2. Thị hiếu của người xem
3.2.2. Cách tân múa rối nước với cốt truyện dân gian Thế giớ
3.2.2.1. Cốt truyện dân gian Thế giới kết hợp với rối nước truyền thống
Nhà hát Múa rối Việt Nam có một hƣớng đi táo bạo đó là đƣa tác phẩm văn học nƣớc ngoài vào dàn dựng. Với mong muốn làm mới và hấp dẫn hơn múa rối nƣớc truyền thống, các nghệ sĩ nhà hát Múa rối Việt Nam đã sáng tạo không ngừng.Đây là dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Múa rối Việt Nam phối hợp với Tổ chức Interart Riviera SA (Pháp) thực hiện nhằm đƣa múa rối nƣớc có thể thực hiện những câu chuyện phức tạp hơn, ly kỳ hơn, gần với cuộc sống hiện tại. Khác với rối nƣớc truyền thống, chƣơng trình “Truyện cổ tích An-đéc-xen” đòi hỏi sự bứt phá lớn, tiết tấu khẩn trƣơng mang hơi thở cuộc sống đƣơng đại và những ý tƣởng đầy nhân văn.
Vở diễn này là tổ hợp 4 truyện cổ tích của An-đéc-xen: Chim họa mi, Chú lính chì dũng cảm, Vịt con xấu xí, Nàng tiên cá. Để có một kịch bản hoàn chỉnh cho vở diễn, nghệ sĩ Ngô Quỳnh Dao đã “thai nghén” trong suốt gần 10 năm. Nhen nhóm ý tƣởng từ những năm 2003, 2004, nhƣng phải đến tận năm 2013, vở diễn mới chính thức đƣợc ra mắt công chúng. Với mong muốn tìm một hƣớng đi mới vững chắc cho múa rối nƣớc Việt Nam, nghệ sĩ Ngô Quỳnh Dao đã chọn kịch bản là những câu chuyện cổ tích nƣớc ngoài. Đây là một hƣớng đi đúng đắn và có chiều sâu. Bởi nếu nghệ thuật múa rối nƣớc vốn đƣợc sinh ra để kể về cuộc sống của con ngƣời và chủ yếu là để mua vui cho con ngƣời; thì truyện cổ tích lại là thế giới tƣởng tƣợng chứa đựng biết bao ƣớc mơ và bài học bổ ích cho con ngƣời. Kết hợp giữa rối nƣớc và truyện cổ tích thế giới là một cuộc “kết
69
duyên” tất yếu. Truyện cổ tích đã vốn đã hấp dẫn, truyện cổ tích An-đéc- xen lại càng thu hút hơn bởi những tình tiết rất đời. Vì vậy, truyện cổ An- đéc-xen không chỉ hấp dẫn với các em nhỏ mà cả đối với ngƣời lớn, khi đọc cũng cảm nhận đƣợc những điều lý thú, bổ ích của những câu chuyện.
Nhà hát Múa rối Việt Nam mang đến cho khán giả nhỏ tuổi những câu truyện cổ An-đéc-xen theo một phong cách hoàn toàn khác... Sân khấu thủy đình quen thuộc nay đƣợc kết hợp hài hòa với những hình ảnh mới lạ nhƣ những lâu đài tráng lệ, cung điện nguy nga, cây thông Noel lấp lánh... và những nhân vật nhƣ nhà vua, công chúa, hoàng tử, chim họa mi, chú lính chì, bầy thiên nga, nàng tiên cá...đã tạo nên sự độc đáo, khác lạ của múa rối nƣớc.
Theo ông Jean Lui Larguier, Giám đốc Tổ chức Interart Riviera SA, vở diễn “Truyện cổ tích An-đéc-xen” qua rối nƣớc sẽ đƣợc biểu diễn tại Pháp mở đầu cho những hoạt động của Năm Việt Nam tại Pháp. Ông đã biết đến múa rối nƣớc cách đây 30 năm tại Pháp và ấn tƣợng, thích thú với loại hình nghệ thuật truyền thống này. Sau một thời gian dài, tìm hiểu, trao đổi với Nhà hát Múa rối Việt Nam, dự án hợp tác nghệ thuật đầu tiên chuyển thể đã đƣợc thực hiện xong giai đoạn 1. Với vở kịch của An-đéc- xen, ê kíp làm chƣơng trình đã phải thay đổi một số yếu tố kỹ thuật nhƣ: hồ biểu diễn chỉ sâu 50cm thay vì 1m nhƣ bình thƣờng, chuyển mành bằng tre sang mành bằng dây, con rối cũng đƣợc thay đổi trở nên đẹp hơn và thay đổi kỹ thuật phù hợp với 50cm nƣớc, kỹ thuật diễn nhẹ nhàng, êm đềm hơn để phù hợp với ngƣời Pháp, đoạn hội thoại trên sân khấu giống nhƣ hội thoại trong thực tế, gần gũi với cuộc sống…
70
Họa sỹ Ngô Quỳnh Giao, kịch bản, đạo diễn, tạo hình cho Truyện cổ tích An-đéc-xen chia sẻ: Năm 2005, Nhà hát Múa rối Việt Nam đã xây dựng múa rối nƣớc cổ tích An-đéc-xen nhƣng đến năm 2013 cái duyên mới đến và truyện cổ tích của An-đéc-xen trở nên sống động, lung linh. Nhất là nó càng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi đang có nguy cơ xuống cấp về đạo đức, môi trƣờng sống, truyện An-đéc-xen có thiên nhiên quá đẹp, con ngƣời quá nhân đạo, sự hi sinh về ngƣời khác, đồng thời quý trọng ngƣời khác hơn mạng sống của mình.
NSƢT Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam cho biết: “Có lẽ, Nhà hát Múa rối cũng là đơn vị nghệ thuật đầu tiên thực hiện quan hệ chéo giữa hai nƣớc. Qua chƣơng trình này, nghệ sỹ nâng cao đƣợc tay nghề, tiếp cận với những câu chuyện của nƣớc ngoài tƣơng đối nhịp nhàng. Hi vọng, chƣơng trình sẽ đƣợc sự đón nhận của khán giả Pháp và chúng tôi có thể biểu diễn phục vụ khán giả ở nhiều nƣớc ở Châu Âu.”
Chƣơng trình Truyện cổ tích An-đéc-xen đã biểu diễn tại Pháp vào tháng 12 năm 2013 và tháng tháng 12 năm 2014 và đã thu đƣợc nhiều ấn tƣợng tốt đẹp từ ngƣời xem. Có nhiều ngƣời xem đã thật sự xúc động khi xem vở diễn. Họ thật sự bất ngờ những cốt truyện quen thuộc lại đƣợc kể hay và lạ đến vậy. Thậm chí, có nhiều em nhỏ đã khóc khi xem cảnh chú vịt con xấu xí bị ghẻ lạnh, hắt hủi. Điều đó chứng tỏ ngôn ngữ múa rối nƣớc đã truyền tải thành công những giá trị nhân văn sâu sắc trong truyện An-đéc-xen. Kết tinh giữa múa rối nƣớc Việt nam với văn học thế giới đã thực sự thành công và chạm đƣợc tới trái tim của khán giả.
71
Trong tƣơng lai, đây chắc chắn sẽ là một mảnh đất màu mỡ để đào sâu và khai thá. Bởi kho tàng truyện cổ tích trên thế giới còn rất nhiều những câu chuyệnhay. Và nếu có thể chuyển thể những câu chuyện đó trên sân khấu múa rối nƣớc đó sẽ là những “cuộc kết duyên” đầy ý nghĩa giữa nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam với văn học dân gian Thế giới.
3.2.2.2. Cốt truyện dân gian Thế giới kết hợp với múa rối nước và nghệ thuật ba lê
Nếu tƣởng rằng, các quân rối của nghệ thuật múa rối nƣớc chỉ có thể biểu diễn trên mặt nƣớc thì quả thật là một sai lầm. Thực tế đã chứng minh, bằng sự sáng tạo không biên giới, các nghệ sĩ đã có thể khiến các quân rối bay lên khỏi mặt nƣớc. Đó là dự án rất thành công của Nhà hát Múa rối Thăng Long.
Trong khuôn khổ Liên hoan rối Quốc tế 2015, Nhà hát Múa rối thăng Long đã mang đến tiết mục rối nƣớc “Bay lên từ mặt nƣớc” của NSƢT Chu Lƣợng. Tác phẩm kể về câu chuyện của nàng thiên nga Odette. Đây là câu chuyện cổ tích Nga về một nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga. Ngƣời xem trên thế giới thƣờng biết đến nội dung câu chuyên này qua vở ba-lê kinh điển của Trai-xcốp-xki.
Kịch bản của vở rối đã tái hiện một cách sơ lƣợc nội dung của truyện cổ tích. Hoàng tử Siegfriedđến bên bờ hồ trong một đêm trăng sáng. Chàng nhìn thấy một đàn thiên nga đáp ngay gần đó. Chàng định nhắm vào đàn thiên nga định bắn, nhƣng bàng hoàng khi thấy một con thiên nga biến thành thiếu nữ xinh đẹp, Odette. Ban đầu, nàng tỏ ra sợ hãi Siegfried. Khi anh hứa sẽ không làm hại, nàng mới kể rằng nàng là Nữ hoàng Thiên nga Odette. Đàn thiên nga là những nạn nhân của lời nguyền khủng khiếp do ác
72
phù thủy Von Rothbart, kẻ trông nhƣ nửa ngƣời nửa cú, tạo ra. Ban ngày họ phải biến thành thiên nga và ban đêm, chỉ khi đứng trong hồ ma thuật - hồ đƣợc tạo ra từ những giọt nƣớc mắt của mẹ Odette - mới trở về hình dạng con ngƣời. Lời nguyền chỉ bị phá vỡ nếu có một ngƣời chƣa bao giờ yêu ai trƣớc đây, thề sẽ yêu Odette mãi mãi. Siegfried hứa sẽ yêu Odette bằng tất cả tình yêu của chàng. Nhƣng mẹ của Siegfried ra lệnh cho anh nhảy với sáu nàng công chúa và chọn một trong số họ làm cô dâu. Von Rothbart ngụy trang đến cùng cô con gái xinh đẹp Odile. Ông đã biến Odile trở nên trông giống Odette y đúc. Hoàng tử nhầm Odile với Odette, anh tuyên bố với mọi ngƣời rằng sẽ lấy Odile làm vợ. Von Rothbart ngay lúc đó làm phép cho Siegfried đƣợc nhìn thấy Odette thật. Nhận ra sai lầm của mình, anh thành khẩn cầu xin nàng tha thứ. Von Rothbart xuất hiện và nhất mực nói Siegfried phải giữ lời hứa, kết hôn với Odile, và Odette sẽ thành thiên nga mãi mãi. Siegfried quyết định quyên sinh cùng Odette và họ lao xuống hồ. Siegfried và Odette lên thiên đàng, đƣợc ở bên nhau mãi mãi.
Nghệ sĩ Sarah Rowland Barker, Đoàn múa rối Vƣơng quốc Anh chia sẻ: "Quá hoành tráng, rối nƣớc Việt Nam rất đẹp và lung linh. Đặc biệt là âm nhạc, âm nhạc thật tuyệt vời". Đây cũng là cảm nhận chung của những khán giả khác. Một câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa về tình yêu đƣợc kể bằng hình thức hoàn toàn mới. Câu chuyện này vốn đƣợc biết đến nhiều nhất qua các vở ba-lê thì nay, vẫn là biểu diễn ba-le nhƣng lại bằng các quân rối nƣớc. Những diệu xoay vòng trên không trung của những quân rối quả là những màn ảo thuật đặc sắc.
3.2.2.3. Cốt truyện dân gian Thế giới kết hợp với múa rối nước và nghệ thuật nhạc kịch
73
Đạo diễn Lepage ngƣời Canada đã mang nghệ thuật rối nƣớc Việt Nam vào dàn dựng vở nhạc kịch "Chim họa mi và những truyện ngụ ngôn khác". Robert Lepage là nghệ sĩ sân khấu, đạo diễn xuất sắc của Canada. Ông từng đoạt nhiều danh hiệu lớn trong và ngoài nƣớc. Lepage đƣợc công nhận là ngƣời tạo nên cuộc cách mạng trong sân khấu cổ điển. Ông đặc biệt thành công khi tiếp cận sân khấu sáng tạo, áp dụng các công nghệ hiện đại, kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật trên một sân khấu.Lepage bắt đầu biết tới các loại hình múa rối của châu Á khi xem nhiều thể loại nhƣ rối bóng của Trung Quốc, rối tay của Đài Loan, rối Bunraku của Nhật Bản... nhƣng rối nƣớc của Việt Nam đem lại ấn tƣợng đặc biệt nhất. Cũng bởi ấn tƣợng đặc biệt đó mà đầu năm 2007, Lepage quyết tới Việt Nam, cùng với Gerald Herman - giám đốc rạp Hanoi Cinematheque - để tìm hiểu về rối nƣớc. Trong suốt 10 ngày ở Việt Nam, Lepage tới các sân khấu, xem biểu diễn, tiếp xúc nghệ sĩ, tìm hiểu sân khấu, kỹ thuật của rối nƣớc.
Trở về Canada, với sự sáng tạo của mình trong nghệ thuật sân khấu, ông đƣa rối nƣớc Việt Nam vào dựng vở Chim sơn ca. Vở nhạc kịch đã đƣợc dàn dựng tại Toronto vào tháng 10/2009 với cái tên Chim sơn ca và những truyện ngụ ngôn khác. Đến tháng 7/2010, vở này ra mắt công chúng lần đầu tại Liên hoan âm nhạc Lyrique d'Aix-en-Provence, sau đó diễn tại Nhà hát Lyon vào mùa thu năm 2010. Tháng 6/2011, vở nhạc kịch đƣợc giải thƣởng Claude Rostand - giải do Hội phê bình âm nhạc Pháp trao tặng, nhằm tôn vinh các tác phẩm âm nhạc hay nhất bên ngoài Paris.
Vở múa rối Chim sơn ca và những truyện ngụ ngôn khác dựa trên vở nhạc kịch Chim sơn ca (nhà soạn nhạc Igor Stravinsky viết dựa theo câu chuyện của Andersen). Khi đƣợc hỏi vì sao lại có ý định đƣa rối nƣớc - một loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam vào dựng nhạc kịch - loại hình
74
nghệ thuật hàn lâm phƣơng Tây, Lepage trả lời: "Nhạc kịch phát triển mạnh ở châu Âu thế kỷ 19, từ lúc đó những ngƣời dàn dựng đã muốn có sự giao lƣu với nghệ thuật châu Á, vì thế họ cũng đã mô phỏng phong cách bài trí sân khấu châu Á rồi. Bản thân câu chuyện Chim họa mi cũng lấy bối cảnh Trung Hoa (nhân vật chính là hoàng đế Trung Hoa), vì thế tôi muốn thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong vở nhạc kịch này. Đúng là kết hợp rối nƣớc Việt Nam với nhạc kịch thoạt nghe có vẻ khó và có độ chênh, nhƣng thực chất lịch sử nghệ thuật từ thế kỷ 19 đã có xu hƣớng giao thoa".
Trong vở nhạc kịch Chim sơn ca và những truyện ngụ ngôn khác, Lepage đã lấy cảm hứng trang trí sân khấu theo kiểu hoàng cung Trung Quốc, dàn dựng và biểu diễn dựa trên nghệ thuật rối nƣớc cổ truyền của Việt Nam. Sân khấu đƣợc thiết kế sáng tạo với một bể nƣớc đƣợc dựng trƣớc vị trí của dàn nhạc. Sân khấu bên phải và bên trái là chỗ dành cho dàn nhạc và hợp xƣớng. Các nghệ sĩ múa rối, ca sĩ và nghệ sĩ độc tấu lội trong nƣớc và điều khiển các con rối đại diện cho các nhân vật y hệt các nghệ sĩ rối nƣớc Việt Nam.
Lepage kể, khi ông dàn dựng vở Chim sơn ca và những truyện ngụ ngôn khác, các nghệ sĩ đã phản đối nhiều, họ cho rằng khó mà vừa hát, vừa điều khiển con rối đƣợc. Tuy nhiên, trải qua quá trình tập luyện, các giọng ca opera đã tỏ ra thích thú vì có những trải nghiệm mới. "Họ nói với tôi rằng, đối với một nghệ sĩ Opera thì cơ thể giống nhƣ một cái máy hát, và dành cho việc hát. Nhƣng khi lội trong nƣớc, điều khiển rối, cơ thể có thêm một nhiệm vụ nữa là truyền cá tính và cái hồn vào con rối. Việc đƣợc bộc lộ ở hai hình thái khác nhau, ngƣời nghệ sĩ sẽ có những trải nghiệm mới về bản thân. Từ chỗ phản đối khi phải lội nƣớc để hát, các giọng ca dần trở
75
nên yêu thích. Thậm chí diễn viên vào vai chim sơn ca còn nói cô ấy ghen tị với các bạn vì phải làm chim bay trên trời mà không đƣợc lội xuống nƣớc".
, Lepage muốn giới thiệu vở nhạc kịch tới công chúng quê hƣơng của rối nƣớc. Lepage nói: "Tôi rất tiếc vì không thể đem toàn bộ vở nhạc kịch sang đây diễn. Nó quá lớn, quá hoành tráng, chỉ tính riêng ca sĩ đã có tới tám giọng ca opera cùng dàn hợp xƣớng 80 ngƣời. Kèm theo đó là rất nhiều nhạc công trong dàn nhạc, các diễn viên, cùng sân khấu, đạo cụ... Tôi hy vọng trong tƣơng lai có một nguồn tài trợ để đƣa đƣợc vở diễn sang Việt Nam".
Vở Chim sơn ca và những truyện ngụ ngôn khác đã đƣợc ghi hình khi lƣu diễn ở Pháp năm 2010. Video ghi lại toàn bộ hình ảnh vở nhạc kịch này đƣợc trình chiếu ở rạp Cinematheque (Hà Nội). Ngôn ngữ của vở diễn bằng tiếng Nga, với phụ đề tiếng Việt. Cuối buổi chiếu, đạo diễn Lepage trò chuyện, chia sẻ với khán giả những câu chuyện hậu trƣờng khi dàn dựng vở nhạc kịch độc đáo này.
Đây là một hƣớng đi lạ do một một nƣớc ngoài yêu thích múa rối thực hiện. Điều này chứng tỏ không chỉ những nghệ sĩ Việt Nam đau đáu trong việc bảo tồn và phát triển múa rối nƣớc mà cả các nghệ sĩ Quốc tế cũng rất yêu và muốn bộ môn nghệ thuật này sống mãi. Múa rối đã thực sự tiến xa khỏi lãnh thổ Việt Nam để đến với bạn bè năm châu.