Nhận xét
- Đa số HS (71,11%) thích học kiểu Thầy đọc ( hoặc nói chậm) để Trò ghi vì như vậy các em không phải tư duy để lựa chọn những ý chính cần ghi vào vở.
- HS thường không để ý tới sự dẫn dắt bài học trên lớp của Thầy/ Cô, cứ cho rằng các kiến thức chính của bài học, các định luật, các khái niệm,… đã được sách giáo khoa in đậm và chỉ cần học thuộc những dòng in đậm ấy là đủ (39,25%).
- Nhiều HS không học bài cũ (56,3%) và lười tư duy khi làm bài tập về nhà (60,74%), các em sao chép từ trong sách giải bài tập, nếu Thầy/Cô kiểm tra vở thì thấy đã làm bài tập đầy đủ nhưng thực tế các HS đó không nắm được kiến thức.
- Còn nhiều HS (52,22%) ngại hoạt động nhóm, ỉ lại vào các bạn tích cực rồi lấy kết quả của cả nhóm làm kết quả cho mình.
Từ một số lí do trên mà HS đã không nắm vững được kiến thức hoặc đã có những quan niệm sai hoặc chưa đầy đủ.
- Qua điều tra chúng tôi cũng được biết hơn 90,74% HS rất hào hứng với những giờ học có TNg và được tự làm TNg, nhưng chỉ khoảng 20% số tiết học có TNg và dưới 15% số tiết học HS được làm TNg, nếu HS được làm TNg thì cũng dưới sự hướng dẫn của GV, HS hiếm khi được tự nghiên cứu, mày mò, lắp ráp.
- Hơn 61,85% HS muốn được trao đổi cùng nhau và trao đổi với giáo viên để nắm vững kiến thức nhưng các em vẫn e ngại vì nếu hay trao đổi với bạn bè thì sợ bị cho là nói chuyện riêng, không nghiêm túc trong giờ học, còn hỏi các Thầy/Cô thì không các em lại không dám.
Vì vậy mà các quan niệm riêng sẵn có của HS ít được bộc lộ.
2.6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học một số kiến thức chương “ Cảm ứng điện từ ” Vật lí 11 nâng cao chương “ Cảm ứng điện từ ” Vật lí 11 nâng cao
2.6.1. Xác định các đơn vị kiến thức có thể triển khai dạy học kiến tạo
Bởi vì DHKT là quan điểm dạy học dựa trên những quan niệm sẵn có của người học (đa số là quan niệm sai lệch) để tổ chức các hoạt động dạy học sao cho người học tự lực, tích cực xây dựng kiến thức khoa học cho mình. Qua thực tế dạy học và qua kết quả điều tra quan niệm của HS trước khi học chương “ Cảm ứng điện từ ” Vật lí 11 nâng cao, chúng tôi xác định các đơn vị kiến thức có thể triển khai DHKT như sau:
1. Từ trường có sinh ra dòng điện không?
2. Điều kiện xuất hiện và tồn tại của dòng điện cảm ứng.
3. Điều kiện xuất hiện và tồn tại của hiện tượng cảm ứng điện từ. 4. Chiều của dòng điện cảm ứng.
2.6.2. Chuẩn bị thiết bị dạy học trực quan
a. Nhóm hình ảnh tĩnh
1. Để ôn tập lại cho HS hình ảnh các đường sức từ chúng tôi đưa vào hình ảnh sau:
2. Để ôn tập lại cho HS quy tắc nắm bàn tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ, từ đó xác định được mặt Bắc, mặt Nam của vòng dây chúng tôi đưa vào hình ảnh sau:
3. Để giúp HS nhớ lại TNg dòng điện sinh ra từ trường của Ơxtet, nhằm mục đích đặt ra câu hỏi ngược lại: “ từ trường có sinh ra dòng điện không?’’ chúng tôi đưa vào hình ảnh sau: 35 a . b . c. d . e . Ảnh 1 Hình 1 Hình 1 N S N Ảnh 2a Ảnh 2b Ảnh 3a Ảnh 3b