Vấn đề lưu chuyển tiền tệ.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á (Trang 35 - 40)

Phân tích khả năng tạo tiền mới chỉ dừng lại ở mức độ xem dòng tiền vào của doanh nghiệp biến động như thế nào, tại sao lại có sự thay đổi như vậy nhưng chưa cho ta thấy được liệu sự thay đổi tích cực của dòng tiền vào trong doanh nghiệp có thực sự cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Để thấy được điều đó, ta đi vào phân tích bảng 2.6: Lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á giai đoạn 2011 – 2013.

Năm 2011, tổng lưu chuyển thuần của công ty là -2,82 tỷ đồng do công ty bị thâm hụt từ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính là 1,5 tỷ đồng nhưng cũng không đủ để làm giảm sự thâm hụt ấy. Đến năm 2012, tuy đã có sự gia tăng 2,02 tỷ đồng để bù đắp những thâm hụt do hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác tạo nên nhưng con số này vẫn còn khá lớn (-793,8 triệu đồng). Có sự thay đổi này là do hoạt động sản xuất kinh doanh làm ăn có lãi, tổng thu lớn hơn tổng chi làm dôi dư một lượng lưu chuyển thuần là 3,99 tỷ đồng, hoạt động đầu tư cũng đang đi dần vào quy củ, mức thâm hụt đã giảm vào năm 2012 chỉ còn 58 triệu đồng trong khi hoạt động tài chính đang từ việc thu dư thừa bù đắp chi vào năm 2011 đến việc thu không đủ để chi do đó lưu chuyển thuần hoạt động tài chính giảm mạnh (6,25 tỷ đồng) xuống -4,7 tỷ đồng, đây chính là hậu quả của việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính bên ngoài quá nhiều làm cho lãi tiền vay đội lên cao, đe dọa tình hình tài chính của công ty. Bước sang năm 2013, mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đứng bên cạnh bờ

vực của sự phá sản nhưng Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á vẫn đang cố gắng trụ trên trường quốc tế, doanh nghiệp cũng đã giảm nguồn vay nợ và trả được 1 số khoản nợ làm tình hình hoạt động tài chính có nhiều biến đổi theo xu hướng tốt hơn (lưu chuyển thuần từ hoạt động này không những không âm mà còn đóng góp 19,69 tỷ đồng vào tổng lưu chuyển thuần của công ty). Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm nay lại đi vào bế tắc, doanh nghiệp đã mất nhiều chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng hàng hóa vẫn chưa bàn giao được, lưu chuyển thuần của hoạt động này vì thế mà giảm mạnh từ 3,99 tỷ đồng xuống -18,5 tỷ đồng, tức giảm 225 tỷ đồng. Hơn nữa, hoạt động đầu tư trong năm 2013 lại gặp nhiều khó khăn, lưu chuyển thuần giảm mạnh từ -58,5 triệu đồng xuống thâm hụt 1,4 tỷ đồng tức giảm 1,31 tỷ đồng tương ứng với giảm 2.246%. Mặc dù vậy, khi cân đối lại các lưu chuyển thuần, ta cũng thấy được sự nỗ lực của công ty đó là xem xét và cân đối, chuyển hướng đầu tư miễn sao là tối đa hóa được lợi ích cho toàn thể doanh nghiệp. Chính vì thế mà tổng lưu chuyển thuần của công ty năm 2013 đã tăng lên so với năm 2012, chỉ còn thâm hụt 178,5 triệu đồng.

Như vậy, qua bảng số liệu 2.6 ta thấy tuy đã có nhiều nỗ lực vươn lên, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, tình hình tài chính bị đe dọa. Nếu không có những bước đi thích hợp trong thời gian tới, công ty có thể mất năng lực về mặt tài chính.

2.2.2. Thực trạng năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á giai đoạn 2011 – 2013. Đông Á giai đoạn 2011 – 2013.

Đánh giá thực trạng tài chính cho ta biết tình hình tài chính của Công ty ra sao, đang ở mức độ nào, có an toàn hay không phản ánh tổng quan về năng lực tài chính của Công ty. Để hiểu sâu hơn và đánh giá chính xác về năng lực tài chính, trong phần này ta đi phân tích thực trạng các chỉ tiêu sau:

2.2.2.1. Thực trạng khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á giai đoạn 2011 – 2013.

Khả năng thanh toán là một trong những yếu tố thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng quyết định đến uy tín của công ty. Bảng 2.7 và biểu đồ 2.5 phản ánh chính xác tình hình khả năng thanh toán của công ty.

Khả năng thanh toán tổng quát: năm 2011, tương ứng với 1 đồng nợ, công ty có 1,024 đồng tài sản dùng để thanh toán. Năm 2012, để thanh toán cho 1 đồng nợ, doanh nghiệp có 1,035 đồng tài sản. Như vậy, khả năng thanh toán năm 2012 có tốt hơn so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng tài sản của công ty giảm từ 354,97 tỷ đồng xuống còn 349,63 tỷ đồng, trong khi tổng nợ giảm 9,05 tỷ đồng xuống còn 337,75 tỷ đồng, mức độ giảm của tổng nợ lớn hơn mức độ giảm của tổng tài sản. Sự thay đổi của tổng nợ chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho khả năng thanh toán tổng quát tăng nhẹ vào năm 2012. Đến năm 2013, tương ứng với 1 đồng nợ, doanh nghiệp có 1,062 đồng tài sản để thanh toán, tăng 0,012 đồng tương ứng với tăng 2,607% so với năm 2012. Có sự thay đổi đó là do tổng tài sản của công ty tăng 7,08 tỷ đồng tương ứng với tăng 2,024% trong khi tổng nợ giảm 1,9 tỷ đồng tức giảm 0,568%. Tổng tài sản gia tăng chính là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới sự gia tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty vào năm 2013. Như vậy, giai đoạn 2011 – 2013, mặc dù khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á có gia tăng nhưng tốc độ tăng không lớn, các hệ số chỉ dừng lại ở mức hơn 1 nên chưa thể khẳng định trong giai đoạn qua, công ty có khả năng thanh toán tổng quát tốt được.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn của công ty. Năm 2011, tương ứng với 1 đồng nợ ngắn hạn, công ty có 0,946 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán. Như vậy trong năm 2011, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản ngắn hạn bởi tài sản

ngắn hạn của công ty trong năm 2011 nhỏ hơn tổng các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2012, doanh nghiệp có 1,548 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán, tăng 0,602 đồng tương ứng với tăng 63,68% so với năm 2011. Mặc dù tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2012 giảm từ 323 tỷ đồng xuống còn 318,9 tỷ đồng tức giảm 1,408% so với năm 2011 nhưng tổng nợ ngắn hạn lại giảm mạnh từ 342,08 tỷ đồng xuống còn 206,05 tỷ đồng. Tốc độ giảm của tổng nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn đã làm cho cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012 tăng lên. Đến năm 2013, tương ứng với 1 đồng nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có 1,651 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán, tăng 0,103 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên là do trong năm 2013, tài sản ngắn hạn của doanh nghiêp tăng 3,96% tương ứng với tăng 12,67 tỷ đồng, đồng thời nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm 5,19 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn tăng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty gia tăng. Chỉ tiêu này qua các năm tăng dần và đều lớn hơn 1 cho ta thấy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng được củng cố và nâng cao.

Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là hệ số phản ánh chính xác nhất khả năng chi trả của công ty khi có các nhu cầu thanh toán bất thường phát sinh. Năm 2011, tương ứng với 1đồng nợ ngắn hạn, công ty có 0,301 đồng tài sản ngắn hạn có thể thanh lý nhanh chóng để thanh toán. Năm 2012, con số này tăng 0,41 đồng tương ứng với tăng 136,27% so với năm 2011. Có sự thay đổi này chủ yếu là do, năm 2012 lượng hàng tồn kho của công ty giảm từ 220,44 tỷ đồng xuống còn 172,3 tỷ đồng. Đến năm 2013, để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn, công ty có 0,839 đồng tài sản ngắn hạn có thể thanh lý nhanh dùng để chi trả, tăng 17,891% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, hàng tồn kho của công ty tiếp tục giảm nhờ chính sách nới lỏng tín dụng. Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn của công ty gia tăng trong khi các khoản nợ ngắn hạn giảm. Mặc dù biến động theo hướng tích cực qua các năm xong khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp còn quá kém, doanh nghiệp không đủ khả năng để chi trả nhanh cho các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán tức thời: Năm 2011, để thanh toán tức thời cho 1 đồng nợ đến hạn, công ty chỉ có 0,003 đồng để chi trả. Đến năm 2011, chỉ tiêu này giảm

xuống còn 0,001 đồng để thanh toán nợ đến hạn. Sang năm 2013, doanh nghiệp dường như không còn có khả năng để thanh toán các món nợ đến hạn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do, trong giai đoạn 2011 – 2013, lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp rất thấp (đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 0,3% tổng giá trị tài sản của công ty), lại còn giảm liên tục, mạnh mẽ trong năm 2012 và 2013, mặc dù nợ đến hạn cũng có giảm qua các năm nhưng tốc độ giảm của tiền và tương đương tiền lớn hơn tốc độ giảm của nợ đến hạn. Tiền và tương đương tiền của công ty được dự trữ quá ít phản ánh tình trạng tài chính không lành mạnh của công ty, công ty đã hoàn toàn bị mất khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.

Khả năng thanh toán nợ dài hạn: Như đã phân tích ở trên, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang có xu hướng tích cực thì khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn đang có vấn đề. Năm 2011, tương ứng với 1 đồng nợ dài hạn, doanh nghiệp có 6,666 đồng nợ dài hạn dùng để thanh toán nhưng đến năm 2012, khả năng này giảm mạnh mẽ xuống còn 0,233 đồng và sang năm 2012, tương ứng với 1 đồng nợ dài hạn, công ty chỉ có 0,187 đồng dùng để thanh toán. Khả năng thanh toán của công ty giảm mạnh qua các năm như vậy là do trong giai đoạn 2011 – 2013, tổng tài sản dài hạn của công ty giảm từ 31,6 tỷ đồng vào năm 2011 xuống 30,73 tỷ đồng vào năm 2012 và tiếp tục giảm mạnh 5,55 tỷ đồng xuống còn 25,28 tỷ đồng vào năm 2013. Không những vậy, tổng nợ dài hạn của công ty trong giai đoạn này còn tăng lên mạnh mẽ từ 4,73 tỷ đồng vào năm 2011 lên 131,42 tỷ đồng vào năm 2012 và lên mức 134,97 tỷ đồng vào năm 2013. Tài sản dài hạn giảm mạnh trong khi tổng nợ dài hạn cứ gia tăng là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn.

Khả năng thanh toán lãi vay: Năm 2011, để thanh toán cho 1 đồng lãi vay, doanh nghiệp có 1,171 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay dùng để chi trả. Năm 2012, công ty có 1,022 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thanh toán cho 1 đồng lãi, giảm 0,149 đồng tưng ứng giảm 12,718% so với năm 2011. Nguyên nhân là do mặc dù lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 2,627% từ 503,05 triệu vào năm 2011 lên 13,72 tỷ vào năm 2012 nhưng tốc độ tăng này vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của lãi vay (tăng 126,9 triệu tương ứng với 2.685,444%) nên làm cho khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp bị giảm. Đến năm 2013, tương ứng với 1 đồng lãi vay, công ty có 1,052 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay dùng để thanh toán. Như

vậy, mặc dù kết quả kinh doanh của công ty đủ khả năng trả lãi nhưng hệ số này còn quá thấp lại còn biến động theo chiều hướng xấu nên ta thấy năng lực tài chính của công ty còn kém, trong tương lai cần phải có biện pháp cụ thể để nâng cao chỉ tiêu này.

Khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn ra tiền: Chỉ tiêu này phản ánh thực trạng tính thanh khoản của các khoản tài sản ngắn hạn, có dễ để đổi ra tiền hay không. Năm 2011, hệ số này là 0,003 và giảm dần về bằng 0 vào năm 2013. Điều đó cho ta thấy tính thanh khoản của các loại tài sản ngắn hạn tại công ty là quá thấp. Tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp dự trữ ít, tài sản ngắn hạn của công ty phần lớn là hàng tồn kho (khó tiêu thụ) và các khoản phải thu ngắn hạn (đây là khoản nợ quá hạn đối với công ty, khó đòi); cho thấy năng lực tài chính của doanh nghiệp ngày càng cạn kiệt.

Như vậy, qua bảng số liệu 2.7, ta thấy được thực trạng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các hệ số khả năng thanh toán đều rất thấp lại còn có xu hướng giảm qua các năm đã cho thấy tình hính tài chính của công ty đang gặp phải vấn đề. Doanh nghiệp không dự trữ đủ tiền, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn thấp, các món nợ ngày càng gia tăng. Tất cả đều phản ánh tình trạng tài chính không lành mạnh của công ty. Trong những năm tới, doanh nghiệp cần có biện pháp để khắc phục ngay tình trạng này.

2.2.2.2. Thực trạng về mức độ độc lập tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á giai đoạn 2011 – 2013.

Mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính cho thấy doanh nghiệp huy động vốn như thế nào dùng để đầu tư và sản xuất kinh doanh. Bảng 2.8 và biểu đồ 2.6 phản ánh rõ điều này.

Bảng 2.8: Mức độ độc lập tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á giai đoạn 2011 – 2013.

Đơn vị: Đồng.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012Tuyệt đối Tươn Tuyệt đối Tươn

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Đông Á (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w