Khả năng vận dụng dạy học theo LTKT vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 chương trình nâng cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 31 - 32)

từ” Vật lí 11 chương trình nâng cao

Để khắc phục những khó khăn trên, chúng tôi đã vận dụng lí thuyết DHKT. Cụ thể:

- Vận dụng DHKT để khắc sâu kiến thức, tăng niềm tin khoa học cho HS

DHKT là một quan điểm dạy học tập trung vào người học, nghĩa là người

học phải chủ động, tích cực, sáng tạo để xây dựng kiến thức cho mình. Trong quá trình xây dựng kiến thức cho bản thân, HS được tương tác với nhau và với GV, được tự do đưa ra ý kiến cá nhân và được bảo vệ ý kiến của mình, được các bạn và GV đưa ra bằng chứng khoa học để chứng minh cho các vấn đề còn thắc mắc. Qua đó, kiến thức mà người học xây dựng được sẽ được thử thách, đánh giá, vận dụng. Vì vậy người học sẽ nắm vững kiến thức và đam mê khoa học hơn.

- Vận dụng DHKT để phá vỡ quan niệm sai lệch, xây dựng quan niệm khoa học cho HS

Theo mô hình DHKT ta thấy đây là một quan điểm dạy học rất thích hợp cho việc phá vỡ quan niệm sai lệch, xây dựng quan niệm khoa học cho HS. Bởi vì, DHKT dựa trên quan niệm sẵn có của HS và tổ chức cho HS tương tác với nhau và tương tác với GV để cuối cùng HS tự phá bỏ quan niệm sai, xây dựng quan niệm khoa học cho bản thân.

- Vận dụng DHKT để đào tạo con người của thời đại mới

Trong DHKT, HS được tự do bộc lộ quan niệm của bản thân, được trao đổi, nhận xét, đánh giá, được đưa ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu, được đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm. Từ đó, dần dần hình thành cho HS năng lực dự đoán, năng lực định hướng tìm tòi cách thức giải quyết vấn đề, năng lực thực hành, năng lực tư duy sáng tạo, tác phong làm việc khoa học, cẩn thận,… Đó là những phẩm chất của con người thời đại mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 31 - 32)