- GV phát phiếu bài tập cho HS để HS có sự chuẩn bị trước. - Chia lớp thành 6 nhóm học tập.
Hoạt động 1. Kiến tạo, củng cố kiến thức về điều kiện xuất hiện và tồn tại của dòng điện cảm ứng
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trả lời từ câu 1 đến câu 5. - Đáp án đúng: 1D, 2C, 3A, 4D, 5D.
- Câu 6. * Cho HS bộc lộ các quan điểm khác nhau:
+ An nói đúng vì khi đóng khóa K thì A là đầu Bắc, B là đầu Nam của ống dây. Khi để vòng nhôm ở đầu Bắc của ống dây vòng nhôm bị đẩy ra. Vậy khi để vòng nhôm ở đầu Nam của ống dây, vòng nhôm sẽ bị hút lại.
+ An nói sai vì khi đặt vòng nhôm sang đầu B của ống dây rồi đóng khóa K thì từ thông qua vòng nhôm tăng, do đó từ trường Bc của dòng cảm ứng trong vòng nhôm sẽ ngược chiều từ trường Bở đầu B của ống dây. Nghĩa là, xét về phương diện từ thì mặt bên phải của vòng nhôm và đầu B của ống dây phải cùng cực từ. Do đó, vòng nhôm bị đẩy ra.
* Tổ chức cho HS tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng (là An nói sai) * Cho HS xem thí nghiệm để kiểm chứng.
Hoạt động 2. Kiến tạo, củng cố kiến thức về cách xác định chiều dòng điện cảm ứng
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước xác định chiều dòng điện cảm ứng. - Các nhóm bổ sung cho hoàn chỉnh (nếu cần).
- GV yêu cầu các nhóm làm các bài tập 9,7, 8.
Hoạt động 3. Kiến tạo, củng cố kiến thức về suất điện động cảm ứng