- Năng lực trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên về lĩnh vực tài chính chưa cao dẫn tới việc nhìn nhận sai lệch, đưa ra các quyết định chưa chính xác Ban lãnh
TÀU THỦY ĐÔNG Á.
3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho.
Tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của công ty. Việc quản trị hàng tồn kho là một trong những biện pháp giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục; đồng thời giảm tới mức thấp nhất chi phí tồn kho dự trữ, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Hàng tồn kho của công ty trong những năm qua còn nhiều, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn lưu động (trên 48%) đã gây ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, làm giảm hiệu suất sử dụng vốn. Do đó, công ty cần thực hiện các biện pháp sau để tăng hiệu quả quản lý hàng tồn kho (mà chủ yếu là các nguyên liệu đầu vào, sản phẩm và công trình dở dang trong công ty):
- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu khi mua về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.
- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. Đồng thời, các công trình mà công ty đang tiến hành xây lắp, gia công dở dang cần được bảo dưỡng và tu bổ.
- Xác định và lựa chọn người cung cấp thích hợp. Với mỗi loại hàng hóa, công ty cần lên được danh sách một số nhà cung cấp có uy tín, giá cả phải chăng, rồi lựa chọn nhà cung cấp sao cho phù hợp tùy vào mục đích, nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào. Đồng thời, cần lựa chọn nhà cung cấp truyền thống, gây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ để vừa đảm bảo được chất lượng đầu vào, vừa được hưởng một số chính sách mà nhà cung cấp giành cho khách hàng truyền thống của họ.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá. Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với tài sản và vật tư hàng hoá; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để bảo toàn vốn.