THPT
Ở cấp THCS
Những kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ được đề cập sơ bộ ở chương trình Vật lí lớp 9 qua những bài sau:
- Hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Máy phát điện. Sơ lược về dòng điện xoay chiều. - Máy biến thế. Tải điện năng đi xa.
+ Học sinh biết điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên nhưng chưa được tìm hiểu khái niệm từ thông.
+ Học sinh biết một cách chung chung về chiều của dòng điện cảm ứng, đó là: “dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà giảm hoặc đang giảm mà tăng” nhưng chưa biết quy tắc xác định chiều của dòng điện cảm ứng (định luật Lenxơ).
+ Học sinh biết một số ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ: máy phát điện xoay chiều, máy biến thế.
+ Học sinh chưa được tìm hiểu về dòng điện Phucô, những ứng dụng của dòng Phucô, và về hiện tượng tự cảm.
Ở cấp THPT
* Đến lớp 11, HS được tìm hiểu đầy đủ hơn về hiện tượng cảm ứng điện từ: - Học sinh biết khái niệm từ thông, ý nghĩa vật lí của từ thông.
- Học sinh biết điều kiện xuất hiện và tồn tại của hiện tượng cảm ứng điện từ (hay suất điện động cảm ứng), quy tắc xác định chiều của dòng cảm ứng (định luật Lenxơ) và biểu thức xác định suất điện động cảm ứng (định luật Farađây).
- Học sinh biết biểu thức xác định suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường, quy tắc xác định các cực của suất điện động đó (quy tắc bàn tay phải).
- Học sinh được tìm hiểu khái niệm dòng Phucô và ứng dụng của dòng Phucô trong thực tế.
- Học sinh được tìm hiểu về hiện tượng tự cảm - một trường hợp riêng của hiện tượng cảm ứng điện từ.
* Đến lớp 12, HS phải vận dụng được các kiến thức đã học về hiện tượng cảm ứng điện từ khi học về các loại máy điện và mạch dao động LC.