Tăng khả năng thanh toán cho công ty.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á (Trang 61 - 62)

- Năng lực trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên về lĩnh vực tài chính chưa cao dẫn tới việc nhìn nhận sai lệch, đưa ra các quyết định chưa chính xác Ban lãnh

TÀU THỦY ĐÔNG Á.

3.2.3. Tăng khả năng thanh toán cho công ty.

Trong chương II

Trong chương II, khi phân tích về thực trạng khả năng thanh toán tại công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á ta thấy hầu hết các chỉ tiêu khả năng thanh toán, công ty đều không đảm bảo được. Đặc biệt trong giai đoạn này công ty không có khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nợ dài hạn, khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn ra tiền. Nếu các khoản nợ bị thúc đòi, công ty không thể đáp ứng được yêu cầu trả nợ của các chủ nợ, có thể rơi vào tình trạng phá sản. Công ty hoàn toàn bị mất năng lực tài chính. Do đó, tăng khả năng thanh toán cho công ty chính là biện pháp cấp bách.

- Trước hết, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á cần phải tăng dự trữ vốn bằng tiền tại quỹ đồng thời cần có biện pháp quản trị tốt tiền mặt. Như đã phân tích, trong giai đoạn 2011 – 2013, tiền mặt của Công ty bị thiếu trầm trọng làm hạn chế khả năng chi trả của công ty khi có những chi phí cần thiết phát sinh, phần nào đó làm giảm uy tín của công ty với đối tác. Công ty cần lập dự trù để quản lý lượng tiền mặt cho hợp lý vừa đảm bảo đáp ứng chi tiêu của công ty, vừa đảm bảo được tiền của công ty vẫn sinh lời. Việc lập dự trù là cần thiết nhưng chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu về tiền mặt tại quỹ cho công ty. Để làm tăng lượng vốn bằng tiền, công ty có thể lựa chọn mở rộng thêm liên doanh, liên kết với nhiều công ty khác thuộc ngành Công nghiệp đóng tàu, hoặc các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty. Như thế sẽ huy động được một lượng tiền đáng kể vừa bổ sung cho lượng tiền mặt cần thiết cho công ty, vừa làm tăng nguồn vốn kinh doanh, đồng thời chia sẽ rủi ro trong trường hợp kinh doanh không thuận lợi.

- Để tăng khả năng thanh toán cho công ty, Ban lãnh đạo Công ty cũng cần thiết phải đưa ra những chính sách quản lý chặt chẽ các khoản phải thu. Nhận thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, phải thu khách hàng liên tục gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản. Công ty thường bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên phải vay nợ để bù đắp cho những khoản này, làm ảnh hưởng đến tình hình

sản xuất kinh doanh. Do đó, công ty cần thực hiện các biện pháp sau để tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng:

+ Trước khi nhận đơn đặt hàng, cần làm hợp đồng sau đó công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

+ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

+ Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như giảm giá, chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng đặt hàng mua với tổng giá trị lớn, thanh toán đúng hạn và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.

+ Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được công nợ dây dưa khó đòi. Bởi lẽ, trên thực tế, rõ ràng là nếu công ty áp dụng biện pháp quá cứng rắn thì cơ hội thu nợ lớn hơn nhưng sẽ khiến khách hàng khó chịu dẫn đến việc học có thể cắt đứt các mối quan hệ làm ăn với công ty. Vì vậy, nếu hết thời hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa trả tiền thì công ty có thể tiến hành thu hồi công nợ theo các cấp độ:

• Gọi điện, gửi thư nhắc nợ, thư khuyên nhủ

• Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ.

• Thuê các tổ chức thu hồi công nợ đòi các khoản nợ.

• Cuối cùng, nếu các biện pháp trên không thành công thì phải ủy quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý.

Tuy nhiên, nhiều khoản vốn mà công ty bị chiếm dụng đã rơi vào tình trạng phải thu khó đòi, có khả năng chuyển thành nợ xấu thì công ty vẫn thường xuyên cử người liên tục tạo áp lực cho đối tác để thu hồi dần.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w