2. Thị hiếu của người xem
3.2.3. Cách tân múa rối nước với cốt truyện hiện đạ
Một hƣớng đi táo bạo và cách tân hoàn toàn đã đƣợc các nghệ sĩ Mua rối của Nhà hát Múa rối Việt Nam thử nghiệm trong dự án “Hồn
76
Quê”. Đây là một vở diễn rối nƣớc kết hợp với nghệ thuật sắp đặt phƣơng Tây.
Vở rối đƣa ngƣời xem thấy khung cảnh êm đềm của làng quê Việt Nam và hòa cùng cuộc sống chất phác của ngƣời nông dân Việt Nam.Trên sân khấu nƣớc khá huyền ảo với thủy đình bằng phên nứa mộc mạc, hồ sen lãng mạn, “Hồn quê” đầy ắp những trò diễn truyền thống của rối nƣớc nhƣ chọi trâu, cày cấy, đàn vịt, đàn cá bơi lội, múa rồng, phƣợng, đua thuyền... Vở diễn có ba phần: Đất nƣớc Việt Nam lịch sử mấy nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, Con ngƣời làng quê đoàn kết, thƣơng yêu nhau và Văn hóa dân tộc tỏa sáng. Nghệ thuật sắp đặt đƣợc thực hiện chung quanh sân khấu nƣớc, dẫn dắt ngƣời xem tới những hình ảnh giản dị, chân thực và giàu cảm xúc về cảnh lao động, sinh hoạt truyền thống của ngƣời dân đất Việt. Một khung cảnh điển hình của làng quê Việt Nam hiện ra trƣớc mắt khán giả với những đụn thóc, bãi sân phơi đầy rơm, vài chiếc chõng tre, những chiếc chum nƣớc bên giếng khơi...
Trong nền nhạc hiện đại và hiệu ứng của ánh sáng, cuộc sống đời thƣờng, rất đỗi thân quen của ngƣời nông dân đầy những vất vả, lo toan nhƣng luôn mang lại niềm vui, tiếng cƣời.
Có thể nhận thấy những tâm hồn, tính cách hồn hậu ấy qua sự xuất hiện của các diễn viên trong vai những nghệ nhân đục con rối bên cối xay thóc, cối giã gạo, các bà các chị áo nâu, đầu thắt khăn mỏ quạ tất tả đi chợ thổi cơm, ngồi dệt bên khung cửi, nhóm bà con nghỉ chân và cùng nhau nói chuyện rôm rả bên gốc cây đa đầu làng sau buổi gặt về, những lão nông rít điếu cày, những ông lão đánh cá, câu ếch.Ðể dàn dựng vở diễn, các nghệ sĩ nhà hát phải lao động sáng tạo hết mình để thiết kế sân khấu, tạo hình con
77
rối, chuẩn bị đạo cụ. Trong đó, có nhiều đạo cụ, anh chị em nghệ sĩ phải đặt mua ở các vùng quê ngoại thành Hà Nội.
Nghệ thuật sắp đặt (instalation) là một trong những trào lƣu nghệ thuật mới từ phƣơng Tây tràn vào Việt Nam khoảng những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI và đƣợc giới văn nghệ sĩ thành thị tiếp nhận từ dè dặt đến hƣởng ứng mạnh mẽ. Rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam đã thực hiện nghệ thuật sắp đặt lấy ý tƣởng từ những vật dụng của cuộc sống nông nghiệp truyền thống nhƣ rổ, rá, nơm, đó, chum, vại, rơm rạ, đồ mã... để nói về suy nghĩ, thái độ của con ngƣời hiện đại đối với văn hoá truyền thống: sự nuối tiếc, hoài cổ, thờ ơ hay quên lãng.… Ngƣời diễn viên trong các vở rối này không giữ vai trò chủ đạo mà chỉ là yếu tố bổ trợ để tạo một nền cảnh sống động thay vì một nền cảnh tĩnh của phông màn và đạo cụ mà ta vẫn thấy ở rối nƣớc sân khấu. Yếu tố con ngƣời đƣợc điều tiết ở một mức độ vừa phải để không lấn át vai trò của các con rối. Thực ra ta có thể đọc thấy đƣợc ý đồ của tác giả khi đƣa vai diễn con ngƣời vào với dụng ý để tái hiện lại khung cảnh xem rối ở nông thôn, mục đích là để khắc phục nhƣợc điểm của sân khấu rối trong nhà, chúng ta xem hai lớp kịch chồng lên nhau, một lớp là những diễn viên đóng vai những ngƣời nông dân với những sinh hoạt quanh ao rối, một lớp lõi là những tiết mục rối nƣớc. Sự ra đời của những vở rối này cho thấy việc kết hợp rối nƣớc với nghệ thuật mới dƣờng nhƣ là một hƣớng đi mở cho rối nƣớc hiện đại. Các nghệ sĩ nhận thấy có mối liên hệ gần gũi nào đó giữa biểu diễn rối nƣớc và nghệ thuật sắp đặt và rõ ràng khi kết hợp với nghệ thuật hiện đại thì rối nƣớc đã mang màu sắc mới, màu sắc hiện đại. Tuy nhiên, nghệ thuật hiện đại có lí thuyết của riêng nó. Ví dụ nhƣ nghệ thuật sắp đặt là nghệ thuật sử dụng những vật dụng sẵn có để xây dựng một kết cấu không gian có ý tƣởng. Việc lựa chọn vật dụng
78
nhƣ thế nào, số lƣợng, mật độ, tần suất xuất hiện cũng nhƣ cách thức bài trí các vật dụng đều phải đạt đƣợc sự thống nhất về nội dung và làm bật ý tƣởng chủ đạo. Không nên hiểu nghệ thuật sắp đặt đơn giản chỉ là một hình thức minh hoạ hình ảnh hay nghệ thuật của mặt phẳng. Đánh giá từ góc độ học thuật, không gian sắp đặt đã mở rộng hơn khung cảnh sân khấu (chứ không mở rộng phạm vi diễn rối), sự tham gia trình diễn của con ngƣời (một dạng performance art đơn giản), phần nào làm sáng tỏ thêm những hiểu biết về không gian sống của rối, của những ngƣời làm rối... và đây là những kết quả sáng tạo đáng ghi nhận. Các nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng nghệ thuật sắp đặt là một gợi mở về ý tƣởng cho rối nƣớc, tuy nhiên chúng ta phải khai thác nghệ thuật mới ở mức độ nào, ở hình thức thể hiện, ở nội dung, ngôn ngữ hay triết lí nghệ thuật? Trong cách làm những vở rối mới hiện nay, nghệ thuật sắp đặt có lẽ chỉ là tên gọi còn không có ngôn ngữ biểu đạt của nghệ thuật. Những vật dụng đƣợc bày ra cho ngƣời ta nhận biết nó là cái gì chứ không cho ngƣời ta cảm nhận nó nhƣ thế nào. Ví dụ những cái chum, vại... đƣợc sắp đặt chỉ cho ngƣời ta biết đó là những vật dụng của nông thôn, còn các vật dụng đó có còn tồn tại hay không và tồn tại nhƣ thế nào trong cuộc sống hiện nay của ngƣời nông dân thì cách bày đặt đã không thể hiện đƣợc. Chính vì vậy, những vở rối mới sử dụng hình thức nghệ thuật đƣơng đại nhƣng lại không chuyển tải đƣợc những nội dung mang tiếng nói của thời đại. Trong biểu diễn rối nƣớc, nghệ thuật sắp đặt hay nghệ thuật trình diễn chƣa đƣợc hiểu đúng nên chƣa có ngôn ngữ biểu đạt hiệu quả. Từ góc độ văn hóa, biểu diễn rối nƣớc trong không gian của nghệ thuật sắp đặt là sản phẩm của những ngƣời làm rối chuyên nghiệp. Cuộc sống đô thị với mạng lƣới thông tin cập nhật và môi trƣờng nghệ thuật sôi động luôn cung cấp cho họ những năng lƣợng cần thiết để
79
sáng tạo. Họ có môi trƣờng chuyên môn để trao đổi, để thu thập những thông tin phản hồi cho những thử nghiệm, họ cũng có đủ trình độ và nhận thức để tiếp xúc với những luồng văn hoá nghệ thuật mới và hoàn toàn có khả năng vận dụng ngôn ngữ của nhiều hình thức nghệ thuật mới này để xây dựng rối nƣớc hiện đại. Cách làm tuy hay và có hƣớng phát triển, song có lẽ đây chỉ là một trong những hƣớng đi phù hợp với các đơn vị rối chuyên nghiệp vì cần phải có kinh phí, cần phải có những con ngƣời đƣợc đào tạo và có trình độ hiểu biết nhất định. Còn với rối nƣớc dân gian của ngƣời nông dân, đổi mới vẫn là một con đƣờng bỏ ngỏ chƣa thể thực hiện đƣợc. Nghệ thuật với họ xƣa nay là một nhu cầu và họ cứ làm theo nhu cầu mà chẳng cần biết đến những học thuyết hay triết lí nghệ thuật nào.
Yếu tố âm nhạc và ánh sáng tăng giảm, rất ăn nhịp với các cảnh diễn, tạo nên điểm nhấn cho các chi tiết, các hành động của diễn viên. Khi thì nhộn nhịp, vui tƣơi, khi lại gấp dáp, dữ dội. Đó chính là một điểm khác biệt và tạo đƣợc dấu ấn đậm nét ở vở diễn này.
NSƢT, đạo diễn Vƣơng Duy Biên cho biết: "Một tác phẩm múa rối ấn tƣợng, không chỉ giới thiệu đƣợc vẻ đẹp của loại hình rối nƣớc mà còn làm sinh động cho các nhân vật rối bằng các hình thức nghệ thuật biểu diễn mới”.Từ ý tƣởng đó, việc đƣa nghệ thuật sắp đặt và các yếu tố nghệ thuật đƣơng đại vào nghệ thuật múa rối "thổi" vào "Hồn quê" hơi thở dân tộc một cách sinh động.
Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến cho rằng dƣờng nhƣ đạo diễn đƣa thêm nhiều chi tiết sắp đặt, hơn nữa có những câu thoại thừa không phù hợp với một số cảnh diễn. Dù sao, không thể phủ nhận tác phẩm "Hồn quê" đã thành công khi tìm cách thể hiện mới cho loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.Ðiều đặc biệt là nếu những vở diễn nhƣ thế này
80
biểu diễn cho ngƣời nƣớc ngoài, sẽ giúp họ hiểu hơn về cuộc sống cũng nhƣ tâm hồn ngƣời Việt Nam.Vở rối “Hồn quê” vẫn còn đƣợc ê-kíp dàn dựng chỉnh sửa và hoàn thiện, chắc chắn sẽ đƣa đến ngƣời xem nhiều điều mới lạ.
Sau những đánh giá cao về các vở rối của Nhà hát múa rối trung ƣơng trong thời gian qua, lần này “Hồn quê” một lần nữa khẳng định hƣớng đi của nhà hát, bên cạnh việc phát triển rối nƣớc, sẽ luôn tạo điều kiện cho việc tìm ý tƣởng cho các cách thể hiện mới nhằm thu hút công chúng, nhất là trẻ em.
81
KẾT LUẬN
Múa rối nƣớc là một sáng tạo độc đáo của cƣ dân vùng châu thổ sông Hồng, đƣợc manh nha từ công cuộc chế ngự nƣớc, cải tạo nƣớc thành yếu tố số một cho việc sản xuất nông nghiệp. Phạm vi hoạt động của nó bao gồm nhiều tỉnh nhƣ Thái Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nam Hà, Hà Tây... Yếu tố độc đáo của rối nƣớc là sử dụng mặt nƣớc làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nƣớc đƣợc nhân dân quen gọi là nhà rối hay thủy đình, đƣợc dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tƣợng trƣng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... đúng là một khu đình làng thu nhỏ lại thành một cảnh đẹp nhƣ trong mộng với những mái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nƣớc. Sân khấu rối nƣớc là khoảng trống trƣớc mặt buồng trò, nó chỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chƣơng trình biểu diễn và cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng. Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nƣớc cổ truyền, những cảnh sinh hoạt bình thƣờng về đời sống, tập tục tinh thần và vật chất truyền đời của ngƣời nông dân Việt Nam đƣợc thể hiện một cách rõ nét. Ðể làm đƣợc một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ đục cốt đến trang trí hóa trang và rất nhiều công đoạn mà ngƣời nghệ nhân không thể bỏ qua. Quân rối đẹp mới chỉ có giá trị về mặt điêu khắc. Sự thành công của quân rối nƣớc chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó. Các nghệ nhân dân gian đã dựa vào kinh nghiệm, lần mò trong thực tế, tìm tòi, sáng tạo và để lại cho đời nay nhiều kiểu máy rối nƣớc phong phú và đa dạng. Ta có thể gặp ở đây khá nhiều đồ dùng thƣờng ngày của nghề lúa nƣớc mà ngƣời nông dân tự làm
82
ra nhƣ thừng, sào, vọt... để làm máy điều khiển quân rối. Ngƣời nghệ nhân rối nƣớc đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây xào hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dƣới nƣớc. Ngâm bùn lội nƣớc để làm nghệ thuật không phải là một công việc bình thƣờng thích thú với mọi ngƣời. Nếu không phải là ngƣời sống ân tình với nƣớc tới mức "Sống ngâm da, chết ngâm sƣơng" nhƣ cƣ dân trồng lúa nƣớc, thì khó có đƣợc sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vật rối nƣớc. Nội dung các trò rối nƣớc truyền thống đều đƣợc lấy cảm hứng từ chính cuộc sống của ngƣời noogn dân Việt Nam. Đến với múa rối ta đƣợc nghe những lời ca dao chứa chan tình cảm, đƣợc hiểu thêm về tín ngƣỡng, phong tục quê hƣơng, đƣợc khắc sâu thêm về những trang sử hào hùng của dân tộc. Thông qua các trò của rối nƣớc, ngƣời xem đã cảm nhận đƣợc sắc thái của hội làng, lại phảng phất những mơ ƣớc bình dị cho cuộc sống. Họ mơ ƣớc có đƣợc cuộc sống may mắn, hạnh phúc và bình yên. Nghệ thuật múa rối cổ truyền từ thời xa xƣa đã mang đậm bản sắc dân tộc từ vẻ dịu dàng, man mác đồng quê, sự chịu thƣơng chịu khó tần tảo sớm hôm lo cho cuộc sống, tới sự quật cƣờng anh dũng bảo vệ nơi chôn rau cắt rốn khi kẻ thù xâm chiếm bờ cõi giang sơn. Ở đấy vừa trần tục gần gũi lại vừa linh thiêng, nó cũng chính là biểu tƣợng cho mơ ƣớc của cộng đồng ngƣời Việt, một nghệ thuật quen thuộc và gần gũi với ngƣời nông dân từ bao thế kỷ qua. Hiện nay, khi cuộc sống đổi thay, rối nƣớc cũng phải chuyển mình thay đổi. Nhƣng các nghệ sĩ múa rối nƣớc vẫn luôn tâm niệm rằng, rối nƣớc là nghệ thuật đặc trƣng của Việt Nam. Chính vì vậy, dù có cách tân nhƣ thế nào, rối nƣớc cũng cần giữ đƣợc bản sắc đậm đà của dân tộc Việt.
84