Mối quan hệ giữa văn học dân gian và trò rối nước cổ truyền về đời sống sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong một số trò rối nước cổ truyền (Trang 33 - 36)

2. Thị hiếu của người xem

2.1.3. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và trò rối nước cổ truyền về đời sống sản xuất nông nghiệp

đời sống sản xuất nông nghiệp

Nếu hơi thở cuộc sống đồng quê đƣợc khắc họa rõ nét qua các trò rối nƣớc cổ truyền về lao động sản xuất thì yếu tố văn học dân gian cũng đƣợc thể hiện rất rõ trong nội dung của trò cổ này. Lời của các nhân vật trong trò cổ trên đều là lối nói đối đáp giao duyên. Đây là hình thức quen thuộc của ca dao truyền thống. Nội dung của các câu hát cũng là những lời ca dao chứa chan tình cảm. Những câu ca dao đƣợc sử dụng trong các trò rối về sản xuất nông nghiệp đều là các câu ca dao thuộc nhóm câu hát về lao động sản xuất. Các lời ca dao đó đều là những lời ca ca ngợi tình yêu lao động, khuyến khích con ngƣời hăng say tăng gia sản xuất.

Tuy trò diễn rất ngắn nhƣng trong lời giáo trò vẫn có những lời ca dao chứa chan tình cảm. Lời mở đầu của hầu hết trò sản xuất nông nghiệp của các phƣờng là lời ca dao là câu ca dao:

“Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lƣu Trên đồng cạn, dƣới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.”

Câu ca dao gợi nên khung cảnh quen thuộc của đồng quê Việt Nam với ngƣời nông dân tần tảo sớm hôm, với chú trâu cần mẫn kéo cày. Các nghệ nhân múa rối nƣớcthật tinh ý khichọn câu ca dao trong rất nhiều câu cao dao về lao động sản xuất. Bởi đây là hình ảnh tiêu biểu cho công việc

32

sản xuất nông nghiệp. Dù biết rằng công việc đồng áng là “khó nhọc” nhƣng ngƣời nông dân vẫn luôn tin tƣởng vào thành quả của một ngày mai tƣơi sáng. Với dáng vẻ cần mẫn, vui vẻ, những quân rối khiến ngƣời xem cảm nhận đƣợc sự lạc quan, tình yêu lao động của ngƣời nông dân. Bằng sự đối ý tƣơng đồng trong câu cao dao “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” kết hợp với hình ảnh hai chị nông dân cấy lúa, hai anh nông dân cày ruộng, ngƣời xem thấy đƣợc sự gắn bó trong mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình và giữa con ngƣời với công cụ sản xuất – con trâu. Họ biết phân bổ công việc cho nhau. Hai vợ chồng cùng nhau cày cấy còn con trâu thì bừa cho mảnh ruộng đƣợc đẹp hơn để dễ cấy hái hơn. Phần mở đầu trò diễn rất ngắn nhƣng đã tạo nên một không gian lao động rất chân thực, rất thiết tha ngọt ngào.

Nối tiếp đó, một số phƣờng rối (ví dụ nhƣ phƣờng Bùi Thƣợng – Hải Dƣơng) có lời ca dao tâm tình chú trâu – ngƣời bạn thân thiết nhất với nông dân Việt Nam:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trấu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” lại có phƣờng rối sử dụng lời dị bản của bài ca dao trên:

33

Nghé ăn cho béo, nghé cày cho sâu. Ở đời khôn khéo chi đâu,

Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.

Ngƣời nông dân luôn thiết tha yêu cuộc sống ruộng đồng, gắn bó với quê hƣơng, đất nƣớc, họ luôn bày tỏ tình thân thiết với từng vƣờn cải, từng luống rau, đồng lúa. Tình yêu thƣơng của con ngƣời không chỉ với ngƣời mà đối với tất cả vạn vật. Lòng trìu mến khăng khít qua lời nhắn nhủ trên đã thể hiện sự thân thiết của ngƣời nông dân đối với loài gia súc gần gũi nhất trong đời sống hàng ngày. Mọi việc nặng nhọc của nhà nông đều do trâu đảm đƣơng. Trâu luôn đồng cam công khổ với ngƣời. Chính vì vậy có những phƣờng rối dành hẳn một đoạn trò diễn để “ngƣời nông dân” giãi bày tâm sự cùng “chú trâu”. Tiếng gọi “trâu ơi” tha thiết, với giọng điệu thật thân tình kết hợp cùng những hành động vỗ về của quân rối ngƣời nông dân với quân rối chú trâu đã thể hiện sự trìu mến của con ngƣời với loài vật này. Đoạn diễn tuy ngắn nhƣng thắm đƣợm tình thƣơng yêu của nhà nông đối với chú trâu thân thƣơng. Đồng thời đoạn diễn cũng thể hiện một lối sống đẹp, giàu tình nặng nghĩa của cha ông ta.

Phần tiếp theo của trò diễn là phần đối đáp giữa hai đôi nam nữ. Đó là những câu hát thể hiện tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình:

Nữ: “Con trâu đi trƣớc cái cày Luống sâu thì cót mới đầy hỡi anh”

Nam: “Tình ta nhƣ tấm lụa vàng

Đừng hong cho bạc, đừng dầm cho phai” Nữ: “Chồng em vất vả cày bừa

34

Để em cấy dảnh mạ mùa cho xanh” Nam và nữ: “Cô em đi cấy

Yếm thắm buông lơi

Chiếc nón trên vai. Nón ơi che nắng, Nắng chớ trêu ngƣời. Chăm cấy mạ non Tay ai thoăn thoắt, Cái bắp chân thon Lội đồng lúa nƣớc.

Cấy lúa cho ngoan, Lúa xanh biêng biếc Đồng làng reo vui.”

Qua nội dung của trò rối nƣớc dân gian này, ngƣời xem thấy đƣợc hơi thở của cuộc sống lao động ở làng quê Việt Nam. Hơn hết, chất liệu ngôn từ đƣợc sử dụng trong trò cổ đều là các lời ca dao ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống, ca ngợi lao động. Ngƣời nghệ nhân múa rối nƣớc đã thực sự tài tình khi sử dụng ca dao làm phần lời cho trò cổ. Bởi chỉ những câu ca dao chứa chan tình cảm mới có thể lột tả đƣợc hết về cuộc sống bình dị của ngƣời dân ở làng quê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những yếu tố văn học dân gian trong một số trò rối nước cổ truyền (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)