Kinh nghiệm quản lý NSX tại tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong (Trang 38 - 40)

b. Tổ chức quản lý chi NS

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý NSX tại tỉnh Hưng Yên

Trong những năm qua, cùng với tiến trình đổi mới đất nước, ngân sách xã (NSX) đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, tình hình ngân sách xã trong cả nước đã có những bước tiến đáng kể. Ngân sách xã đã và đang từng bước thực hiện được vai trò của mình đối với chính quyền cơ sở và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Qua đánh giá kết quả về cân đối thu chi ngân sách Nhà nước (NSNN) những năm qua tại Hưng Yên cho thấy những thành công đáng khích lệ. Từ chỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 NSNN chỉ đảm bảo được chi cho tiêu dùng (chi thường xuyên) đến nay tỉnh là một trong những địa phương có nguồn thu cao trong cả nước và khu vực đồng bằng Sông Hồng và tự cân đối ngân sách. Trong đó NSX đã từng bước đáp ứng được yêu cầu là nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ở nông thôn phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chính NSX ở Hưng Yên hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn, yếu kém. Trước hết là sự hiểu biết của nguời dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết đã không tạo cơ hội cho họ trong việc quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng NSX. Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Mặt khác, cũng do không hiểu biết đầy đủ, toàn diện về NSX, cho nên một số người dân đã có những khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn cho chính quyền các cấp trong việc giải thích và xử lý các vụ khiếu kiện, tố cáo của công dân. Để từng bước giải quyết những bất cập trên tỉnh Hưng Yên đã tập trung vào một số giải pháp sau:

- Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý NSX. Đây là việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của ngành tài chính, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân về các vấn đề NSX.

- Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSX. Do đó, thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, thu đã cơ bản đáp ứng chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Nhiều xã trong tỉnh đã làm tốt công tác này, kinh tế- xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt.

- Nâng cao năng lực quản lý NSX của cán bộ trực tiếp tham gia tại các địa phương, nhất là cán bộ làm công tác NS tại các xã, thị trấn. Trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 năm 2012, Sở Tài chính tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai 03 đợt tập huấn với tổng số 15 lớp với trên 450 lượt đối tượng tham gia tập huấn chế độ kế toán mới theo Thông tư số 146/TT- BTC; công tác quản lý vốn đầu tư XDCB; triển khai hệ thống TABMIS; công tác quản lý tài chính thôn, khu dân cư.

- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tăng cường phân cấp NSNN trên địa bàn, trong đó NSX ngày càng được phân cấp sâu hơn trong thu NSX. Theo như Nghị quyết số 18/2010/NQ- HĐND ngày 18/12/2010 thì thuế môn bài, thuế tài nguyên khu vực DNNN, ĐTNN, ngoài quốc doanh đã phân cấp cho NSX hưởng 70%; Thu tiền sử dụng đất từ quỹ đất đấu giá tạo vốn xây dựng hạ tầng; đấu giá đất dịch vụ của các Dự án do cấp xã làm chủ đầu tư thì NSX hưởng 80%...

- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)