Thị hiếu của khách nước ngoà

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong một số trò rối nước cổ truyền (Trang 26 - 30)

2. Thị hiếu của người xem

2.2. Thị hiếu của khách nước ngoà

Múa rối nƣớc đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm ở Việt Nam nhƣng mãi đến năm 1979, trong liên hoan rối Quốc tế tổ chức ở Ba Lan, bộ môn nghệ thuật này mới đƣợc giới thiệu với bạn bè năm châu. Ngay lập tức, tất cả ngƣời xem bị choáng ngợp trƣớc sự duyên dáng đến kì diệu của những con rối. Đến năm 1984, Nhà hát Múa rối Trung ƣơng tiếp tục gây đƣợc tiếng vang lớn trong chuyến lƣu diễn tới 3 nƣớc Tây Âu. Những tràng pháo tay dài, những tiếng hò reo không ngớt sau mỗi tiết mục đã chứng tỏ sự ngỡ ngàng, thán phục của khán giả nơi đây. Thậm chí, giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Thành phố Mulhouse đã nói trong sự xúc động: “Nghệ thuật múa rối nƣớc của các bạn đã làm tất cả chúng tôi vô cùng kinh ngạc”.

Kể từ đó, những chuyến lƣu diễn nƣớc ngoài đƣợc tổ chức liên tục. Đi đến đâu, các đoàn biểu diễn cũng nhận đƣợc sự hƣởng ứng của rất đông

25

khán giả. Thậm chí, nhiều ngƣời đã đi theo đoàn từ thành phố này tới thành phố khác để đƣợc xem lại buổi biểu diễn. Ngƣời Pháp gọi múa rối nƣớc là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”. Ngƣời Úc nhận xét “dù mộc mạc về tạo hình, giản dị trong cốt truyện nhƣng nghệ thuật rối nƣớc vẫn vô cùng tinh xảo”. Các nhà báo thì khẳng định: “rối nƣớc rất xứng đáng trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

Không chỉ có vậy, tại những liên hoan sân khấu Quốc tế, các chuyên gia hàng đầu về múa rối trên toàn thế giới cũng đồng tình rằng “rối nƣớc Việt Nam là một trong những hình thức quan trọng, độc đáo bậc nhất của sân khấu múa rối”.

Tại Việt Nam, rối nƣớc đang giữ kỉ lục là bộ môn nghệ thuật dân gian “đỏ đèn” suốt 365 ngày trong năm. Hàng ngày, mỗi sân khấu lớn nhƣ Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Múa rối Việt Nam có từ ba đến năm suất diễn. Và hầu nhƣ khán phòng luôn chật kín chỗ. Trong những chuyến du lịch tại Việt Nam, các du khách Quốc tế luôn chọn nghệ thuật múa rối nƣớc để trải nghiệm. Vì theo họ, hiếm có bộ môn nghệ thuật nào lại độc đáo nhƣ múa rối nƣớc của ngƣời Việt. Thậm chí có nhiều du khách yêu thích múa rối nƣớc đến nỗi họ tìm tới tận những phƣờng nghề rối truyền thống để đƣợc trải nghiệm quá trình đẽo gọt, sơn phết những quân rối; để đƣợc một lần thử điều khiển những quân rối. Họ say mê và thích thú khi đƣợc hóa mình vào làn nƣớc ao hồ, náu mình trong thủy đình, vừa ngân nga câu thoại, vừa điều khiển quân rối. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, khách quốc tế thực sự yêu thích bộ môn nghệ thuật truyền thống này của Việt Nam. Nếu có sự đầu tƣ đúng mức, đúng cách, đây sẽ là một hƣớng phát triển cho ngành du lịch văn hóa của nƣớc nhà.

27

CHƢƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA MÚA RỐI NƢỚC VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN THỂ HỆN QUA MỘT SỐ TRÒ RỐI NƢỚC CỔ TRUYỀN

Khi nói về các thể loại sân khấu, sức hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời xem thƣờng là kịch bản, ngôn ngữ văn học và diễn xuất, giọng nói, hành động của ngƣời diễn viên. Nhƣng ở múa rối nƣớc, điều hấp dẫn khán giả chính ở hành động ngoại hình của con rối. Khi mới đƣợc hình thành, rối nƣớc nặng tính kì hơn tính kịch. Ngƣời xem bị hấp dẫn bởi những hành động kì ảo của các quân rối trên mặt nƣớc. Các trò cổ thƣờng không có lời mà chỉ có nhạc. Một số trò rối hoàn toàn không có lời, hoặc rất ít lời (ví dụ nhƣ: múa tứ linh, cấy cày, bơi chải...). Trong lịch sử hình thành của múa rối nƣớc, ngay cả khi rối nƣớc thật sự phát triển và tiếp thu ngôn ngữ văn học thì quân rối cũng đƣợc biểu hiện bằng hành động ngoại hình là chính. Ngôn từ trong nghệ thuật múa rối nƣớc không phải là điều kiện cần, chỉ mang tính hỗ trợ, không nhất thiết phải có, ngƣời xem vẫn hiểu đƣợc nội dung thông qua hình ảnh và diễn xuất của quân rối. Mặc dù vậy, mối quan hệ của múa rối nƣớc và văn học dân gian vẫn thể hiện khá rõ nét qua một số yếu tố. Có những trò cổ thể hiện mối quan hệ khăng khít với văn học dân gian thông qua nguồn gốc hình thành. Lại có một trò cổ mô phỏng dựa theo cốt truyện của truyền thuyết hoặc cổ tích. Và cũng có không ít trò cổ mƣợn ca dao để làm lời giáo trò.

Và để tìm hiểu về mối quan hệ giữa múa rối nƣớc và văn học dân gian, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu ba nhóm trò cổ đặc trƣng:

- Trò cổ về đời sống sản xuất của ngƣời nông dân

28

- Trò cổ về lịch sử

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong một số trò rối nước cổ truyền (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)