- Tuy nhiên việc bố trí kinh phí thực hiện pháp lệnh dân quân tự vệ ở một số xã còn chưa đảm bảo đặc biệt là việc trang phục cho chiến sỹ dân quân
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng
Trong việc thực hiện công tác kế toán, nhìn chung Ban Tài chính các xã đã thực hiện lập chứng từ, các hồ sơ thanh toán cơ bản chặt chẽ và thực hiện hạch toán theo đúng quy định, đã mở được hệ thống sổ sách để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các nghiệp vụ được hạch toán tương đối đầy đủ, rõ ràng đúng theo nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện rất nhiều xã còn thiếu các sổ theo dõi chi tiết: Thanh toán vốn đầu tư XDCB, các khoản thu hộ, chi hộ, quỹ công chuyên dùng tại xã, kinh phí uỷ quyền, sổ tài sản cố định.
Về chứng từ kế toán: Đối với các xã, cơ bản chứng từ thu, chi đã được lập theo quy định, chi theo nguyên tắc, đúng nội dung, định mức được duyệt chi và có trong dự toán hàng năm đã được phê duyệt; Hệ thống chứng từ được đóng gói, bảo quản theo quy định.
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác tổ chức hạch toán ngân sách và
SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
- Báo cáo tài chính - Báo cáo quyết toán
PHẦN MỀM
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 tài chính xã trên địa bàn huyện Yên Phong còn có một số tồn tại chủ yếu sau:
- Mặc dù đã được tập huấn chế độ kế toán nhiều lần, nhưng một số đồng chí kế toán vẫn chưa sử dụng thành thạo chương trình phần mềm kế toán được trang bị, chưa biết hạch toán đối với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán chi xây dựng cơ bản, hạch toán các khoản chi, thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, chi chuyển nguồn, kết chuyển để xác định kết dư ngân sách.
Việc khai thác, sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính phục vụ là chưa cao, đặc biệt là việc mở và khai thác các sổ kế toán chi tiết như sổ phải thu, phải trả, sổ theo dõi các khoản thu hộ, chi hộ....
Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ của đội ngũ kế toán xã còn hạn chế, một số đồng chí kế toán nhiều tuổi, làm việc lâu năm nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, không chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ, một số đồng chí trẻ mới nhận công tác lại chưa có kinh nghiệm, học không đúng chuyên ngành ngân sách xã, lại không có sự hỗ trợ từ người đi trước nên không nắm rõ được quy trình hạch toán các khoản thu, chi tài chính phát sinh ở xã.
4.1.4.2 Thực trạng công tác quyết toán NSX
Công tác khoá sổ, quyết toán ngân sách về cơ bản các xã thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Thông tư số 108/2008/TT - BTC ngày 18/11/2008 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm, lập báo cáo quyết toán hàng năm và các văn bản hướng dẫn hiện hành của cấp có thẩm quyền.
Quyết toán ngân sách xã đảm bảo nguyên tắc cân đối thu, chi Ngân sách, không có xã nào vướng vào trường hợp quyết toán chi vượt quá nguồn thu.
Tuy nhiên công tác quyết toán ngân sách hàng năm tại các xã, thị trấn thuộc huyện Yên Phong còn một số tồn tại sau:
- Xử lý số dư trên tài khoản tiền gửi tại các xã, thị trấn còn chậm thực hiện. Chưa thực hiện kiểm kê tài sản, quỹ tiền mặt tại xã vào cuối năm theo quy định, một số xã còn để tồn các khoản tạm thu ngân sách, chưa thực hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 thu nộp KBNN ngay trong năm mà để tồn tại Quỹ tiền mặt.
- Chưa tổng hợp, báo cáo phòng Tài chính - KH huyện thực hiện chuyển nguồn đối với các nguồn đã giao dự toán cho các đơn vị nhưng chưa thực hiện trong năm mà phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp, nhất là các khoản chi tạm ứng thanh toán vốn đầu tư XDCB.
- Báo cáo quyết toán lập và trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn chưa đầy đủ theo quy định của Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, nội dung quyết toán chưa quan tâm đến thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn phân cấp cho ngân sách xã. Việc nộp báo cáo quyết toán ngân sách xã cho phòng Tài chính - KH huyện thẩm định còn chậm theo quy định, chất lượng báo cáo chưa cao. Số quyết toán chi tiết thu, chi theo mục lục ngân sách không khớp với quyết toán thu, chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước. Thuyết minh quyết toán chưa thể hiện được khó khăn, thuận lợi trong qúa trình điều hành ngân sách, cũng như nguyên nhân tăng, giảm trong việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ngân sách; Việc thuyết minh tình hình sử dụng nguồn dự phòng, tăng thu và tăng, giảm chi quản lý nhà nước, đảng đoàn thể chưa rõ ràng.
- Việc phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân cấp xã còn mang tính hình thức, phê chuẩn theo nội dung do Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo, không có báo cáo thẩm tra quyết toán của Ban kinh tế - xã hội HĐND xã, cũng như chỉ rõ nguyên nhân tăng giảm so với dự toán, chưa quan tâm đến việc thực hiện dự toán do HĐND xã đã quyết định.
4.1.4.3 Đánh giá kết quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
4.1.4.3.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
a. Điểm mạnh (Ưu điểm)
Toàn huyện đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ thu, chi NSX, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu chi về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở cơ sở. So với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 những năm trước đây, việc điều hành thu chi NSX đã chủ động hơn, khắc phục được tình trạng thu chi tự do. Cơ bản các xã đã thực hiện theo dự toán được HĐND xã phê duyệt từ đầu năm, nhiều xã đã lập dự toán quý, dự toán tháng để thực hiện… Qua đó tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã.
Các ban ngành ở xã đã có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX của ngành mình. Từ đó tích cực chủ động trong việc đôn đốc tăng thu, thực hiện chi tiêu tiết kiệm theo dự toán được duyệt.
Việc điều hành NSX đã được KBNN huyện kiểm soát chặt chẽ hơn, khắc phục được tình trạng điều hành theo "cảm tính " của các xã trước đây.
Việc bổ sung dự toán từ nguồn tăng thu NSX đã cơ bản được thực hiện theo đúng các quy định của luật NSNN. Vai trò của HĐND xã đã được thể hiện đúng theo luật. Mọi khoản tăng thu đều được báo cáo và trình HĐND xã phê duyệt bổ sung thực hiện.
Việc điều hành chi NSX đã thực hiện tương đối tốt nguyên tắc "Tiền nào việc ấy” không chi sai mục đích, chi không đúng đối tượng. Các khoản thu cân đối chi thường xuyên đã được bố trí để chi thường xuyên, các khoản thu dân đóng góp, thu tiền sử dụng đất đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng.
Việc bổ sung nguồn kinh phí hỗ trợ NSX theo kế hoạch đã được cấp tỉnh, huyện thực hiện kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ở cấp xã. Nguồn bổ sung cân đối chi thường xuyên đã được cấp vào những tháng đầu năm và những tháng xã không có số thu. Khắc phục được tình trạng cấp dồn vào cuối năm
Về cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách xã của huyện được bố trí tương đối phù hợp ở các cấp quản lý. Cụ thể:
- Ở Huyện: Có tổ quản lý NSX thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch: Gồm 1 tổ trưởng do phó trưởng phòng Tài chính kiêm và từ 2- 3 chuyên viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 Trình độ cán bộ kế toán NSX tại các xã phường đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý, số cán bộ kế toán ngân sách xã có trình độ trung cấp trở lên đã đạt 100%, nhiều người có trình độ đại học. Số liệu qua khảo sát điều tra cụ thể ở bảng tổng hợp sau:
Bảng 4.17. Tổng hợp trình độ của cán bộ quản lý ngân sách xã
STT Chức danh Tổng số Trình độ chuyên môn Đại học Cao đẳng Trung cấp I Năm 2010 42 17 9 16 1 Chủ tài khoản 14 5 4 5 2 Kế toán NSX 14 9 1 4 3 Thủ quỹ 14 3 4 7 II Năm 2012 42 29 6 7 1 Chủ tài khoản 14 8 2 4 2 Kế toán NSX 14 11 2 1 3 Thủ quỹ 14 10 2 2
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Phong
Qua nghiên cứu trình độ chuyên môn của cán bộ trực tiếp quản lý NSX từ năm 2010 đến năm 2012 chúng ta thấy:
- Trình độ của Chủ tịch UBND xã (Chủ tài khoản) năm 2010 có 05 đồng chí có trình độ Đại học chiếm 35,7%; trình độ Cao đẳng có 04 đồng chí chiếm 28,6%; trình độ Trung cấp có 5 đồng chí chiếm 35,7% . Nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ này tương ứng là Đại học có 8 đ/c chiếm 57,1%; Cao đẳng có 02 chiếm 14,3%; Trung cấp có 04 đ/c chiếm 28,6%; điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ Chủ tài khoản đã được quan tâm đào tạo.
- Trình độ của Kế toán NSX năm 2010 có 09 đồng chí có trình độ Đại học chiếm 64,3%; trình độ Cao đẳng có 01 đồng chí chiếm 7,1%; trình độ Trung cấp có 4 đồng chí chiếm 28,6%. Nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ này tương ứng là Đại học có 11 đồng chí chiếm 78,6%; Cao đẳng có 02 chiếm 14,3%; Trung cấp có 01 đ/c chiếm 7,1% . Điều này chứng tỏ trình độ chuyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 môn quản lý của cán bộ Kế toán NSX đã được quan tâm đào tạo.
- Trình độ của Thủ quỹ NSX năm 2010 có 03 đồng chí có trình độ Đại học chiếm 21,4%; trình độ Cao đẳng có 04 đồng chí chiếm 28,6%; trình độ Trung cấp có 07 đồng chí chiếm 50,0%. Nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ này tương ứng là Đại học có 10 đ/c chiếm 71,4%; Cao đẳng có 02 chiếm 14,3%; Trung cấp có 02 đ/c chiếm 14,3. Điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ Thủ quỹ NSX đã được quan tâm đào tạo.
Về tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn: Từ năm 2010 đến 2012 Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện đã mở trên 15 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện cho Chủ tài khoản Ngân sách, kế toán và thủ quỹ NSX.
Trong số cán bộ tại các xã, thị trấn có trình độ trung cấp gồm 07 đồng chủ yếu là những người đã nhiều tuổi (trong đó từ 45 đến 50 tuổi là 02 đồng chí chiếm 28,6%, từ 51 đến 55 tuổi có 03 đồng chí chiếm 42,9%, còn lại trên 55 tuổi có 02 đồng chí chiếm 28,6%) đây là trở ngại không nhỏ cho việc hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý điều hành NSX. Vì để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý NSX trong thời gian tới thì yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ này phải nâng cao trình độ tin học, trình độ kế toán máy.
Chủ tài khoản thường xuyên có sự thay đổi do hết nhiệm kỳ Chủ tịch UBND xã chuyển sang vị trí khác hoặc về nghỉ chế độ theo quy định. Như đến hết tháng 6 năm 2010 sau khi Đại hội Đảng bộ tại các xã, thị trấn nhiệm kỳ 2010- 2015 thì có 12 đồng chí Chủ tịch UBND xã mới được bầu, do đó số cán bộ này khi tham gia công tác quản lý NSX chưa sâu sát đôi khi còn chỉ đạo chuyên môn thực hiện chưa đúng các quy định.
Nhìn chung hoạt động của bộ máy quản lý NSX ở huyện Yên Phong trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả công tác cao, đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính NSX trong tình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 hình mới, góp phần quan trọng vào việc xây dựng NSX trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN thống nhất.
b. Điểm yếu (Hạn chế)
Về thu NSX vẫn còn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn thu, đặc biệt là các khoản thu sự nghiệp, thu phí lệ phí, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ ...
Việc áp dụng hình thức khoán thu đối với một số khoản thu như: Lệ phí chợ, lệ phí đò, lệ phí bến bãi.... tuy đã có tiến bộ và đạt được những kết quả tốt nhưng các xã chưa kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhận khoán, còn để xảy ra hiện tượng tự đặt ra các mức thu không theo quy định, thu không dùng biên lai, gây nhiều thắc mắc...
Trách nhiệm của UBND các xã đối với một số khoản thuế trên địa bàn chưa cao (đặc biệt đối với một số khoản thuế không liên quan đến việc điều tiết cho xã hoặc tỷ lệ điều tiết cho xã thấp).
Về chi NSX còn tình trạng điều hành chi vượt quá dự toán và khả năng NSX dẫn đến các khoản nợ chi thường xuyên thậm trí có một số xã nợ chi thường xuyên đến hằng trăm triệu đồng....
Trong quản lý ngân sách chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quản lý ngân sách xã đặc biệt là cấp huyện, cấp tỉnh.
Việc kiểm soát chi theo dự toán là tương đối chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã do đặc thù riêng nhiều khoản thu và nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất không lường hết ngay từ đầu năm. Do vậy nếu không điều chỉnh bổ sung dự toán kịp thời dễ gây ra tình trạng ách tắc trong khâu kiểm soát chi tại kho bạc nhà nước.
Trong việc chi XDCB, việc quy định trình tự thủ tục chi XDCB phải đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý XDCB, đây là một quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã nhiều công trình XDCB gắn với dân do dân góp, dân tự làm, việc bắt buộc phải tuân theo trình tự XDCB là khó thực hiện và chưa phù hợp đối với các công trình dân tự làm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 Mặc dù công tác tổ chức bộ máy quản lý NSX đã được củng cố và tăng cường song việc phân công quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban tài chính xã cũng như chức năng, nhiệm vụ của Ban tài chính xã cũng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết; làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và hiệu lực quản lý Nhà nước ở cơ sở.
Mặc dù đội ngũ cán bộ kế toán đã được củng cố, đào tạo tập huấn thường xuyên nhưng vẫn bị thay đổi qua các kỳ bầu cử của xã, chưa ổn định được lâu dài làm cho công việc kế toán bị xáo trộn, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NSX ở cơ sở, vừa gây lãng phí trong đào tạo.
c. Cơ hội
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào huyện Yên Phong.
Luật ngân sách Nhà nước có bổ sung, sửa đổi. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.
Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang được mở rộng.