợi xã hội, 7,8% trên lương hưu và tiền tuất, và 3,5% trên phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường) [65]. Có thể nói, với những chính sách tích cực như tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đẩy mạnh giáo dục, chú trọng đầu tư cho nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ phúc lợi xã hội phủ

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 123 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w