Dự báo về sự phát triển thị trường kinh doanh tôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội (Trang 60 - 63)

I. Tôn mạ màu 1 Đđậm, Xngọc, Xrêu, Xdương 0.27 x

3.1.1. Dự báo về sự phát triển thị trường kinh doanh tôn

Dự báo về thị trường kinh doanh tôn là một khâu không thể thiếu được trong khâu nắm thông tin thị trường và là một tiền đề quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của Chi nhánh.

Do sản phẩm tôn mạ màu là tấm lợp bằng thép mạ kẽm phủ sơn, tôn kẽm là tấm lợp bằng thép mạ kẽm, tôn lạnh là tấm lợp bằng thép mạ hợp kim nhôm kẽm nên khi thị trường thép biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thị trương kinh doanh tôn. Những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, thị trường thép liên tục biến động, vì thế mà thị trường tôn cũng biến động mạnh.

Giá phôi thép nhập khẩu tăng liên tục trong nhiều tháng qua. Đầu tháng các công ty nhập phôi ở mức giá 600 - 650 USD/ tấn CFR cảng Việt Nam thì vào cuối tháng đã phải nhập khẩu phôi với giá 680 - 690 USD/ tấn CFR cảng Việt Nam.

Trung Quốc là nước xuất khẩu phôi lớn nhất khu vực đã thông báo sẽ tiếp tục hạn chế xuất khẩu phôi và sẽ tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 15% lên 25% làm cho thị trường phôi tăng giá và khan hiếm. Trung Quốc đã chính thức áp dụng mức thuế xuất khẩu mới vào đầu năm 2008 như sau: phôi thép 25% (tăng 10%), thép thành phẩm 15% ( tăng 5%). Điều đó sẽ dẫn tới khả

năng giá tôn sẽ tăng lên do nguồn nguyên liệu đầu vào nhập tăng lên trong khi đó Việt Nam chưa chủ động được nguồn phôi thép mà chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan,…

Với tốc độ phát triển nhanh cùng sự lớn mạnh của cơ sở hạ tầng ở Việt Nam dự báo nhu cầu sử dụng tôn trong năm 2008 sẽ tiếp tục tăng khoảng 20% so với năm 2007. Điều này sẽ tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tôn thép. Trước thực trạng này, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp sản xuất đã đề ra những biện pháp nhằm bình ổn giá.

Hiện nay, các nhà máy sản xuất vẫn đang phải nhập khẩu những tấn phôi thép về sản xuất. Mặc dù giá mua của số nguyên liệu mhập khẩu này đúng bằng với giá thép thành phẩm hiện nay giao ngay tại nhà máy.

Ông Nguyễn Kim Tỉnh, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng cho biết: “Hiện tại, giá phôi thép đang đà tăng rất nhanh, chúng tôi đang nhập thép tấm 13000đ/ kg nên rất khó khăn, vì giá thị trường trong nước chưa theo kịp thế giới”.

Theo số liệu thống kê của ngành thép, trong năm 2008 tổng nhu cầu phôi cho sản xuất tôn, thép gần 5 triệu tấn, trong đó lượng phôi phải nhập chiếm khoảng 60%. Do tác động của giá phôi thép trên thị trường thế giới có sự biến động và khả năng ngày càng tăng cao nên sẽ là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất. Để giải quyết tình trạng căng thẳng về nguồn phôi thép, bên cạnh việc xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máy phôi trong nước, hiện tại các đơn vị sản xuất cũng đã đề ra các giải pháp tình thế.

Theo dự báo, năm 2008 giá nguyên nhiên liệu của ngành luyện thép đều tăng, trong đó:

+ Giá quặng sắt sẽ tăng 30% + Giá than sẽ tăng 20%

Với mức tăng giá như trên trở thành hiện thực thì giá thép không thể giàm được. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá tôn cũng sẽ tăng lên.

Công ty cổ phần tôn Hoa Sen cũng không phải là một ngoại lệ. Trước tình hình giá phôi thép lên cao như vậy, công ty cũng đã phải linh hoạt, nhạy bén trong việc tìm kiếm nguồn phôi hợp lý về giá cả đồng thời, cũng phải hợp lý hoá sản xuất, giảm chi phí và chiến lược lâu dài là đầu tư nhà máy phôi trong tương lai. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thép, 1 tấn phôi thép sản xuất trong nước rẻ hơn 1 tấn phôi thép nhập khẩu khoảng 200 USD.

Các nhà máy sản xuất tôn ở Đông Nam Á và Đài Loan dự kiến nâng giá tôn lên 30 - 40$/ tấn, tức trên mức 900$/ tấn do giá tôn cán nóng nguyên liệu tăng.

Quản đốc của một nhà máy sản xuất tôn thép cho biết: “Ai cũng sợ khi giá quá cao. Nhu cầu tôn thì vẫn có, nhưng những người thực sự cần thì họ sẽ đặt mua với số lượng nhỏ để giảm thiểu rủi ro, nếu nhỡ giá giảm xuống đột ngột”.

Trong những năm gần đây, tốc độ tiêu thụ tôn lợp có xu hướng phát triển rất nhanh, ngoài các công trình xây dựng công nghiệp như nhà xưởng, các khu công nghiệp, tôn lợp cũng đang dần chiếm lĩnh trên các thị trường ở nông thôn, miền núi. Thị trường tôn lợp đang ngày càng phong phú, đa dạng, có đầy đủ các loại sản phẩm với độ dày mỏng và chất lượng khác nhau.

Theo những nguồn tin thị trường thì tình hình thị trường nội địa ở Việt Nam đang phát triển mạnh vì nhu cầu tiêu thụ tôn ngày càng cao và đa dạng do ngành cơ khí và xây dựng trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Ngành xây dựng có những bước đột biến do phát triển các cơ sở hạ tầng, do đầu tư phát triển, do tình trạng đô thị hoá bùng nổ. Mặc dù theo dự báo nhu cầu về tôn luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước song cung ứng lại thường xuyên vượt cầu nên cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Hơn

nữa, lại có những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy cách chặt chẽ rất chi tiết, cụ thể đòi hỏi hàng hoá phải có hàm lượng khoa học cao.

Qua thực tế cung cầu thị trường ta thấy: Để bảo vệ thị trường chi nhánh phải đón bắt cơ hội thị trường sắp tới để định hướng chiến lược phát triển, không thể chờ đủ mọi điều kiện vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc nhường thị trường cho các đối thủ cạnh tranh. Và để phát triển thị trường kinh doanh tôn chi nhánh phải có chiến lược phát triển như sau: bảo đảm hàng hoá có chất lượng tốt, có giá cạnh tranh và đặc biệt chú trọng thị trường nội địa. Với ưu thế trội hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh nên Tôn Hoa Sen sẽ chiếm lĩnh thị trường phía Bắc, đó là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w