KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 81 - 84)

- Giả thiết H0: X TN =X ĐC giả thiết thống kê (kết quả ở trên là ngẫu nhiên) Giả thiết H1: XTN> XĐC là có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài "Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương "Cảm ứng điện từ" Vật lí lớp 11 chương trình nâng cao theo lý thuyết kiến tạo" chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây:

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận tổ chức dạy học theo LTKT.

- Chỉ ra được những khó khăn gặp phải khi dạy học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lí lớp 11 chương trình nâng cao và đã phân tích để thấy rõ sự hợp lí của việc vận dụng DHKT nhằm giải quyết những khó khăn trên.

- Chúng tôi đã tìm hiểu được thực trạng dạy học tổ chức dạy học chương "Cảm ứng điện từ " Vật lí lớp 11 chương trình nâng cao và nêu ra một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó.

- Điều tra quan niệm riêng của HS trước và sau khi học chương "Cảm ứng điện từ” Vật lí lớp 11 chương trình nâng cao. Từ đó chúng tôi thấy vận dụng LTKT vào dạy học một số kiến thức trong chương là hợp lý.

- Đề xuất và thiết kế, thực hiện 6 thí nghiệm và chuẩn bị một số phương tiện dạy học trực quan khác (mô phỏng vật lí, ảnh tĩnh...) nhằm nâng cao hiệu quả của việc DHKT.

- Trên cơ sở lý luận chúng tôi đã thiết kế 3 tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương "Cảm ứng điện từ " Vật lí lớp 11 chương trình nâng cao theo LTKT. Sau đó tiến hành thực nghiệm trên các lớp 11A6 (lớp đối chứng 11A7) trường THPT Hậu Lộc 1, lớp thực nghiệm 11A2 (lớp đối chứng 11A5) trường THPT Hậu Lộc 4, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

- Qua kết quả thực nghiệm bước đầu chúng tôi nhận thấy:

+ Học sinh hứng thú tích cực tham gia bài học, tạo ra được môi trường học tập thân thiện, HS thực sự là trung tâm của hoạt động dạy học.

+ Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. HS nắm vững kiến thức cao hơn, đã loại bỏ được nhiều quan niệm sai và xây dựng quan niệm khoa học cho bản thân.

Điều đó khẳng định giả thuyết khoa học, tiến trình dạy học là phù hợp, nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết. DHKT ở môn Vật lí THPT vận dụng PPTN đem lại nhiều lợi ích cho HS, HS được hoạt động nhiều hơn, tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân vào việc nêu giả thuyết và đề xuất phương án TNg kiểm tra. Từ đó năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề phát triển góp phần cho HS phương pháp nhận thức Vật lí - PPTN. Vì vậy kiến thức HS kiến tạo được sâu sắc, vững chắc hơn.

Kiến nghị:

Trong quá trình dạy học kiến tạo bản thân HS phải là chủ thể hoạt động trên cơ sở vận dụng những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước để giải quyết một tình huống mới nảy sinh và sắp xếp kiến thức mới vào hệ thống kiến thức đã có.

Chỉ khi nào HS tạo được mối liên hệ hữu cơ giữa kiến thức mới và cũ, sắp xếp vào hệ thống kiến thức đã có thì lúc đó kiến thức mới sẽ có giá trị ứng dụng và không bị lãng quên.

Do vậy, dạy học kiến tạo đòi hỏi giáo viên phải có vốn sống, kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định, khả năng ứng dụng linh hoạt CNTT vào các bước trong tiến trình dạy học, phải là người chuyển hóa các tri thức khoa học thành các tri thức dạy học với việc xây dựng các tình huống dạy học chứa đựng những tri thức cần lĩnh hội, tạo dựng nên môi trường mang tính xã hội để HS kiến tạo nên kiến thức của mình, có thế thì dạy học kiến tạo mới phát huy được ưu thế vượt trội của nó, mới có thể tạo ra những con người lao động sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và bộ môn Vật lý nói riêng.

Để việc tổ chức dạy học theo LTKT đạt hiệu quả cao GV cần chuẩn bị tốt cơ sở lí luận về nó. Từ đó rèn luyện kỹ năng xác định mục tiêu, chọn nội dung,... để thiết kế tiến trình dạy học phù hợp nhất.

Phải nâng cao cơ sở vật chất như: phương tiện nghe nhìn, các bộ TN phải đầy đủ, dễ làm và có độ chính xác cao, bàn ghế phải được thuận lợi cho việc dạy học nhóm.

Số lượng HS trong mỗi lớp không quá đông để phù hợp việc trao đổi giữa GV và HS, giữa HS và HS.

Tuy nhiên không PPDH nào là vạn năng, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học cần phải phối hợp khéo léo các PPDH khác.

Đề xuất:

Đổi mới phương pháp dạy học sẽ mang lại những hiệu quả vượt trội hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tiến trình dạy học. CNTT sẽ kích thích hứng thú học tập thông qua các khả năng kĩ thuật (kĩ thuật đồ họa; công nghệ Multimedia, phần mềm chuyên dụng, các chương trình trình chiếu ....); góp phần tổ chức, điều khiển tiến trình dạy học; hợp lí hoá công việc của thầy và trò. Sự kết hợp giữa các lí thuyết mới và CNTT trong tiến trình dạy học sẽ tạo nên một tiến trình dạy học mới mà trong tiến trình đó người học chủ động, tích cực hơn trong việc xây

dựng hệ thống tri thức cho bản thân.

Trong điều kiện hiện nay, HS được tiếp cận, được thực hành và có những thao tác thành thạo trên máy vi tính. Vì vậy tôi cho rằng việc vận dụng LTKT vào dạy học Vật lí với sự hỗ trợ của CNTT là điều nên làm vì nó sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan. Tôi thiết nghĩ mỗi trường nên:

- Xây dựng diễn đàn trực tuyến để cho HS bộc lộ các quan niệm của mình theo từng chủ đề mà GV đặt ra.

- Sử dụng các phần mềm để xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập, kiểm tra các kiến thức cũ, cũng như vận dụng để khắc sâu kiến thức mới cho HS.

- Mô phỏng các quá trình Vật lí, hiện tượng Vật lí để nêu vấn đề.

- Sử dụng các thí nghiệm ảo để HS kiểm tra giả thuyết, phân tích kết quả để rút ra các kết luận.

Theo tôi, thông qua diễn đàn trực tuyến như vậy, GV có thể nắm bắt được trong chương này, phần này HS thường hay mắc những sai lầm nào và thường có những quan niệm sai như thế nào. Từ đó giúp GV có được định hướng dạy học tốt hơn, HS có được cách tiếp cận tri thức đúng, hiệu quả của việc dạy – học được nâng lên.

Tuy nhiên, việc xây dựng một diễn đàn như vậy tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực cao ở mỗi giáo viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học một số kiến thức chương Cảm ứng điện từ vật lý 11 chương trình nâng cao theo lí thuyết kiến tạo (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w