Môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 98 - 105)

7. Bố cục luận văn

2.2.4.Môi trường sinh thái

Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Trong xu thế chung đó, Đài Loan với nền kinh tế phát triển cũng đang phải đối mặt với sự suy thoái của môi trường sống, cả về số lượng lẫn chất

lượng. Ô nhiễm môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả của chúng chưa thể nào lường trước được. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm và nan giải là các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôzôn, mưa axít, sa mạc hoá, sự giảm dần độ đa dạng sinh học v.v… làm biến đổi các điều kiện thiên nhiên trên trái đất theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống. Ý thức được tầm quan trọng của môi trường sống, Đài Loan đã thành lập EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường) vào ngày 22 tháng 8 năm 1987. Hòn đảo này luôn xem bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những vấn đề trọng tâm trong chương trình phát triển xã hội Đài Loan. Trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan từ 1991 đến 2012 luôn đề cập và nhấn mạnh đến vấn đề phát triển môi trường bền vững. Đài Loan hướng tới mục tiêu xây dựng “hòn đảo xanh”.

Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường sinh thái, Đài Loan đã chú trọng đến việc trích ngân sách cho hoạt động này. Dưới đây là bảng thống kê ngân sách chi cho các hoạt động cụ thể trong công tác bảo vệ môi trường sống ở Đài Loan.

Bảng 2.9. Ngân sách chi tiêu của cơ quan môi trường Đài Loan giai đoạn 2003 - 2012 (Đơn vị: Ngàn NT$) Năm Chi bảo vệ môi trường (%GDP) Tổng Quản lí bình thường Lập kế hoạch toàn diện Nghiên cứu và phát triển Bảo vệ chất lượng không khí Kiểm soát tiếng ồn 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0,42 45 406 142 5 778 826 301 284 59 212 297 794 56 166 0,39 44 571 107 6 217 207 282 894 82 210 158 303 60 730 0,39 46 114 713 6 058 420 622 568 78 112 123 887 79 362 0,37 45 382 534 6 401 331 329 025 55 292 119 861 73 627 0,34 43 722 985 6 585 951 308 165 78 129 109 383 104 939 0,36 45 002 263 6 956 058 336 707 96 248 19 536 74 399 0,37 46 714 821 7 043 420 419 165 186 289 12 707 74 883 0,35 48 007 788 7 635 163 394 956 140 282 36 044 63 568

2011 2012

0,34 46 310 570 7 475 882 348 812 172 323 45 812 66 602 0,33 46 802 798 7 664 581 266 340 130 477 41 941 154 269 Nguồn: [86] Nhìn vào bảng thống kê 2.9 cho thấy Đài Loan chi ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái tương đối lớn, từ năm 2003 đến năm 2012 luôn chiếm gần 1% GDP. Từ năm 2003 đến năm 2007, Đài Loan đầu tư nhiều cho việc bảo vệ chất lượng không khí, đặc biệt năm 2003 với 297.794 ngàn NT$ thấp dần từ năm 2008 và chuyển sang đầu tư mạnh cho lập kế hoạch và nghiên cứu toàn diện.

Đài Loan là một vùng lãnh thổ có nền công nghiệp chế biến thực phẩm sớm và sản xuất các sản phẩm điện tử nhiều và mạnh nên sẽ gặp khó khăn lớn trong vấn đề xử lý rác thải. Để giải quyết vấn đề này, từ năm 1991, các cơ quan chức năng ở Đài Loan đã thực hiện phân luồng vận chuyển rác hợp lý, giáo dục tính tự giác bảo vệ môi trường và xây dựng các xưởng xử lý rác theo khu vực. Riêng việc xử lý tái chế rác thải điện tử là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Đài Loan đã thành lập các nhà máy tái chế rác thải điện tử. Các nhà máy này không chỉ có nhiệm vụ tái chế rác thải điện tử, lọc lấy vàng và đồng từ các máy tính và điện thoại di động bỏ đi mà các nhà mày này được xây dựng từ vật liệu tái chế từ rác thải. Các nhà máy này cũng tuân thủ tiêu chuẩn môi trường ở mức cao nhất so với bất cứ nhà máy tái chế nào trên thế giới". Tỷ lệ tái chế nguồn tài nguyên tăng từ 43,0% năm 2007 tăng 13,6% lên mức cao kỷ lục 56,6% trong năm 2010 [88].

Một trong những biện pháp quan trọng nữa góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đó là Đài Loan đã đưa ra giải thưởng Doanh nghiệp bảo vệ môi trường. Giải thưởng doanh nghiệp bảo vệ môi trường đầu tiên được trao vào năm 1992. Thông qua giải thưởng này, các doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của sự tương tác lẫn nhau giữa sản xuất công

nghiệp và môi trường. Phổ biến nhiều hơn cho người lao động được tiếp xúc với những ý tưởng bảo vệ môi trường tại nơi làm việc và phối hợp với các cộng đồng địa phương, các tổ chức để giáo dục, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Đặc biệt trong nhiệm kỳ 2008 - 2012 của Tổng thống Mã Anh Cửu, vấn đề bảo vệ môi trường càng được quan tâm đặc biệt. Thực hiện nền tảng môi trường của Tổng thống Mã Anh Cửu "sức khỏe, tính bền vững, và quản lý". EPA phát triển năm chính sách chủ yếu sau đây dựa trên một tầm nhìn cho một xã hội lành mạnh và bền vững: "Tái cơ cấu để thúc đẩy phát triển bền vững"; "Tiết kiệm năng lượng và giảm carbon để làm mát trái đất "; " tái chế tài nguyên không cho lãng phí "; " loại bỏ ô nhiễm để bảo tồn sinh thái; "" lối sống giữ sạch khu phố và phát triển bền vững ". Cho đến nay, việc thực hiện các chính sách trên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể

Giáo dục môi trường đã được luật hóa vào tháng 6 năm 2010. Đạo luật đó đã trở thành một cột mốc mới cho đạo đức môi trường và hành động bảo vệ môi trường công cộng ở Đài Loan.

Cơ quan bảo vệ môi trường của Đài Loan đã hỗ trợ và thúc đẩy việc mua 57.000 xe điện để tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và thúc đẩy giao thông vận tải các-bon thấp. EPA cũng đã cung cấp các khoản trợ cấp và hướng dẫn cho việc thiết lập hệ thống trao đổi pin xe máy điện. Vì vậy chất lượng không khí đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đã thực hiện một số biện pháp giảm khí nhà kính như đưa ra đạo luật giảm khí nhà kính, thúc đẩy chiến dịch bảo tồn năng lượng xây dựng các thành phố carbon thấp.… Khí thải carbon dioxide từ quá trình đốt cháy nhiên liệu giảm 4,1% từ năm 2007 đến năm 2008. Lượng khí thải CO2 khác giảm 4,9% từ năm 2008 đến năm 2009, và đạt mức năm 2008 vào năm 2010 [88].

chương trình để giải quyết ô nhiểm ở những con sông lớn trong mỗi quận hoặc thành phố, khuyến khích công dân tình nguyện tuần tra sông, và thúc đẩy bảo tồn nước và giảm ô nhiễm môi trường trang trại lợn. Tổng chiều dài của đoạn sông bị ô nhiễm nghiêm trọng đã giảm từ 6,7% trong năm 2007 (196,3 km) đến 5,5% trong năm 2010 (161,4 km) chất lượng nước sông đã được cải tiến liên tục [88]. EPA thúc đẩy kế hoạch "Sáng tạo bền vững và nâng cao chất lượng môi trường". Đài Loan đang dần tạo được môi trường sống bền vững và lành mạnh.

EPA đầu tư 910 triệu NT$ trong năm 2011 để mở rộng điều tra và khắc phục hậu quả của đất và nước ngầm bị ô nhiểm trên hòn đảo này. Xử lý ô nhiễm về đất và nguồn nước ngầm này đã được hoàn thành tại 451 địa điểm, và 454 ô nhiễm mới đã được liệt kê [88].

Với những biện pháp hợp lý, kịp thời của cơ quan bảo vê môi trường cũng như ý thức của người dân, vấn đề môi trường ở Đài Loan không ngừng được cải thiện. EPA nỗ lực hướng tới thực hiện lý tưởng môi trường của chính quyền Đài Loan: giảm cacbon, tái chế tài nguyên, làm lành mạnh và bền vững môi trường sinh thái.

Từ năm 2009 đến 2013, Đài Loan tiến hành chương trình trị giá 216,02 tỷ NT$ (7,27 tỷ USD), nhằm khuyến khích sự phát triển sáu ngành công nghiệp đang phát triển: Công nghệ sinh học; Du lịch; Năng lượng xanh; Chăm sóc y tế; Nông nghiệp cao cấp và các ngành công nghiệp sáng tạo. Chương trình này cũng nhằm mục đẩy nhanh sự phát triển của bốn ngành công nghiệp "thông minh", cụ thể là, điện toán đám mây, xe điện, kiến trúc xanh và thương mại hóa sáng chế. Khoảng 48,74 tỷ NT$ (1,65 tỷ USD) sẽ được chi tiêu từ năm 2010 đến năm 2016 để duy trì khả năng cạnh tranh công nghệ thông tin, cắt giảm khí thải carbon dioxide và bảo tồn năng lượng [88].

Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển (từ năm 1991 - 2012), nền kinh tế Đài Loan đã không ngừng lớn mạnh. Đài Loan vẫn đứng vững trong hàng ngũ các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đem lại sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, cũng như cơ cấu trong từng ngành của kinh tế Đài Loan. Sự chuyển dịch này theo hướng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt ngành dịch vụ luôn chiếm trên 50 % tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này đã thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Đài Loan. Tốc độ tăng trưởng, tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, dự trữ ngoại tệ, kim ngạnh ngoại thương, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành… đều đạt những con số xếp hạng cao trên thế giới. Đài Loan không ngừng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong qúa trình hội nhập quốc tế của Đài Loan, ngoại thương thật sự trở thành yếu tố quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng nhanh và khá đều đặn của nền kinh tế Đài Loan trong suốt mấy chục năm qua.

Có thể khẳng định, bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế Đài Loan đã đạt tới trình độ phát triển cao, đạt tầm cỡ quốc tế, sẵn sàng tham gia các hoạt động kinh tế mang tính toàn cầu. Sau 12 năm nỗ lực trải qua gần 300 phiên đàm phán với 30 đối tác và với tổ công tác gia nhập WTO, Đài Loan cuối cùng cũng đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu - WTO vào 1/1/2002. Việc Đài Loan gia nhập WTO đã thúc đẩy hơn nữa xu hướng “tự do hóa, quốc tế hóa, pháp chế hóa”, nhưng cũng đạt hòn đảo này trước những thách thức mới. Mặc dù còn có những hạn chế, nhưng những thành tựu kinh tế Đài Loan đạt được đã có sức thuyết phục lớn. Nguyên nhân chính đưa tới những thành tựu đó là do chính quyền Đài Loan đã xác định đúng hướng đi và lựa chọn, thực thi có hiệu quả các hệ thống chính sách, biện pháp xây dựng kinh tế phù hợp.

Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Đài Loan luôn chú trọng tới mục tiêu phát triển xã hội. Đó là điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự phát triển vững bền và ổn định. Trong những năm 1991 - 2012, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nội tại và tác động của bên ngoài, nhưng chính quyền Đài Loan đã có những quyết sách đúng đắn làm cho xã hội có bước tiến tương xứng với sự trưởng thành và lớn mạnh của nền kinh tế. Do thực hiện tương đối tốt các chính sách bảo hiểm, phúc lợi xã hội… nên mức sống của người dân không ngừng được nâng cao

Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế tri thức, Đài Loan đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người dân. Sự thành công của giáo dục Đài Loan được xem là một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên thành công của hòn đảo này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện nghị định thư Kyoto biến đổi khí hậu, Đài Loan đã đề ra và thực thi nhiều chính sách có hiệu quả để bảo vệ môi trường sinh thái và hướng tới mục tiêu xây dựng hòn đảo xanh. Mặc dù hiện nay, Đài Loan đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải như sự già hóa dân số, tỷ lệ thất nghiệp còn trên 4%,… Nhưng Đài Loan vẫn được đánh giá là một trong số các nước và khu vực có các chỉ số phát triển xã hội tương đối cao. Những thành tựu đó đã phần nào chứng minh tính đúng đắn của hệ thống chính sách xây dựng và phát triển xã hội của Đài Loan. Đồng thời nó cũng là minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố kinh tế và xã hội trong quá trình phát triển của Đài Loan.

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012

3.1. Về những thành tựu, hạn chế và triển vọng phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012 (Trang 98 - 105)