chương trình nâng cao
Từ thực tiễn dạy học và việc nghiên cứu của bản thân, chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn khi dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 chương trình nâng cao, cụ thể như sau:
+ Mặc dù ở lớp 9 HS đã được học về hiện tượng cảm ứng điện từ nhưng hầu hết HS không nhớ kiến thức, hoặc nhớ không đúng.
+ Giáo viên chưa tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề nên không lôi cuốn học sinh vào tham gia xây dựng kiến thức mới, không phát huy được tính tích cực, tự lực tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên chưa khai thác triệt để kiến thức cũ của học sinh trong quá trình xây dựng kiến thức mới.
+ Giáo viên chưa nhấn mạnh những ứng dụng quan trọng của kiến thức phần này vào thực tế để học sinh có thể thấy tầm quan trọng của nội dung kiến thức.
+ Thiết bị thí nghiệm ở trường THPT mặc dù có nhưng vẫn chưa đủ. Trong quá trình dạy học, giáo viên chưa tích cực sử dụng hết tiềm năng thí nghiệm, chưa kết hợp sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy: hình vẽ, mô hình, thiết bị thí nghiệm, ứng dụng CNTT.
+ Học sinh chưa nắm vững quy tắc xác định chiều của dòng điện cảm ứng (định luật Lenxơ), cụ thể học sinh không hiểu “chống lại sự biến thiên của từ thông” là thế nào? Do đó, học sinh lúng túng không xác định được chiều của dòng điện cảm ứng.
+ HS rất thụ động khi học về các loại máy điện, về mạch dao động LC ở chương trình Vật lí lớp 12.
Trên đây là những khó khăn cơ bản khi dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 chương trình nâng cao. Để khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả dạy học thì điều quan trọng là chọn được một quan điểm, một phương pháp dạy học thích hợp.