2. Thị hiếu của người xem
3.1. Mục đích cách tân múa rối nước cổ truyền
Biến đổi nghệ thuật múa rối nƣớc truyền thống, một lẽ tự nhiên muốn tồn tại phát triển vào cuộc sống mới. Một thói quen cải biến nghệ thuật cổ thuộc các nƣớc hệ thống Xã hội chủ nghĩa cũ. Mỗi hình thức nghệ thuật ra đời mang theo mục đích, từng bƣớc tạo dựng công chúng. Vấn đề đổi mới múa rối nƣớc là một vấn đề cấp thiết. Bởi xã hội luôn biến đổi và thị hiếu của ngƣời xem cũng luôn thay đổi. Nếu giữ mãi 16 trò cổ, và lối diễn ê a nhƣ truyền thống vốn có thì chắc hẳn khán giả sẽ ngày càng xa rời múa rối nƣớc. Trong những năm qua, những nghệ nhân, nghệ sĩ múa rối nƣớc đã có những hƣớng đi mới, táo bạo những cũng đầy chất thơ và tập trung khai thác vào chiều sâu của các vở diễn cũng nhƣ hình thức biểu diễn.
Có 3 hƣớng phát triển, cách tân múa rối nƣớc đã và đang đƣợc triển khai trong thời gian qua:
- Dùng múa rối để kể các câu chuyện dân gian.
- Kết hợp múa rối và một số loại hình nghệ thuật khác để kể các câu chuyện dân gian.
- Kết hợp múa rối với những cốt truyện hiện đại.
Đây là những hƣớng đi táo bạo của những ngƣời làm nghề. Những cách tân này đã đem lại hơi thở mới cho múa rối nƣớc truyền thống. Khi tìm con đƣờng mới cho múa rối nƣớc truyền thống, những ngƣời nghệ sĩ
51
vẫn luôn cố gắng giữ nguyên vốn cổ hoặc cách tân biến đổi, khai thác chất liệu dân gian tạo dựng mới.
Những đơn vị đi đầu trong công cuộc tìm hƣớng phát triển cho bộ môn nghệ thuật này là: Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Múa rối nƣớc Rồng vàng, Nhà hát Múa rối Thăng Long… Thực tế cho thấy, những tác phẩm của họ đã đƣợc đón nhận nhiệt thành. Không chỉ ngƣời xem trong nƣớc mà cả khán giả Quốc tế cũng rất háo hức đón đợi các tác phẩm mới của họ. Tại những Festival rối quốc tế, những vở rối của Việt Nam luôn đƣợc đánh giá cao bởi tính nghệ thuật, tính thời sự và sự sáng tạo.