Thiết kế tiến trình DHKT về bài tập xác định chiều dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 60 - 61)

IV. Tiến trình dạy học

b. Suất điện động cảm ứng

2.7.3. Thiết kế tiến trình DHKT về bài tập xác định chiều dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng

suất điện động cảm ứng

I. Mục tiêu

* Về kiến thức

- Giúp HS ôn tập và khắc sâu các kiến thức đã học về hiện tượng cảm ứng điện từ.

- Giúp các em có những hiểu biết về ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ trong cuộc sống và trong kĩ thuật.

- Giúp các em biết kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ còn được tiếp nối khi học về máy phát điện, máy biến thế, động cơ điện, mạch dao động LC trong chương trình Vật lí 12.

* Về kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình. * Về thái độ

- Có ý thức sẵn sàng trình bày, áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình vào các hoạt động học tập trong lớp học.

- Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo và có ý thức trách nhiệm của HS. - Tăng cường sự tự tin cho HS.

II. Ý tưởng sư phạm

60

Bài tập Vật lí là một phương tiện dạy học, qua đó giúp HS ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. Với các tình huống trong bài tập, HS sẽ vận dụng kiến thức cũ và kinh nghiệm đã có để giải quyết. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp HS vẫn chưa hiểu đúng hoặc vận dụng sai nên không đưa ra được kết quả mong muốn.

Trên cơ sở những kiến thức HS hay mắc sai lầm khi học, chúng tôi đã soạn một hệ thống bài tập để HS có thể bộc lộ quan điểm, qua đó kiến tạo lại kiến thức cho các em, giúp kiến thức các em thu nhận được thực sự bền vững.

Cụ thể:

+ Từ câu 1 đến câu 6: giúp HS ôn tập lại điều kiện xuất hiện và tồn tại của dòng điện cảm ứng, trong đó câu 6 HS sẽ được kiểm chứng kết quả thông qua thí nghiệm. + Từ câu 7 đến câu 9: yêu cầu HS xác định chiều dòng điện cảm ứng trong các trương hợp khác nhau.

+ Câu 15: thực chất là một bài tập yêu cầu tính khoảng thời gian biến thiên từ thông

t

∆ , nhưng qua bài tập này các em được biết thêm về phương pháp chụp ảnh cắt lớp dùng trong y học.

+ Để giúp HS có những hiểu biết và cái nhìn sơ bộ về một số ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ mà các em sẽ học ở lớp 12, từ đó khắc phục được tình trạng thụ động, giúp HS tự tin chiếm lĩnh tri thức khi học về phần các loại máy điện và mạch dao động LC, chúng tôi chuẩn bị các bài tập:

- Câu 13: HS sẽ được biết nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ; suất điện động sinh ra ở hai đầu cuộn thứ hai là suất điện động cảm ứng, suất điện động sinh ra ở hai đầu cuộn thứ nhất là suất điện động tự cảm.

- Câu 12: HS được biết về nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ và giải thích được hoạt động của nó.

- Câu 16: HS sẽ được biết sơ bộ khi mạch dao động LC hoạt động thì suất điện động xuất hiện ở hai đầu cuộn cảm L là suất điện động tự cảm.

Về máy phát điện HS cũng đã được GV giới thiệu trong bài học trước nên ở đây chúng tôi không đưa ra bài tập về loại máy này.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 60 - 61)