Khoản chi này đã đáp ứng được các nhu cầu về chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành; chi cứu tế xã hội; chi thăm hỏ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong (Trang 89 - 93)

các gia đình thương binh, liệt sỹ; chi hỗ trợ cho các gia đình khó khăn theo chính sách Nhà nước..

- Chi sự nghiệp xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi thường xuyên (từ 10-16 %) và có xu hướng tăng. Chi cho sự nghiệp xã hội năm 2010 là 7.450 triệu đồng đạt 101 % so với kế hoạch; năm 2011 là 7.312 triệu đồng đạt 107 % so với kế hoạch và bằng 98 % so với cùng kỳ; năm 2012 là 8.447 triệu đồng đạt 106 % so với kế hoạch và bằng 116 % so với cùng kỳ. Nguyên nhân dẫn đến xu hướng tăng là do số lượng cán bộ" hưu xã" hiện nay khá lớn; chi trợ cấp tết cho người nghèo, thực hiện những chính sách đảm bảo xã hội cho các đối tượng như: chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện…

- Tuy nhiên một số xã chưa thống kê đầy đủ các đối tượng chính sách xã hội cần quan tâm nên việc bố trí chi chưa được đầy đủ.

* Chi quản lý hành chính

Chi quản lý hành chính bao gồm các khoản chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước xã, chi hoạt động của Đảng và các cơ quan đoàn thể khác như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân..., chủ yếu là chi lương, chi tiền điện, nứớc, điện thoại, báo chí, vật tư văn phòng, hội nghị khánh tiết, tiếp khách, sinh hoạt phí cán bộ xã...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

Bảng 4.15. Tình hình chi quản lý hành chính cấp xã, huyện Yên Phong từ năm 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dự toán Thực hiện % so sánh TH/ DT Dự toán Thực hiện % so sánh TH/ DT % so sánh cùng kỳ Dự toán Thực hiện % so sánh TH/ DT % so sánh cùng kỳ Chi quản lý HCNN 24.212 33.773 139 32.387 43.757 135 130 38.620 52.830 137 121 1. Quản lý NN 16.162 19.496 121 21.150 31.637 150 162 24.420 36.798 151 116 2. Chi khối Đảng 3.650 6.199 170 4.000 5.676 142 92 5.600 6.767 121 119 3. Mặt trận 1.150 1.920 167 1.737 1.850 107 96 2.200 2.250 102 122 4. Đoàn thanh niên 850 1.520 179 1.400 1.520 109 100 1.600 1.785 112 117 5.Hội phụ nữ 800 1.542 193 1.400 1.564 112 101 1.600 1.765 110 113 6. Hội cựu chiến binh 800 1.586 198 1.400 1.510 108 95 1.600 1.725 108 114 7. Hội nông dân 800 1.510 189 1.300 1.432 110 95 1.600 1.740 109 122

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

- Ưu điểm:

+ Chi quản lý hành chính trong các xã là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên của ngân sách xã. Qua bảng số liệu ta thấy, chi quản lý hành chính năm sau tăng và cao hơn năm trước: năm 2010 là 24.212 triệu đồng đạt 133 % so với kế hoạch; năm 2011 là 43.758 triệu đồng đạt 135 % so với kế hoạch và bằng 136 % so với năm 2012; năm 2012 là 52.830 triệu đồng đạt 137 % so với kế hoạch và bằng 121 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do hệ thống, bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ ở cấp xã được cơ cấu gần giống hệ thống bộ máy quản lý ở cấp huyện cho nên nhu cầu về cán bộ khối xã được bổ sung để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình so với trước đây do vậy mà chi quản lý hành chính tăng qua các năm. Trong cơ cấu chi quản lý hành chính thì khoản chi lương cán bộ xã chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 50 - 60%). Khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên (từ 50 - 63%) và năm sau tăng cao hơn năm trước.

Hiện tại toàn huyện có trên 322 cán bộ chuyên trách và công chức xã được hưởng lương theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành chính sách riêng để thu hút đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã và thôn. Do đó, số chi cho con người hàng năm tương đối lớn.

+ Về cơ bản, việc điều hành và thực hiện chi trong những năm gần đây được chú trọng và bám sát theo dự toán, nhiều xã thực hiện tốt công khai tài chính, công khai dự toán chi ngay từ đầu năm. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ đã đưa việc chi tiêu của xã vào nề nếp, đặc biệt là tiết kiệm chi hành chính.

+ Trong chi quản lý hành chính, việc bố trí chi sinh hoạt phí cán bộ xã đã được chú trọng, hầu hết các xã đều tham gia đóng góp BHXH và BHYT cho cán bộ xã. Việc chỉ đạo của ngành tài chính và kiểm soát qua KBNN đã có hiệu quả rõ rệt nên hiện tượng nợ sinh hoạt phí kéo dài đến nay cơ bản đã được khắc phục.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 tốt theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/10/2010 của Bộ Tài

+ Khoản chi mua sách báo phục vụ cho hoạt động chuyên môn được các xã quan tâm. Đến nay, 100% các xã đã xây dựng tủ sách pháp luật theo

chỉđạo của tỉnh, của huyện.

+ Khoản chi quản lý hành chính ngày càng tiết kiệm, hiệu quả do thực hiện tốt chế độ, định mức chi cho công tác phí, hội nghị, tiếp khách... theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh; 100% số xã đều chi đúng định mức quy định.

- Hạn chế:

+ Ở nhiều xã việc bố trí dự toán cho khoản chi này thường chưa tính toán hết các nhiệm vụ chi phát sinh trong năm do vậy thường phải bổ sung dự toán lớn cho nhiệm vụ chi này.

+ Một số xã còn chưa thực sự tiết kiệm trong việc bố trí chi quản lý hành chính.

+ Ngoài ra trên thực tế một số xã phải chi thêm cho các đối tượng hợp đồng của các cơ quan đoàn thể và lực lượng an ninh tại các thôn, xóm; chế độ bảo vệ trông coi trụ sở, uỷ ban, quản trang... đã làm tăng mức chi bình quân chung. Hơn nữa, mức chi cho các đối tượng này ở mỗi xã lại khác nhau tuỳ vào nguồn lực mỗi xã làm cho việc quản lý, kiểm soát gặp nhiều khó khăn, thiếu thống nhất, đồng bộ.

+ Một số quy định về quản lý chi NSX, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do trung ương ban hành lại giao cho các tỉnh cụ thể hóa, nhiều khi không hướng dẫn cụ thể nên việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, gây bất cập trong công tác quản lý ngân sách trên địa bàn..

+ Hiện tại UBND tỉnh đã xây dựng được định mức phân bổ chi thường xuyên tổng hợp cho ngân sách xã (Chi quản lý hành chính tính trên đầu cán bộ, chi các sự nghiệp tính trên đầu dân số). Tuy nhiên định mức phân bổ này mới chỉ là định mức tổng hợp mà chưa phân bổ cụ thể theo các sự nghiệp chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 NSX và chưa xây dựng được định mức phân bổ chi XDCB cho cấp xã.

+ Việc bố trí cơ cấu chi thường xuyên hiện nay ở một số xã vẫn chưa thực sự hợp lý. Nhiều xã chưa đầu tư đúng mức ở một số sự nghiệp có thu của xã, đặc biệt là chi sự nghiệp phát triển kinh tế, chi đầu tư nuôi dưỡng mở rộng nguồn thu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi thường xuyên.

+ Còn hiện tượng một số xã chi tiêu hành chính lãng phí, hoạt động của các hội, đoàn thể chưa thực sự hiệu quả, tiết kiệm...

+ Vẫn còn hiện tượng một số xã vi phạm nguyên tắc quản lý ngân sách xã, ví dụ như nguồn thu XDCB lại đem chi thường xuyên hay ngược lại gây tình trạng nợ đọng cho NSX nợ chi thường xuyên hay nợ XDCB phải vay ngoài để cân đối ngân sách xã gây nhiều dư luận không tốt.

* Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự

- Đa số các xã đã xác định đúng vai trò của khoản chi này để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền xã đó là thực hiện tốt pháp lệnh dân quân tự vệ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Cụ thể đó là các khoản chi cho huấn luyện dân quân tự vệ, chi phụ cấp huy động dân quân tự vệ, chi tiễn đưa thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, chi tuyên truyền vận động phong trào bảo vệ an ninh xã hội...

- Tỷ lệ khoản chi này thường chiếm tỷ trọng tương đối hợp lý (từ 4% - 10%) trong tổng chi thường xuyên. Như vậy khoản chi này có xu hướng tăng dần. Số chi này có xu hướng tăng lên chứng tỏ các xã có sự quan tâm và chú trọng hơn đến vấn đề an ninh quốc phòng.

- Những khoản chi này đã góp phần khắc phục và làm giảm đáng kể tình hình tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật, nghiện hút... góp phần ổn định tình hình an ninh nông thôn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)