Tình hình phát triển thị trường theo phạm vi địa lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội (Trang 50 - 54)

I. Tôn mạ màu 1 Đđậm, Xngọc, Xrêu, Xdương 0.27 x

2.3.3. Tình hình phát triển thị trường theo phạm vi địa lý

Thị trường theo phạm vi địa lý của Chi nhánh khá rộng lớn, bao gồm 25 tỉnh thành phía Bắc. Do đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Chi nhánh là hàng công nghiệp nên thị trường của Chi nhánh có tính chất tập trung theo vùng địa lý. Các khu công nghiệp, khu đông dân cư luôn được coi là khu vực thị trường trọng điểm của chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các thị trường sau: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thanh Hoá và Thái Nguyên. Để thuận tiện cho việc phân tích tình hình phát triển thị

trường của Chi nhánh theo phạm vi địa lý ta chia thị trường theo tuyến đường như sau:

Thị trường Hà Nội - Bắc Ninh Thị trường Hưng Yên - Hải Phòng

Thị trường Hà Nam - Nam Định - Thanh Hoá Thị trường Hà Tây - Hoà Bình

Thị trường Vĩnh Phúc

Thị trường Thái Nguyên - Phú Thọ Thị trường Bắc Giang - Lạng Sơn

Những kết quả phát triển thị trường theo phạm vi địa lý mà Chi nhánh đã đạt được được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.8: Tình hình phát triển thị trường của Chi nhánh theo phạm vi địa lý giai đoạn 2005 - 2007

Đơn vị Doanh thu: triệu đồng

Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

DT % DT % DT %

Hà Nội - Bắc Ninh 35.583 45,3 42.890 43,3 59.520 44

Hưng Yên - Hải Phòng 2.659 3,4 3.262 3,3 3.835 2,8

Hà Nam - Nam Định - Thanh Hoá 8.354 10,6 14.763 14,9 17.295 12,8

Hà Tây - Hoà Bình 8.212 10,4 8.276 8,4 12.284 9,1

Vĩnh Phúc 5.938 7,6 6.835 6,9 12.233 9

Thái Nguyên- Phú Thọ 15.273 19,4 17.693 17,8 14.543 10,8

Bắc Giang - Lạng Sơn 2.578 3,3 5.246 5,3 15.562 11,5

Tổng 78.597 100 98.965 100 135.272 100

Biểu đồ 2.6: Biểu diễn kết quả phát triển thị trường theo phạm vi địa lý của Chi nhánh

0 10 20 30 40 50 60 70 Hà Nội - Bắc Ninh Hưng Yên - Hải Phòng Hà Nam - Nam Định - Thanh Hoá Hà Tây - Hoà Bình Vĩnh Phúc Thái Nguyên- Phú Thọ Bắc Giang - Lạng Sơn 2005 2006 2007 Tỷ đồng Thị trường

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên nói chung doanh thu của các thị trường đều tăng liên tục trong 3 năm qua. Trong đó, thị trường Hà Nội - Bắc Ninh là thị trường tiêu thụ tôn nhiều nhất trong bốn năm chiếm khoảng 38,2 - 45% tổng doanh thu bán hàng của Chi nhánh. Do tổng kho của Chi nhánh được đặt tại Đức Giang - Long Biên - Hà Nội giáp với tỉnh Bắc Ninh nên việc mua bán tại kho thuận lợi cho khách hàng trong khâu vận chuyển. Mặt khác, Hà Nội và Bắc Ninh có nền kinh tế phát triển mạnh. Thị trường Hà Nội có doanh thu tăng đều trong 3 năm và có tốc độ tăng ổn định nhất. Trong khi đó thị trường Hưng Yên - Hải Phòng lại có doanh thu chiếm tỷ lệ nhỏ nhất và có xu hướng giảm qua các năm, năm 2005 chiếm 3,4% tổng doanh thu, đến năm 2006 giảm xuống 3,3 % và tiếp tục giảm vào năm 2007 số lượng khách hàng ở thị trường này không giảm xuống mà do giá trị mua hàng của khách hàng ngày càng giảm xuống do trong 2007 giá cả thị trường biến động mạnh, không lường trước được nên họ mua số lượng ít hơn với giá trị nhỏ hơn phòng khi giá giảm xuống.

Hiện nay, do thị trường tôn đang có triển vọng lớn không chỉ ở các tỉnh có nền kinh tế phát triển, có khu công nghiệp mà ở các vùng nông thôn, miền núi và các thị xã nhu cầu tiêu dùng tôn cũng đang rất lớn. Bởi vậy, thị trường của Chi nhánh không những ở các tỉnh trên mà còn ngày càng được mở rộng ra tất cả các tỉnh ở phía Bắc. Đặc biệt, ở các thị trường Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Bắc Giang - Lạng Sơn đang được Chi nhánh hết sức chú trọng, do ở thị trường này người dân đang có xu hướng lợp mái tôn rất lớn thay cho việc sử dụng ngói hay tấm lợp prôximăng, ở Vĩnh Phúc kinh tế khá phát triển tôn được sử dụng nhiều cho việc xây dựng nhà xưởng, các kho chứa hàng. Doanh thu ở các thị trường này đang có xu hướng tăng đều qua các năm. Thị trường Bắc Giang - Lạng Sơn năm 2005 doanh thu mới chỉ đạt 3,3% tổng doanh thu nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 5,3% và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2007 là 11,5%, và không chỉ dừng lại ở con số này mà theo dự báo nó còn tiếp tục tăng mạnh vào năm 2008.

Bên cạnh những thị trường đang có xu hướng phát triển mạnh thì vẫn tồn tại nhiều thị trường chậm phát triển hoặc đang suy thoái. Thái Nguyên - Phú Thọ là thị trường đang có xu hướng giảm một cách rõ rệt. Năm 2005, doanh thu ở thị trường này đạt 15.273 triệu đồng, đến năm 2006 tăng lên 17.693 triệu đồng tức là tăng 13,7%, nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống còn 14.543 triệu đồng tức là giảm 17,8% so với năm 2006. Do ở khu vực thị trường này đang hấp dẫn nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh.

Ngoài những thị trường trên tất cả các tỉnh còn lại ở phía Bắc cũng nằm trong định hướng phát triển của Chi nhánh. Thị trường ngày càng được mở rộng và có chiều hướng phát triển rất tốt. Trên thực tế sản lượng tiêu thụ ở những thị trường này như Quảng Ninh, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La,…sản lượng tiêu thụ mới chỉ chiếm 12,49% tổng sản lượng bán ra của Chi nhánh. Năm 2005 so với năm 2006 tổng sản lượng tiêu thụ ở những thị trường này tăng từ 266 tấn lên đến 1.125 tấn và đến năm 2007 tăng lên 1.501 tấn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w