Đánh giá sự hài lòng của khách về đồ ăn, thức uống

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn life heritage - hội an (Trang 48 - 51)

5 Nguồn: số liệu phỏng vấn (Phần 2 tại quesonare)

2.2.2.4 Đánh giá sự hài lòng của khách về đồ ăn, thức uống

Sản phẩm chính phục vụ cho khách ở nhà hàng, quán bar là đồ ăn, thức uống. Do vậy, đồ ăn thức uống có chất lượng tốt, thực đơn phong phú đa dạng thì rõ ràng, điều này đã tạo được thành công cho những ai kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đánh giá sự hài lòng của khách về món ăn, thức uống sẽ là cơ hội tốt cho nhà quản lý rút kinh nghiệm và hoàn thiện chất lượng hơn.

Tiêu chí 1 2 3 4 5

Tính thẫm mỹ trong cách trình bày thực đơn 12 76 12

Tính rõ ràng trong trình bày thực đơn 33 39 28

Tính thẩm mỹ trong cách trình bày món ăn 6 25 48 21

Tính đa dạng trong thực đơn 5 18 47 30

Món ăn giàu chất dinh dưỡng 40 34 26

Tính đa dạng của đồ uống 24 53 23

Chất lượng đồ uống 8 49 43

(Nguồn: số liệu phỏng vấn)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy. Với tiêu chí "Tính thẩm mỹ trong cách trình bày thực đơn", có 88% khách đánh giá "đồng ý" và "rất đồng ý". 12% khách đánh giá "bình thường". Điều này chứng tỏ, khách vô cùng hài lòng với cách trình bày thẩm mỹ trong thực đơn.

Số lượng khách "đồng ý" và "rất đồng ý" với tiêu chí "Tính rõ ràng trong trình bày thực đơn" là rất lớn, 63% khách. Còn lại khách đánh giá "bình thường". Việc thể hiện tính rõ ràng hay thẩm mỹ trong thực đơn đều giúp cho khách cảm thấy ấn tượng với nhà hàng và từng bước cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ.

Với tiêu chí "Tính thẩm mỹ trong cách trình bày món ăn" thì có 69% khách đánh giá "đồng ý" và "rất đồng ý", 25% khách đánh giá bình thường, và 6% khách đánh giá "không đồng ý".Việc khách đánh giá không đồng ý được thể hiện qua nhiều nguyên nhân. Có thể do vội vàng, đầu bếp không chú ý kĩ đến việc trang trí thức ăn. Cũng có thể khách đánh giá là những khách khó tính, với những sở thích khác nhau thì việc đánh giá là khác nhau. Nhưng nắm được yếu tố không hài lòng này, đầu bếp cùng nhà quản lý phải chú tâm đến vấn đề này hơn vì bản chất của việc phục vụ là phải làm hài lòng hết tất cả các đối tượng khách.

"Tính đa dạng trong thực đơn" là một yếu tố rất quan trọng, điều này thể hiện mức độ chuyên nghiệp và tay nghề của đầu bếp đạt ở trình độ cao. Với sự đa dạng trong thực đơn, khách du lịch sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và thoả mãn hơn với dịch vụ được cung cấp. Ở tiêu chí này có 77% khách "đồng ý" và "rất đồng ý", 18% khách đánh giá bình thường và 5% khách đánh giá "không đồng ý".

Song song với việc đánh giá về tính thẩm mỹ, rõ ràng, tính đa dạng trong thực đơn thì chất lượng, độ dinh dưỡng trong món ăn là một vấn đề không thể thiếu. Một món ăn ngon, không phải chỉ đơn thuần là mùi vị thơm ngon, trình bày đẹp mà ngoài ra còn phải chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, chính điều đó mới tạo được sự hoàn mỹ của đồ ăn hay thức uống. Với tiêu chí "Món ăn giàu chất dinh dưỡng" thì có 60% khách đánh giá "đồng ý" và "rất đồng ý" và 40% khách đánh giá bình thường. Con số thể hiện mức độ bình thường này cũng tương đối lớn. Do vậy, bộ phận quản lý cần xem xét hơn để nâng cao mức độ hài lòng ở tiêu chí này.

Một nhà hàng, nếu đồ ăn, thức uống đa dạng, phong phú thì sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách, đồng thời thể hiện quy mô và mức độ chuyên nghiệp của việc phục vụ. Do vậy, đồ ăn thức uống càng đa dạng bao nhiêu thì càng thu hút khách nhiều. Với tiêu chí "tính đa dạng của đồ uống" có 76% khách đánh giá "đồng ý" vầ "rất đồng ý". 24% khách đánh giá bình thường. Và với tiêu chí "chất lượng đồ uống"có 82% khách đánh giá "đồng ý" và "rất đồng ý" còn lại 8% khách đánh giá "bình thường". Những con số này đã cho thấy mức độ hài lòng của khách với đồ uống ở nhà hàng này là rất tốt.

Nhưng để khẳng định lại các tiêu chí này một cách chính xác hơn, ta dùng kiểm định One sample T Test với thang đo Liker 5 mức độ.Sử dụng kiểm định thống kê với Test Value = 4. Giả thiết kiểm định H0 :( µ)= 4 và H1: (µ) ≠ 4.

Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy, với tiêu chí (1),(2), (3), (5), (6) đều có Sig >0,05. Do vậy ta chưa có cơ sở để bác bỏ H0, nhưng nhìn vào kiểm định mean và bảng Frequency, ta có thể kết luận rằng đa số khách du lịch đều đồng ý với các tiêu chí nêu trên.Còn lại 2 tiêu chí (4) và (7) đều có Sig <0,05 nên bác bỏ giả thiết H0, không thể khẳng định được rằng đa số khách đều hài lòng với "tính đa dạng trong thực đơn" và "chất lượng đồ uống". Tuy nhiên với sự kết hợp của hai phương pháp phân tích là Frequencay và One sample T Test, ta đều thấy rằng khách du lịch có sự đánh giá rất cao về đồ ăn và thức uống ở nhà hàng này. Đây là thành quả của đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình, kinh nghiệm và đầy sáng tạo.

Bảng 2.13: Kết quả kiểm định One sample T Test về đồ ăn, thức uống

Tiêu chí Mẫu Giá trị

trung bình Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa

(1)Tính thẫm mỹ trong cách trình bày thực đơn 100 4,0 4 1 (2)Tính rõ ràng trong trình bày thực đơn 100 3,95 4 0,5 (3)Tính thẩm mỹ trong cách trình bày món ăn 100 3,84 4 0,55

(4)Tính đang dạng trong thực đơn 100 4,1 4 0,02

(5)Món ăn giàu chất dinh dưỡng 100 3,86 4 0,85

(6)Tính đa dạng của đồ uống 100 3,9 4 0,88

(7)Chất lượng đồ uống 100 4,3 4 0,00

(Nguồn: số liệu phỏng vấn)

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn life heritage - hội an (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w