PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN NIỆM CỦA HS SAU KHI HỌC CHƯƠNG “ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” VẬT LÍ 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 108 - 113)

- Giả thiết H0: X TN =X ĐC giả thiết thống kê (kết quả ở trên là ngẫu nhiên) Giả thiết H1: XTN> XĐC là có ý nghĩa thống kê.

81 ÷ 100 26,4 Hai cuộn dây dẫn quấn

PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN NIỆM CỦA HS SAU KHI HỌC CHƯƠNG “ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” VẬT LÍ 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

“ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ” VẬT LÍ 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Họ và tên: ...

Lớp:...Trường:...

Câu 1. Nếu đổi chiều đường sức thì từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều

sẽ:

A. không thay đổi.

B. không thay đổi độ lớn, chỉ đổi dấu.

C. không thay đổi dấu, chỉ thay đổi độ lớn. D. thay đổi cả dấu và độ lớn .

Câu 2. Một khung dây hình tròn gồm 100 vòng đặt trong từ trường đều B = 0,5T.

Mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây nếu đường kính khung dây giảm từ 20cm xuống 16cm trong 0,5s:

A. 7,2π.10−3V B. 1,44π.10−2V C. 0,72π V D. 1,44πV

Câu 3. Giá trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ :

A. tỉ lệ với số đường sức từ qua một đơn vị diện tích S

B. tỉ lệ với số đường sức từ qua diện tích S

C. tỉ lệ nghịch với diện tích S.

D. là giá trị cảm ứng từ B tại nơi đặt diện tích S

Câu 4. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một ống dây kín là do sự thay đổi :

A. Chiều dài của ống dây B. Khối lượng của ống dây

C. Từ thông qua ống dây D. Cả A, B và C

Câu 5. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng:

Câu 6. Một khung dây kín đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường

đều. Dùng tay bóp méo khung dây thì trong khung dây: A. sẽ không xuất hiện dòng cảm ứng.

B. sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì khung dây bị bóp méo làm diện tích thay đổi, do đó làm thay đổi số đường sức từ xuyên qua lòng khung dây.

C. chỉ xuất hiện dòng cảm ứng trong thời gian khung dây bị bóp méo.

D. không thể xuất hiện dòng điện vì trong mạch không có nguồn điện nào.

Câu 7. Các thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ có chung một đặc điểm, đó là:

A. Có sự chuyển dịch tương đối giữa hai ống dây hoặc giữa NC và ống dây. B. Có sự thay đổi cường độ dòng điện trong các ống dây.

C. Có sự thay đổi cảm ứng từ B của ống dây hoặc nam châm.

D. Có sự biến thiên từ thông qua ống dây.

Câu 8. Suất điện động cảm ứng chỉ xuất hiện trong một đoạn dây dẫn khi đoạn dây đó:

A. Chuyển động trong từ trường đều.

B. Chuyển động cắt các đường sức từ.

C. Có các hạt mang điện tự do.

D. Chuyển động theo hướng song song với các đường sức từ.

Câu 9. Vòng dây đặt cố định có dòng điện cảm ứng IC có chiều như hình vẽ. Như vậy :

A. Từ trường của nam châm đang tăng đều.

109 A Ic=0 D . R tăng A Ic C . R giảm Ic B . R giảm A Ic A . R tăng A

B. Nam châm đang rời xa cuộn dây

C. Nam châm đang đứng yên.

D. Nam châm đang đến gần cuộn dây.

Câu 10. Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều:

A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên của từ thông qua mạch.

B. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại từ trường gây ra nó. C. sao cho từ trường cảm ứng chống lại từ thông qua mạch kín đó. D. sao cho từ trường cảm ứng mạnh hơn từ trường ngoài.

Câu 11. Khi có hiện tượng cảm ứng điện từ thì điều nào sau đây chưa chắc đúng?

A. Số đường sức từ xuyên qua khung dây bị thay đổi. B. Từ thông gửi qua diện tích S của khung dây bị thay đổi.

C. Trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

D. Trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng.

Câu 12. Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện

dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện đã được chuyển hóa từ dạng năng lượng nào sau đây?

A. hóa năng B. quang năng C. cơ năng D. nhiệt năng.

Câu 13. Chọn câu sai : Suất điện động tự cảm trong một mạch điện có giá trị lớn khi:

A. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị lớn.

B. Cường độ dòng điện trong mạch giảm nhanh. C. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên nhanh. D. Cường độ dòng điện trong mạch tăng nhanh.

Câu 14. Hai ống dây giống hệt nhau được giữ ở độ cao h1. Có ba nam châm giống

hệt nhau được thả từ cùng một độ cao h2 > h1. Thanh thứ nhất rơi tự do, thanh thứ hai rơi qua ống dây để hở, thanh thứ ba rơi qua ống dây kín, trong khi rơi nam châm không chạm vào ống dây. Gọi t1, t2, t3 là thời gian rơi của ba nam châm kể từ lúc thả đến lúc vừa rời nam châm. Ta có:

A. t1 = t2 = t3 B. t1 < t2 < t3 C. t3 = t2 < t1 D. t1 = t2 < t3

Câu 15. Một khung dây dẫn được nối kín mạch và đặt nằm yên, vuông góc với các

đường sức của một từ trường đều. Giữ nguyên các yếu tố còn lại và đổi chiều đường sức thì điều nào sau đây là đúng:

A. Dòng điện qua khung dây đổi chiều.

B. Dòng điện qua khung dây thay đổi về cả chiều và độ lớn. C. Từ thông qua khung dây thay đổi cả dấu và độ lớn.

D. Từ thông qua khung dây thay đổi dấu nhưng không thay đổi về độ lớn.

Câu 16. Hai vòng dây dẫn tròn có cùng bán kính, đặt đồng tâm,

vuông góc và cách điện với nhau. Vòng dây 1 có dòng điện I đi qua. Khi giảm I, trong vòng dây 2 có xuất hiện dòng điện cảm ứng không?

A. Có, dòng điện cảm ứng trong vòng dây 2 cùng chiều kim đồng hồ. B. Có, dòng điện cảm ứng trong vòng dây 2 ngược chiều kim đồng hồ.

C. Có, vì khi I qua cuộn 1 giảm làm từ thông gửi qua cuộn 2 giảm, do đó trong cuộn 2 xuất hiện dòng điện cảm ứng.

D. Không, vì từ thông qua vòng dây 2 luôn luôn bằng không.

Câu 17. Thả một nam châm thẳng rơi tự do qua một vòng dây đặt nằm yên trong mặt

phẳng ngang. Suất điện động cảm ứng trong khung khi nam châm vừa chạm mặt phẳng vòng dây và suất điện động cảm ứng trong khung khi nam châm vừa đi qua hết mặt phẳng vòng dây có gì khác nhau:

A. Suất điện động cảm ứng lúc đi vào lớn hơn.

B. Suất điện động cảm ứng lúc đi ra lớn hơn

C. Hai suất điện động cảm ứng có độ lớn bằng nhau.

D. Không so sánh được vì chiều đường sức ở hai cực khác nhau.

Câu 18. Một nam châm được đưa lại gần một vòng dây. Hiện tượng quan sát được

là:

A. Vòng dây đứng yên.

B. Vòng dây chuyển động sang phải C. Vòng dây chuyển động sang trái. D. Vòng dây quay tròn.

Câu 19. Một khung dây dẫn cứng hình chữ nhật có thể quay quanh trục đối xứng

của nó. Đặt khung dây vào trong lòng của một nam châm chữ U sao cho trục đối xứng của khung dây trùng với trục đối xứng xy của nam châm. Nếu cho nam châm quay đều quanh trục xy thì khung dây sẽ:

A. bị các lực từ kéo căng ra hoặc nén lại.

B. quay quanh trục xy và quay cùng chiều với tốc độ bằng tốc độ quay của NC C. quay quanh trục xy và quay ngược chiều với tốc độ lớn hơn tốc độ quay của NC

D. quay quanh trục xy và quay cùng chiều với tốc độ nhỏ hơn tốc độ quay của NC.

Câu 20. Trong các dụng cụ điện sau, dụng cụ nào hoạt động không dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ:

A. Loa của máy tính. B. Máy bơm nước, quạt điện.

111 B I N S v S N v

C. Ổn áp, bếp từ, đàn ghita điện D. Bóng đèn dây tóc, bếp điện.

Câu 21. Chọn phát biểu đúng :

Khi thanh kim loại MN ở hình bên chuyển động theo hướng vecto vtrong từ trường đều thì dòng điện cảm ứng có chiều như hình vẽ. Nếu vậy thì các đường sức từ

A. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, hướng ra phía sau.

B. vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, hướng ra phía trước. C. nằm trong mặt phẳng hình vẽ, vuông góc với hai thanh ray. D. nằm trong mặt phẳng hình vẽ, vuông góc với MN.

Câu 22. Một đoạn dây dẫn chuyển động với vận tốc v trong một từ trường đều B

và có điện tích xuất hiện ở hai đầu của đoạn dây như hình vẽ. Cảm ứng từ Bcó: A. hướng thẳng đứng xuống dưới.

B. hướng ra mặt phẳng hình vẽ.

C. hướng vào mặt phẳng hình vẽ.

D. hướng sang phải.

Câu 23. Hai cuộn dây dẫn quấn chung trên cùng một lõi thép kỹ thuật điện. Nếu

liên tục thay đổi cả chiều và độ lớn của dòng điện đi vào cuộn 1 thì cuộn 2:

A. có thể coi là một nguồn điện.

B. có thể coi là một nguồn điện nếu số vòng dây của cuộn 2 nhiều hơn. C. có thể coi là một nguồn điện nếu số vòng dây của cuộn 1 nhiều hơn. D. không thể coi là một nguồn điện.

Câu 24. Công thức nào sau đây không thể dùng để xác định suất điện động cảm ứng?

A. t k ec ∆ ∆Φ = B. t N ec ∆ ∆Φ − = C. t B S ec ∆ ∆ − = D. t ec ∆ ∆Φ =

Câu 25. Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều nhưng biến đổi theo thời

gian các đường sức từ nằm trong mặt phẳng của khung. Trong 0,1s đầu cảm ứng từ tăng từ 10μT đến 20μT. 0,2s tiếp theo cảm ứng từ tăng từ 20μT đến 30μT. So sánh suất điện động cảm ứng trong khung dây ta có:

A. ec1 = 2ec2 B. ec1 = ec2 C. ec1 = 3ec2 D. ec1 = 4ec2

Câu 26. Một khung dây ABCD được đặt đồng phẳng với một dòng điện thẳng dài

vô hạn như hình vẽ. Tịnh tiến khung dây theo các cách sau:

I. Đi lên, khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng diện thẳng không đổi. II . Đi xuống, khoảng cách giữa tâm KD và dòng diện thẳng không đổi. III. Đi ra xa dòng điện . IV. Đi về gần dòng điện .

Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ABCD

112 N M i c v D C A B

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w