Mối quan hệ giữa văn học dân gian với trò rối nước cổ truyền múa tiên

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong một số trò rối nước cổ truyền (Trang 44 - 46)

2. Thị hiếu của người xem

2.2.2.3.Mối quan hệ giữa văn học dân gian với trò rối nước cổ truyền múa tiên

múa tiên

Theo nghiên cứu, trò cổ Múa Tiên đƣợc ra đời dừa theo hai tích truyện: truyện cổ tích Từ Thức gặp tiên và Vƣơng mẫu nƣơng nƣơng thiết bàn đào. Cả hai câu chuyện này đều có hình ảnh các nàng tiên múa những điệu múa kì ảo.

Truyện Từ Thức gặp tiên kể lại rằng: Năm 20 tuổi Từ Thức đỗ cao, đƣợc bổ một chân tri huyện ở một huyện vùng Bắc. Từ Thức vốn là ngƣời phóng khoáng, không chịu ràng buộc vào khuôn phép. Chàng thích uống rƣợu ngâm thơ, và đi chơi ngắm cảnh. Ở gần vùng Từ Thức trị nhậm có một ngôi chùa lớn. Trƣớc sân và xung quanh vƣờn trồng toàn một loại cây mẫu đơn. Mỗi năm vào khoảng tháng giêng là mùa hoa nở rộ, cũng là kỳ cúng Phật. Nhân dịp đó, các thiện nam tín nữ các nơi đua nhau về chùa lễ Phật và ngắm hoa. Một năm vào kỳ hội xem hoa, Từ Thức cũng có cái hứng đi hành hƣơng ngắm cảnh. Để khỏi làm kinh động dân chúng, Từ Thức cải trang thành một ngƣời học trò. Hồi này các chùa chiền đƣợc triều đình vì nể, nên có những bọn sƣ sãi ỷ thế hoành hành. Để bảo vệ hoa, chùa này đặt ra một cái lệ ai bẻ hoa hoặc là gãy cây sẽ bị phạt vạ một số tiền. Nếu không có tiền thì nhà chùa sẽ bắt làm nô để đền nợ. Ngày hôm ấy có một cô gái đi xem hội vô tình không biết lệ nhà chùa, thấy có hoa đẹp ở cạnh lối đi bèn rón tay ngắt một bông. Thấy vậy, bọn thủ hộ trong chùa xông ra bắt giữ lại đòi tiền vạ. Cô gái thú thực là mình đi xem hội không mang tiền theo nên không biết lấy gì đền. Nghe nói thế, bọn thủ hội liền sai trói cô gái vào cột chùa cốt để làm nhục, vặn cho ra tiền chuộc. Vừa lúc ấy Từ Thức tiến vào cổng chùa. Từ Thức giải cứu cho cô gái rồi hỏi thăm nàng. Không ngờ cô gái ấy lại là ngƣời cùng quê, nên Từ Thức càng thêm

43

niềm nở. Hai ngƣời men theo lối cổng chùa, vừa đi vừa ngỏ ít lời lâm sự. Trƣớc khi từ giã, nàng còn không quên mời chàng đến chơi nhà nếu có dịp về thăm quê. Lúc trở về huyện lỵ, lập tức chàng cởi bỏ ấn tín treo ở trƣớc mái công đƣờng, rồi bỏ đi biệt. Chàng đi thẳng về quê nhà thăm bố mẹ và bà con làng nƣớc. Ở nhà đƣợc ít lâu, nhớ đến lời mời của cô gái trong hội xem hoa, Từ Thức liền cất công ra đi. Theo lời chỉ dẫn, chàng lặn lội tìm kiếm, nhƣng bóng chim tăm cá mịt mù. Một hôm trên đƣờng đi tìm, từ sáng sớm, Từ Thức đã trèo lên núi cao nhất ra giữa cửa Thần phù. Tự nhiên trƣớc mắt chàng hiện lên một hòn đảo trông y nhƣ một đóa hoa sen giữa vùng biển cả. Say sƣa nhìn ngắm, chàng bèn dong buồm ra khơi. Chẳng bao lâu thuyền đã ghé đảo. Đang mê mải nhìn, chàng bỗng thấy ở sƣờn núi đá gần đó có một cửa hang khá rộng. Chàng gặp lại cô gái năm xƣa, hai ngƣời kết duyên thành vợ chồng và sống ở chốn bồng lai tiên cảnh. Một hôm, Từ Thức nhớ nhà và muốn về quê cũ thăm lại cha mẹ. Vợ chàng không ngăn cản đƣợc. Chàng từ giã vợ quay về quê cũ nhƣng cảnh vật đã khác xƣa, ngƣời xƣa cũng không còn. Hỏi ra mới biết chàng đã rời xa quê hƣơng đƣợc mấy trăm năm.

Cũng có một khảo dị khác của câu chuyện này nói về nguyên nhân chàng Từ Thức quay về quê cũ. Một hôm chúa tiên cùng quần tiên lên chầu thƣợng đế ăn tiệc bàn đào. Khi ra đi có dặn các tiên đồng không đƣợc cho Từ Thức ra cửa sau. Nhƣng Từ Thức nghe lỏm đƣợc, tò mò lén ra cửa sau để xem cho biết, ra xem thì nhìn thấy cõi trần. Dƣới đó, mọi ngƣời đang làm ăn vui vẻ, nhìn thấy vậy Từ Thức bỗng động lòng nhớ nhà. Lúc chúa tiên và quần tiên về, chàng bèn xin về thăm quê… Không giữ đƣợc chàng nên mọi ngƣời đành để chàng ra về. Để tiễn chàng, các tiên đã múa điệu múa tiên.

44

Truyền thuyết về Vƣơng Mẫu nƣơng nƣơng, cũng có đoạn các tiên nữ ra múa điệu múa chào mừng trong tiệc bàn đào. Tây Vƣơng Mẫu, còn gọi là Vƣơng Mẫu nƣơng nƣơng, Diêu Trì Kim Mẫu, là vị nữ thần từ bi trong truyền thuyết Trung Quốc, có diện mạo là một bà già hiền lành. Tƣơng truyền Vƣơng Mẫu sống ở cung Dao Trì (Diêu Trì, trong vƣờn của bà có trồng bàn đào là giống đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già. Theo truyền thuyết, trong tiệc bàn đào, để chào mừng chƣ vị thần tiên, Vƣơng Mẫu nƣơng nƣơng cũng cho các cô tiên trong điện của mình chuẩn bị một điệu múa đẹp đến mê hồn. Chƣ vị thần tiên xem xong, ai cũng thán phục khen hay.

Có thể thấy rằng cả hai câu chuyện trên đều có hình ảnh các cô tiên đang múa. Nhƣng hầu hết các nghệ nhân múa rối nƣớc tại các phƣờng rối lâu đời đều cho rằng nguồn gốc của trò Múa Tiên xuất phát từ câu chuyện Từ Thức gặp tiên. Không chỉ bởi đó là truyện cổ tích Việt Nam mà còn bởi nội dung trò diễn. Trò múa tiên không chỉ có nội dung miêu tả về chốn bồng lai tiên cảnh, non nƣớc hữu tình mà còn có hình ảnh các cô tiên chào giã biệt một cách lƣu luyến.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, chỉ với một chi tiết rất nhỏ trong một truyện cổ tích, các nghệ nhân rối nƣớc đã sáng tạo ra một trò diễn rất hay và mang đậm màu sắc huyền ảo. Trò cổ này chứa đựng ƣớc mơ của nhân dân ta về một thế giới tuy siêu thực nhƣng rất đẹp. Chốn đó là chốn bồng lai với hoa thơm trái ngọt với mây nƣớc bồng bềnh cũng các nàng tiên xinh đẹp tuyệt trần.

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong một số trò rối nước cổ truyền (Trang 44 - 46)