Đối với giáo viên (Xem phụ lục 1b trang P10) * Nhận xét

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 33 - 34)

* Nhận xét

- Khoảng 32,5% GV thường dạy các khái niệm Vật lí theo kiểu thông báo sau đó giảng cho HS hiểu, 35,1% GV xây dựng khái niệm, HS ghi nhớ rồi luyện bài tập, còn lại 12,7% GV là hướng dẫn HS xây dựng khái niệm.

- Trong quá trình dạy học, rất ít GV tạo điều kiện để HS bộc lộ quan niệm của bản thân vì sợ làm mất thời gian và dễ làm “ cháy giáo án”, nếu có cũng chỉ dùng để đặt vấn đề vào bài mới. Cụ thể chỉ có 8,6% GV tạo điều kiện cho HS bộc lộ quan niệm riêng của mình khi học, 27,9% tổ chức các nhóm học để HS thảo luận với nhau. Tuy nhiên, khi HS đưa ra quan niệm riêng của mình, nếu là quan niệm sai thì GV thường đưa ra bằng chứng để bác bỏ rồi nêu quan niệm khoa học cho HS (33,5%), còn nếu là quan niệm phù hợp thì GV khen ngợi, chấp nhận và hợp thức hóa kiến thức (43,96%), chỉ rất ít (13,04%) GV đưa ra câu hỏi để thử thách quan niệm riêng của HS.

- Theo kết quả phiếu điều tra, GV đánh giá tỉ lệ về quan niệm riêng của HS cũng sai khác nhiều so với khi điều tra trực tiếp HS. Ví dụ như: có 60,86% số GV dự đoán rằng khoảng 42,6% - 51,9% HS có quan niệm rằng hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ xảy ra đối với một mạch kín khi số đường sức từ gửi qua mạch kín thay đổi, nhưng khi điều tra HS thì kết quả lại là 87,4%, hoặc có 52,17% số GV dự đoán rằng khoảng 39,25% - 53,7% HS có thể xác định được chiều dòng điện cảm ứng trong một số ví dụ cụ thể, nhưng khi điều tra HS thì kết quả lại là 12,59% ....

- Trong quá trình dạy học, GV chủ yếu sử dụng bảng, sách giáo khoa (100%), các câu hỏi đàm thoại (60,86%), sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ có sẵn (14,7%), bài giảng điện tử (55,3%) nhưng chủ yếu dạy trong các tiết thanh tra, dự giờ đánh giá.

- Mặc dù Vật lí là môn khoa học thực nghiệm và ở hầu hết các trường phổ thông đều được trang bị các thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học Vật lí (tối thiểu) của Bộ giáo dục và Đào tạo, nhưng việc làm TNg rất hạn chế. Đa số GV (78,3%) chỉ thỉnh thoảng làm TNg (chủ yếu dạy trong các tiết thanh tra, dự giờ đánh giá), ở mức độ thường xuyên thì có 12,8%, còn 8,9% GV không khi nào làm TNg. Về mục đích TNg, đa số GV cho rằng làm TNg nhằm để nêu hiện tượng (35,6%) hoặc minh họa (59,3%), chỉ 5,1% GV làm TNg để kiểm tra lí thuyết.

Khi được hỏi về nguyên nhân ít hoặc không làm TNg cũng như việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, thì các GV cho biết một số nguyên nhân chính sau: cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chưa có phòng bộ môn riêng biệt để tổ chức dạy học kết hợp làm TNg, và quan trọng là không đủ thời gian.

- Để đổi mới PPDH thì các GV thường sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Khi được hỏi về dạy học kiến tạo thì hầu hết các GV đều trả lời chưa biết, chứng tỏ dạy học kiến tạo chưa thực sự phổ biến ở trường phổ thông.

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thường được GV đánh giá thông qua kiểm tra miệng, giải bài tập và kiểm tra viết. Rất ít GV kiểm tra thông qua thuyết trình nhóm về một vấn đề Vật lí nào đó, cũng rất ít GV kiểm tra kĩ năng thực hành của HS. Do đó năng lực thực hành, khả năng thuyết trình, khả năng hoạt động nhóm của HS còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w