Nâng cao năng lực quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á (Trang 65 - 66)

- Năng lực trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên về lĩnh vực tài chính chưa cao dẫn tới việc nhìn nhận sai lệch, đưa ra các quyết định chưa chính xác Ban lãnh

TÀU THỦY ĐÔNG Á.

3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Quản lý chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty. Việc quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải luôn quan tâm đến công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm. Bởi vì, nếu chi phí không hợp lý, không đúng với thực chất của nó sẽ gây ra những khó khăn trong quản lý; còn nếu doanh nghiệp không hạ được giá thành sản phẩm thì sẽ không có điều kiện để hạ giá bán so với đối thủ cạnh tranh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó sẽ ảnh hưởng năng lực tài chính của công ty.

Đối với Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á, hiện nay, chi phí trong doanh nghiệp còn rất lớn và chiếm tỷ trọng rất cao so với doanh thu thuần. Doanh thu có tăng nhưng mức độ gia tăng của chi phí lớn hơn doanh thu đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Khi phân tích về khả năng tạo tiền và vấn đề lưu chuyển tiền tệ ta thấy sự bất hợp lý trong việc quản lý thu chi của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013. Mặc dù, dòng tiền vào của công ty gia tăng qua các năm nhưng dòng tiền ra lại có tốc độ gia tăng nhanh hơn làm cho lưu chuyển thuần của công ty bị âm. Đó là hậu

quả của công tác quản lý chi phí yếu kém tại công ty. Do đó để quản lý và sử dụng chi phí một cách hiệu quả, công ty cần:

- Xem xét, rà soát lại các khoản chi phí của công ty để xem khoản chi phí đó có hợp lý hay không. Hoạt động quản lý chi phí cần gắn liền đối với công tác kế toán thống kê nhằm so sánh giữa các thời kỳ để có thể đánh giá chính xác.

- Cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết như cắt giảm chi phí lưu kho bằng cách bán bớt lượng nguyên vật liệu chưa thực sự cần dùng đến; giảm chi phí quản lý doanh nghiệp bằng cách cắt giảm nhân sự...

- Không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán, ghi chép sổ sách, tổ chức hiệu quả và phù hợp với hệ thống kế toán của công ty.

- Công ty cần chủ động hoạch định các chiến lược tài chính, xem xét các nhân tố tài chính có tác động đến hoạt động của công ty. Bên cạnh đó thiết lập một cơ cấu vốn hợp lý sau khi tiến hành phân tích các đặc trưng riêng của ngành. Ngoài ra một kế hoạch dự phòng ngân quỹ là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á (Trang 65 - 66)