- Năng lực trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên về lĩnh vực tài chính chưa cao dẫn tới việc nhìn nhận sai lệch, đưa ra các quyết định chưa chính xác Ban lãnh
TÀU THỦY ĐÔNG Á.
3.2.1. Xây dựng chính sách tài trợ, xác định cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản hợp lý.
Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tựu chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu – tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng – thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty là nhỏ và công ty sẽ thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Với cơ cấu tài sản của Công ty như đã phân tích ở Chương II, ta thấy sự quá bất hợp lý: Tài sản lưu động (bao gồm tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho) chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản cố định nên cần phải cân đối lại. Đồng thời máy móc, trang thiết bị của công ty cũng cần được xem xét, bảo dưỡng hoặc đầu tư đổi mới thêm trong thời gian tới. Mặt khác, lĩnh vực đầu tư chính của Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á là đóng mới, sửa chữa tàu biển, xây lắp các triền đà và xây dựng các ụ nổi,.. cần phải có một lượng vốn lớn trong dài hạn không chỉ để đảm bảo sản xuất kinh doanh mà còn để thay đổi công nghệ sản xuất. Để thực hiện được điều này, công ty cần huy động một lượng vốn lớn trung và dài hạn. Trong khi đó các chủ nợ thường xem xét hiệu quả kinh doanh và cơ cấu tài chính của công ty để quyết định có cho vay hay không. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2013 ta thấy, nợ phải trả chiếm trên 90% tổng nguồn vốn của công ty, cơ cấu vốn của công ty cũng đang rất bất hợp lý. Vì vậy, muốn có vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc trang thiết bị trong những năm tới, công ty cần phải thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm làm cho cơ cấu vốn của công ty hợp lý hơn.
Theo em, cơ cấu vốn phải đáp ứng được yêu cầu của chính sách tài trợ mà công ty đã lựa chọn. Mà như hiện nay, chính sách tài trợ của công ty thuộc dạng chính sách mạo hiểm nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn được công ty dùng để tài trợ cho các các tài sản lưu động thường xuyên, thậm chí cho cả tài sản cố định. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 90%) trong khi tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng
khiêm tốn trong tổng giá trị tài sản của công ty. Chính sách này đã đẩy công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh toán nhanh. Trên thực tế, chính sách này chỉ có thể áp dụng đối với các công ty được nhà cung cấp cho mua chịu với kỳ hạn dài với số lượng lớn, nhưng khuyết điểm là làm cho công ty khó có thể áp dụng chính sách bán chịu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty.
Với chính sách tài trợ như vậy cộng với khoản nợ dài hạn của công ty thấp (tuy đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực song mức chênh lệch vẫn còn lớn). Công ty cần dựa vào đó để xác định nhu cầu về vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường. Cụ thể là công ty cần xem xét mình cần bao nhiêu vốn để đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn như thế nào... để từ đó cân đối lại lượng nợ dài hạn là một trong những giải pháp huy động vốn khiến cơ cấu và chính sách tài trợ của công ty được vững chắc hơn.
Cũng theo như đã phân tích, tổng tài sản của công ty cũng gia tăng nhưng tỷ suất sinh lợi của công ty rất thấp và giảm dần về 0 cho thấy nguyên nhân chính là chi phí tăng quá cao tương ứng. Vì vậy, công ty có thể áp dụng chính sách huy động vốn tập trung, tức là công ty sẽ chỉ tập trung vào một hoặc một số ít nguồn. Việc huy động vốn như thế sẽ làm chi phí huy động vốn giảm song lại làm cho công ty phụ thuộc nhiều hơn vào một chủ nợ.
Giai đoạn 2011 – 2013, công ty đã thực hiện chính sách huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau như chiếm dụng vốn của nhà cung cấp (bằng chứng là khoản phải trả người bán tăng liên tục qua các năm), chiếm dụng từ nguồn lợi tích lũy (đó là các khoản phải trả cán bộ, công nhân viên, nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ khi chưa đến hạn thanh toán) để đảm bảo công ty có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Tuy nhiên chính sách này đã phần nào làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty, và trong trường hợp việc sản xuất kinh doanh không phát triển trong những năm tới thì công ty không thể áp dụng chính sách này.
Việc sử dụng chính sách huy động vốn của công ty chưa hợp lý đã làm cho công ty bị vào tình trạng mất cân đối, bị phụ thuộc về mặt tài chính. Do đó biện pháp để cải thiện tình trạng trên là giảm các khoản nợ phải trả đồng thời tăng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn.
- Giảm nợ phải trả: là động thái cần thiết của công ty bởi khi giảm được các khoản nợ phải trả sẽ làm giảm được chi phí lãi vay, làm tăng thu nhập cho công ty, mặt khác giúp công ty tự chủ hơn về mặt tài chính. Muốn vậy, công ty phải thực hiện các chính sách bán hàng tồn kho, các nguyên vật liệu đã mua về nhưng chưa được dùng để sản xuất, tăng cường công tác thu hồi công nợ... để công ty có nguồn trả các khoản nợ vay.
- Tiếp tục tăng nguồn vốn chủ sở hữu: đây là biện pháp an toàn nhưng khá khó thực hiện trong thời gian này. Tuy vậy, hội đồng cổ đông của công ty cũng cần họp bàn với nhau để tăng nguồn vốn chủ sở hữu, cứu vãn công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn, khủng hoảng như hiện nay. Để hiện thực hóa biện pháp này, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á có thể tham khảo một số bước sau:
+ Trước hết, có thể xem xét tăng đóng góp của các cổ đông trong công ty. + Phát hành thêm cổ phiếu: Trong dài hạn việc phát hành cổ phiếu là biện pháp hữu hiệu để tăng vốn chủ sở hữu. Hiện tại, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á vẫn chưa đăng ký, giao dịch trên thị trường chứng khoán. Vậy thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán thì uy tín của công ty cũng có thể sẽ được đề cao hơn. Bên cạnh đó công ty có thể phát hành trái phiếu để bổ sung vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, để thực hiện được phương án này, công ty cần chứng minh trong tương lai, công ty có thể làm ăn có lãi, các dự án sản xuất kinh doanh của công ty phải là những phương án khả thi.
+ Bổ sung từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Muốn tăng vốn chủ sở hữu từ nguồn này, công ty phải đảm bảo tăng cường lợi nhuận sau thuế. Để đạt được điều đó, công ty chỉ có thể đưa ra phương án kinh doanh làm sao để tăng doanh thu đến mức tối đa và hạn chế chi phí đến mức tối thiểu.
Quyết định về vốn là quyết định quan trọng nhất đối với công ty. Do đó khi lựa chọn các chính sách tài trợ, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á cần cân nhắc ưu, nhược điểm của các phương án huy động vốn trên để lựa chọn cho mình những phương án tối ưu, phù hợp nhất với điều kiện của mình.
Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện, công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra
liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh. Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn. Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.