PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN NIỆM CỦA HS TRƯỚC KHI HỌC CHƯƠNG “ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” VẬT LÍ 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 100 - 104)

- Giả thiết H0: X TN =X ĐC giả thiết thống kê (kết quả ở trên là ngẫu nhiên) Giả thiết H1: XTN> XĐC là có ý nghĩa thống kê.

81 ÷ 100 26,4 Hai cuộn dây dẫn quấn

PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN NIỆM CỦA HS TRƯỚC KHI HỌC CHƯƠNG “ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” VẬT LÍ 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

“ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” VẬT LÍ 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Lời hướng dẫn:

• Em hãy đọc kĩ các câu hỏi và chọn đáp án mà em cho là phù hợp. • Các em có thể không ghi tên.

Họ và tên: ... . Lớp: ...

Trường:...

• Cảm ơn sự hợp tác của các em.

Câu 1. Các thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ có chung một đặc điểm, đó là:

A. Có sự chuyển dịch tương đối giữa hai ống dây hoặc giữa nam châm và ống dây. B. Có sự thay đổi cường độ dòng điện trong các ống dây.

C. Có sự thay đổi cảm ứng từ B của ống dây hoặc nam châm.

D. Có sự thay đổi số đường sức từ qua ống dây.

Câu 2.Dùng một sợi chỉ tơ treo cố định một KD kim loại mảnh và treo cách xa các vật mang điện khác. Nếu đưa NC lại gần KD (nhưng không chạm vào KD) thì có hiện tượng gì xảy ra?

A. Khung dây sẽ đứng yên vì trọng lực tác dụng lên khung dây cân bằng với lực căng của dây treo.

B. Khung dây sẽ bị hút về phía nam châm dưới tác dụng của lực hấp dẫn.

C. Khung dây sẽ chuyển động sang phải do chịu tác dụng của lực từ.

D. Khung dây sẽ chuyển động sang trái do chịu tác dụng của lực từ

Câu 3. Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.

Câu 4. Điều kiện chung nhất để trong mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng là:

A. trong mạch đó đã có sẵn một nguồn điện. B. trong mạch có sự thay đổi từ trường.

C. có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và mạch điện đó. D. số đường sức từ xuyên qua mạch thay đổi theo thời gian.

Câu 5. Điều nào sau đây là đúng?

100

S

A. Từ trường biến thiên có thể sinh ra dòng điện.

B. Ở đâu có từ trường thì ở đó có điện tích.

C. Xung quanh dòng điện luôn tồn tại điện trường tĩnh. D. Từ trường có thể sinh ra dòng điện.

Câu 6. Khi số đường sức từ gửi qua một khung dây thay đổi thì khung dây đó có

vai trò như một nguồn điện.

A. Đúng B. Sai

Câu 7. Khi có hiện tượng cảm ứng điện từ thì điều nào sau đây chưa chắc đúng?

A. Số đường sức từ xuyên qua khung dây bị thay đổi. B. Từ thông gửi qua diện tích S của khung dây bị thay đổi.

C. Trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

D. Trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng.

Câu 8. Hiện tượng cảm ứng điện từ luôn xảy ra đối với:

A. khung dây kín chuyển động trong từ trường. B. khung dây đặt trong từ trường biến đổi.

C. khung dây chuyển động biến đổi đều và cắt các đường sức từ.

D. thanh kim loại chuyển động cắt các đường sức từ thì chắc chắn trong thanh xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 9. Khi có hiện tượng cảm ứng điện từ thì điều nào sau đây chắc chắn đúng?

A. Trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng.

B. Trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng

C. Từ thông gửi qua diện tích S của khung dây không đổi. D. Khung dây bị nóng lên.

Câu 10. Một khung dây kín đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường

đều. Dùng tay bóp méo khung dây thì trong khung dây: A. sẽ không xuất hiện dòng cảm ứng.

B. chỉ xuất hiện dòng cảm ứng trong thời gian khung dây bị bóp méo.

C. sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì KD bị bóp méo làm diện tích thay đổi, do đó làm thay đổi số đường sức từ xuyên qua lòng KD.

D. không thể xuất hiện dòng điện vì trong mạch không có nguồn điện nào.

Câu 11. Nếu dòng điện cảm ứng IC trong vòng dây có chiều như hình vẽ thì :

A. Từ trường của nam châm đang tăng đều.

B. Nam châm đang rời xa cuộn dây

C. Nam châm đang đứng yên.

D. Nam châm đang đến gần cuộn dây.

Câu 12. Cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định. Nhìn

vào mặt trên của vòng dây ta xác định được chiều dòng điện cảm ứng:

A. Lúc đầu Ic cùng chiều kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua

Ic đổi chiều ngược chiều kim đồng hồ.

B. Lúc đầu Ic ngược chiều kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua Ic đổi chiều cùng chiều kim đồng hồ.

C. không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây. D. Dòng điện cảm ứng cùng chiều kim đồng hồ.

Câu 13. Tương tác giữa khung dây và ống dây ở hình vẽ bên khi cho khung dây

dịch chuyển ra xa ống dây là: A. đẩy nhau.

B. hút nhau.

C. Ban đầu hút nhau, khi đến gần thì đẩy nhau. D. không tương tác.

Câu 14. Kết luận nào sau đây về chiều của dòng điện cảm ứng là đúng:

A. Dòng điện cảm ứng có chiều bất kì.

B. Dòng điện cảm ứng có chiều chống lại từ trường đã sinh ra nó.

C. Dòng điện cảm ứng có từ trường chống lại số đường sức từ gửi qua mạch kín. D. Dòng điện cảm ứng có từ trường chống lại nguyên nhân sinh ra nó.

Câu 15. Một khung dây (KD) kín đặt trong từ trường đều sao cho ban đầu mặt phẳng

KD vuông góc với các đường sức từ. Trong KD sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi: A. Diện tích khung dây đang tăng.

B. Diện tích khung dây đang giảm.

C. Cho khung dây quay quanh trục nằm trong mặt phẳng của khung. D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 16. Trong những chiếc cân nhạy, người ta thường cho kim của chiếc cân

chuyển động giữa hai cực của một nam châm. Cách làm này nhằm mục đích: A. làm cho kim bị nhiễm từ.

B. làm cho kim dừng lại khá nhanh sau khi cân xong một vật.

C. làm cho cân nặng hơn để tăng mức vững vàng khi cân. D. làm cho cân chính xác hơn.

102 N S v A v

Câu 17. Thả một nam châm thẳng rơi tự do qua một vòng dây đặt nằm yên trong mặt

phẳng ngang. Suất điện động cảm ứng trong khung khi nam châm vừa chạm mặt phẳng vòng dây và suất điện động cảm ứng trong khung khi nam châm vừa đi qua hết mặt phẳng vòng dây có gì khác nhau:

A. Suất điện động cảm ứng lúc đi vào lớn hơn. B. Suất điện độngcảm ứng lúc đi ra lớn hơn.

C. Hai suất điện động cảm ứng có độ lớn bằng nhau.

D. Không so sánh được vì chiều đường sức ở hai cực khác nhau.

Câu 18. Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi có sự biến thiên từ thông qua diện

tích S của:

A. một mạch điện kín. B. một mạch điện hở.

C. một mạch điện có thể đóng kín hoặc để hở khóa K.

Câu 19. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên:

A. hiện tượng điện trường tác dụng lực điện lên các hạt mang điện. B. hiện tượng lực Loren tác dụng lên hạt mang điện chuyển động . C. hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. hiện tượng lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện.

Câu 20. Một khung dây dẫn cứng đặt trong lòng của một nam châm chữ U sao cho

mặt phẳng khung dây song song với trục đối xứng xy của nam châm. Nếu cho nam châm quay đều quanh trục xy thì khung dây sẽ:

A. bị các lực từ kéo căng ra hoặc nén lại.

B. quay quanh trục xy và quay cùng chiều với tốc độ bằng tốc độ quay của NC. C. quay quanh trục xy và quay ngược chiều với tốc độ lớn hơn tốc độ quay của NC.

D. quay quanh trục xy và quay cùng chiều với tốc độ nhỏ hơn tốc độ quay của NC.

Câu 21. Hai cuộn dây dẫn quấn chung trên cùng một lõi thép kỹ thuật điện. Nếu

liên tục thay đổi cả chiều và độ lớn của dòng điện đi vào cuộn 1 thì cuộn 2: A. có thể coi là một nguồn điện.

B. có thể coi là một nguồn điện nếu số vòng dây của cuộn 2 nhiều hơn. C. có thể coi là một nguồn điện nếu số vòng dây của cuộn 1 nhiều hơn. D. không thể coi là một nguồn điện.

Câu 22. Trong các dụng cụ điện sau, dụng cụ nào hoạt động không dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ:

A. Loa của máy tính B. Máy bơm nước, quạt điện.

103

N

S

C. Ổn áp, bếp từ, đàn ghita điện. D.Bóng đèn dây tóc, bếp điện.

Phụ lục 2b

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 100 - 104)