Kinh nghiệm quản lý NSX tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong (Trang 40 - 43)

b. Tổ chức quản lý chi NS

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý NSX tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là đơn vị làm tốt công tác quản lý NSX. Là địa phương thuần nông, các khoản thu ngân sách chủ yếu từ phí, lệ phí; thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân, các khoản đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… do HĐND xã quyết định. Những năm qua, nhờ xây dựng dự toán ngân sách sát tình hình, chủ động khai thác nguồn thu và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện đã tạo điều kiện cho xã đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ phát triển KT-XH. Hằng năm, các khoản thu từ tiền sử dụng đất (mỗi năm 0,2-0,3 ha) chiếm phần lớn trong tổng thu NSX được thực hiện đúng quy trình. Các khoản thu phí và lệ phí, quỹ đất công ích, thu khác đều được tận dụng nguồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 đáp ứng nhu cầu chi NSX. Trong chi NSX, ngoài các khoản ưu tiên chi thường xuyên thì việc chi đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi được quan tâm. Để đạt được những kết quả trên, huyện Lạng Giang đã thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Việc triển khai hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và các văn bản quy định của Bộ Tài chính, của UBND tỉnh đối với người dân, hộ kinh doanh thường xuyên được quan tâm, cho nên tránh được tình trạng nghi ngờ trong các khoản thu-chi ở địa phương, nhất là lĩnh vực đầu tư XDCB.

- Việc lập dự toán NSX từ cơ sở bám sát tình hình thực tế; các nguồn thu trên địa bàn được tận dụng triệt để, phân bổ kinh phí hợp lý; nhiệm vụ chi được tính đúng, tính đủ, kịp thời... Hiện tổng thu ngân sách trên địa bàn Lạng Giang đạt khoảng 40 tỷ đồng/năm, trong đó chủ yếu là thu tiền sử dụng đất. Nguồn vốn này được đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế... bảo đảm công khai minh bạch, hạn chế thấp nhất tình trạng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích.

- Các khoản thu, chi NSX đều được kiểm tra, phản ánh rõ ràng, minh bạch dưới sự giám sát của HĐND xã, tạo niềm tin trong nhân dân. Đến nay, các trường học, phòng học ở khu lẻ, trạm y tế đều được đầu tư xây dựng kiên cố đạt chuẩn quốc gia; 60% đường giao thông ở các thôn, xóm được đổ bê tông xi măng; nhiều công trình kênh, mương được xây dựng kiên cố bằng nguồn vốn này.

- Các xã, thị trấn trên địa bàn thường xuyên được phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra báo cáo.

- Đội ngũ cán bộ tài chính xã từng bước kiện toàn, phương tiện làm việc được trang bị đáp ứng yêu cầu thực hiện kế toán máy, các văn bản về chế độ kế toán mới thường xuyên được cập nhật. Kế toán, thủ quỹ, chủ tịch UBND xã thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính nên có ý thức trách nhiệm cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 - Phát huy dân chủ, công khai minh bạch trong nội bộ đội ngũ cán bộ công chức xã và nhân dân để tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế, ngăn chặn dấu hiệu tiêu cực phát sinh. Bên cạnh đó ngành chức năng của huyện còn tích cực hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ tài chính ở xã, giúp UBND huyện chỉ đạo, điều hành sâu sát, góp phần quản lý tốt NSX.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)