2. Thị hiếu của người xem
2.1. Trò cổ về đời sống sản xuất của người nông dân
Ngƣời dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ lấy việc canh tác lúa nƣớc làm công việc chính. Cuộc sống của họ gắn bó với ruộng đồng, con trâu, cái cày, cây lúa. Công việc nhà nông tuy vất vả nhƣng cũng không bận bịu quanh năm. Những lúc nông nhàn, ngƣời nông dân lại tìm đến với những thú vui dân giã. Đó là khi những quân rối đƣợc mang ra biểu diễn trên mặt nƣớc ao hồ.
Cuộc sống lao động quanh năm đã khiến ngƣời nông dân có đƣợc đôi bàn tay khéo léo, sự sáng tạo để tận dụng những vật liệu quanh mình làm ra các quân rối. Quân rối đẽo gọt từ gỗ, dây bằng thừng, áo quần bằng vải, đề bằng cao su… đó thực sự là những vật liệu quen thuộc. Ngƣời nghệ nhân đã sáng tạo nghệ thuật không phải từ những thứ xa xỉ mà chỉ từ những thứ giản dị tại chốn làng quê.
Không chỉ có vậy, cuộc sống lao động cũng trở thành chất liệu cho những sáng tác của các trò rối nƣớc. Một trong những nhóm trò cổ phổ biến nhất tại các phƣờng rối nƣớc là nhóm trò cổ về đời sống sinh hoạt sản xuất của ngƣời nông dân. Hình ảnh con trâu, cái cày, đồng lúa, cây cau… đều đƣợc ngƣời nghệ nhân đƣa vào trò cổ. Sân khấu múa rối đã tái hiện khéo léo hơi thở của cuộc sống làng quê. Trong nhóm trò cổ về đời sống sinh hoạt sản xuất, tôi tập trung nghiên cứu 2 trò cổ: sản xuất nông nghiệp (cày, bừa, cấy, xay lúa, giã gạo, dệt vải…)
29
Hiện nay, có rất nhiều phƣờng rối diễn trò về cuộc sống sinh hoạt sản xuất. Cụ thể:
- Phƣờng Đào Thục (Đông Anh) có trò: Làm ruộng.
- Phƣờng Phú Đa (Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) có trò: Cày – bừa – cấy – gặt.
- Phƣờng Yên Thôn (Thạch Thất, Hà Nội) có trò: Xay lúa – giã gạo – dệt vải – quay tơ – lò rèn – xẻ gỗ – cấy cày.
- Phƣờng Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) có trò: Sản xuất (cày – bừa – tát nƣớc – chăn trâu – thả diều – xay lúa – giã gạo).
- Phƣờng Đồng Bình (hay còn gọi là phƣờng Mít, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) có hai trò: Đi cày – đi bừa – đi gặt – đi cuốc và Xay lúa – giã gạo.
- Phƣờng Bùi Xá (Thuận Thành, Bắc Ninh) có trò: Cày – bừa – cấy – xay thóc – giã gạo.
- Phƣờng Đồng Ngƣ (Thuận Thành, Bắc Ninh) có hai trò: Xay thóc – giã gạo, Sản xuất (cày – bừa – cấy – gặt).
- Phƣờng Tứ Phong (Quế Võ, Bắc Ninh) có trò: Sản xuất (cấy – cày – dệt vải – bừa – cuốc).
- Phƣờng Lại Ốc (Văn Yên, Hƣng Yên) có trò: Xay lúa – giã gạo.
- Phƣờng Bồ Dƣơng (Ninh Thanh, Hƣng Yên) có trò: Sản xuất (cày – cấy – gặt – ngả mạ – cuốc).
- Phƣờng Thanh Hải (Nam Thanh, Thái Bình) có trò: Cày – bừa – cấy
- Phƣờng Bùi Thƣợng (Tứ Lộc, Hải Dƣơng) có trò: Sản xuất (Xay thóc – giã gạo – đi cấy – đi cày – đi bừa – cắt cỏ – gánh mạ)
30
- Phƣờng Nhân Hòa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) có trò: Xay lúa – giã gạo
- Phƣờng Nam Chấn (Nam Trực, Nam Định) có trò: Sản xuất (cày – bừa – cấy – gặt – dệt vải)
- Phƣờng Nam Giang (Nam Ninh, Hải Phòng) có trò: Xay lúa – giã gạo
- Phƣờng Nguyên Xá (Hay còn gọi là phƣờng Nguyễn, Thái Bình) có trò: Canh nông (cày – bừa – cấy – gặt – chăn trâu – chăn bò – cắt cỏ – cuốc ruộng).
- Phƣờng Duyên Tục (Thái Bình) có trò: Tăng gia sản xuất (Cày – cuốc – xay thóc – giã gạo – dệt vải).
2.1.2.Mô tả nội dung trò cổ về đời sống sản xuất của người nông dân
Nhìn chung các trò cổ về sản xuất nông nghiệp đều không có kịch bản cụ thể. Các trò này tƣơng đối giống nhau ở tất cả các phƣờng rối. Hầu hết các trò đều kể về cuộc sống sinh hoạt sản xuất của ngƣời nông dân. Nội dung ở tất cả các trò là hình ảnh ngƣời nông dân đi cấy, đi cày, giã gạo, xay lúa. Bên cạnh đó có một số trò có thêm các hoạt động sản xuất khác nhƣ: gieo mạ, chăn trâu, cắt cỏ, dệt vải…
Nhân vật chính luôn xuất hiện trong trò diễn dân gian này thƣờng là: hai chị nông dân đi cấy, hai anh nông dân dắt hai con trâu đi cày. Đây là hình ảnh quen thuộc của cánh đông làng quê hƣơng. Bên cạnh đó, tùy vào nội dung của trò sản xuất nông nghiệp trong từng phƣờng rối mà trò diễn có thêm một số quân rối khác nhƣ: quân rối giã gạo, quân rối tát nƣớc, quân rối gánh lúa, quân rối xay thóc, quân rối dệt vải… Các quân rối hầu
31
hết sẽ có hai hành động diễn. Một là hành động sản xuất (cấy, cày, xay lúa, giã gạo, tát nƣớc, dệt vải….); hai là hành động hát đối đáp tâm tình.