- Năng lực trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên về lĩnh vực tài chính chưa cao dẫn tới việc nhìn nhận sai lệch, đưa ra các quyết định chưa chính xác Ban lãnh
TÀU THỦY ĐÔNG Á.
3.2. Một số biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á.
Công nghiệp tàu thủy Đông Á.
Đặt trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, không chỉ riêng ngành công nghiệp đóng tàu mà còn rất nhiều ngành khác đang gặp phải những khó khăn, luôn bị đe dọa phá sản bất cứ lúc nào. Cùng với các công ty đóng tàu như Tổng công ty đóng tàu Nam Triệu, Công ty TNHH MTV Bạch Đằng, Công ty Phà Rừng, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á đang gặp phải những khó khăn, rủi ro khó có thể xác đinh được. Vậy hướng nào để Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á “vượt cạn”? Thiết nghĩ, trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, biện pháp thiết thực nhất, có ý nghĩa chiến lược giúp công ty vượt qua khủng hoảng là: Quyết liệt tái cơ cấu cả về tài chính và nhân sự, tích cực tìm kiếm đơn đặt hàng, đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với thực tế. Đây chính là những đối sách hợp lý nhất mà công ty cần đề ra những phương án cụ thể để tiến hành:
- Tái cơ cấu tài chính là việc thay đổi đáng kể công tác quản lý tài chính của công ty nhằm mục đích giảm chi phí, tăng doanh thu, làm giảm rủi ro từ tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu quá cao của công ty hoặc thay đổi vấn đề sở hữu/kiểm soát trong
công ty. Trong giai đoạn 2011 – 2013, Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Đông Á bị phụ thuộc về mặt tài chính, mức độ phụ thuộc rất cao (trên 90% nguồn vốn được tài trợ bởi nguồn nợ). Để hạn chế được sự phụ thuộc về mặt tài chính đó, tái cơ cấu tài chính là việc cần thiết. Tái cơ cấu tài chính có thể dưới rất nhiều hình thức Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Đông Á có thể xem xét một số đề xuất:
+ Trước hết, Ban lãnh đạo của công ty cần xây dựng phương án về cơ cấu một số khoản nợ vay tại ngân hàng và một số công ty mà công ty vay nợ. Phương án càng chi tiết, càng giúp cho kế toán của công ty có thể dễ dàng theo dõi được các khoản nợ vay này, từ đó giúp bộ phận tài chính trong công ty đưa ra được các cách thức trả nợ, hoặc đảo nợ hợp lý.
+ Để huy động vốn thêm, công ty có thể nghĩ đến phương án phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược. Việc phát hành cổ phiếu giúp công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên để thực hiện được phương án này, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á cần phải trình bày được sự phát triển đi lên của mình trong tương lai hoặc công ty phải có những dự án tiềm năng hứa hẹn lợi nhuận cho doanh nghiệp có mong muốn đầu tư vào.
+ Trong giai đoạn 2011 – 2013, vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp lớn và ngày càng gia tăng. Công ty có thể cân nhắc việc bán các khoản bị chiếm dụng đó cho một công ty tài chính hoặc nhờ sự can thiệp của các tổ chức thu hồi công nợ tốt.
Tái cấu trúc tài chính đóng vai trò quan trong trong việc đẩy lùi tình trạng mất khả năng thanh toán, thiết lập lại cấu trúc vốn vững mạnh, cung cấp đủ vốn cổ phần và dòng tiền để tài trợ cho sự tăng trưởng trong tương lai. Từ đó sẽ giúp cho nguồn tài chính công ty được cân đối hơn, đảm bảo cho công ty an toàn về mặt tài chính từ đó làm tăng năng lực tài chính công ty. Đây có thể là biện pháp khó thực hiện nhưng nếu tất cả cán bộ, công nhân viên trong Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á đoàn kết, trên dưới một lòng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để tái cấu trúc tài chính trong công ty thực hiện đúng đường lối chủ trương mà Ban lãnh đạo đặt ra thì biện pháp này sẽ đạt hiệu quả cao.
- Tái cơ cấu nhân sự chính là việc công ty cần phải xem xét, bởi thực tế hiện nay, công ty đang bị thiếu việc làm trầm trọng. Tinh giảm nhân sự, làm gọn nhẹ bộ máy của công ty là việc làm thực sự cần thiết. Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức của công
ty, ta thấy một thực tế là tồn tại quá nhiều phòng ban, phân xưởng, lượng lao động tuy đã được cắt giảm qua các năm nhưng còn dư thừa so với nhu cầu thực tế. Cơ cấu tổ chức như vậy chỉ phù hợp trong giai đoạn trước khi mà nền kinh tế Việt Nam còn phát triển, đóng tàu là ngành kinh tế phát triển mũi nhọn của Hải Phòng. Duy trì bộ máy quản lý cồng kềnh như vậy sẽ không chỉ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận cho công ty mà còn làm giảm năng suất lao động, năng lực hoạt động của công ty không cao. Để việc thực hiện tái cơ cấu nhân sự diễn ra theo đúng kế hoạch, thành công, công ty cần xem xét và lưu ý một số vấn đề sau:
Trong quá trình tái cấu trúc, công ty cần chú ý đặc biệt đến quá trình xây dựng đội ngũ nhân sự, công ty thay vì “săn đầu người” thì nên tập trung đào tạo nguồn nhân lực nội tại, xác định những bộ phận có nhân lực dư thừa hoặc không cần thiết, xem xét lại năng lực nhân viên để điều chuyển, huấn luyện trở thành nhân viên kinh doanh hay đưa vào bộ phận đang thiếu, đang cần, tuyển nhân sự phù hợp với công việc thay vì tuyển nhân sự có năng lực vượt trội, mô tả công việc thật cụ thể cho nhân viên và kiểm soát chặt chẽ quá trình làm việc thay vì kiểm soát đầu vào và đầu ra. Cần chú ý xây dựng lại đội ngũ, cách tổ chức nhân viên và tạo ra mối liên kết mật thiết giữa các nhân viên để họ sát cánh cùng nhau làm việc hiệu quả hơn, phải làm cho nhân viên thấu hiểu và thông cảm với tình hình hiện tại của công ty để họ ở lại và vẫn tin tưởng gắn bó với công ty.
Bên cạnh đó cũng nên xem xét lại việc sa thải, cắt giảm những nhân sự không còn phù hợp hay làm việc thiếu hiệu quả, không có tinh thần làm việc để giảm bớt gánh nặng chi phí cho công ty. Giám đốc phụ trách nhân sự của công ty cần phải hết sức khéo léo trong việc này, cân nhắc và đưa ra kế hoạch thay đổi nhân sự cho hợp lý, một mặt vừa giảm được chi phí trong công ty, mặt khác tận dụng tối đa nguồn lực, tăng năng suất của lao động, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục và hiệu quả.
Trong trường hợp việc thay đổi nhân sự và tuyển người mới của công ty là cần thiết, công ty cần dồn mọi nỗ lực và khả năng của mình vào việc tuyển dụng những vị trí có thể tạo ra ảnh hưởng lớn, là điểm sáng đối với hoạt động của công ty. Như vậy sẽ nâng cao được hiệu suất sử dụng ngân sách tuyển dụng của công ty và tạo ra sự thay đổi tích cực, giúp công ty sớm vượt qua “cơn bão” khủng hoảng.
Trên đây là phương án chiến lược để Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á có tầm nhìn, phương hướng trong những năm tới. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tài chính tại công ty đồng thời dựa trên những biện pháp chiến lược được nêu trên, em xin được mạnh dạn trình bày cụ thể, chi tiết những giải pháp sách lược nhằm củng cố và nâng cao năng lực tài chính cho công ty trong năm tới.