Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách xã từn ăm 2010-

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong (Trang 53 - 59)

4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách xã từn ăm 2010-

4.1.1.1. Định mức phân bổ dự toán NSX

Trong những năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010 và 2011-2015 Sở Tài chính Bắc Ninh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh về cơ chế điều hành ngân sách thể hiện qua các Quyết định:

Quyết định số 3334/2006/QĐ-UBND ngày 12/9/2006 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên Ngân sách địa phương năm 2007.

Quyết định số 2849/2007/QĐ-UBND ngày 10/8/2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2010.

Quyết định số 101/2010/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương thuộc tỉnh Bắc Ninh năm 2011;

Quyết định số 153/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên Ngân sách địa phương năm 2011 và cả thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;

Quyết định số 154/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh Về việc ban hành tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định 2011-2015.

Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện định mức phân bổ dự toán chi (2007-2010) Ban hành theo quyết định số 3334/2006/QĐ-UBND ngày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 12/9/2006 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó UBND huyện Yên Phong đã được tỉnh giao dự toán chi quản lý hành chính dựa trên định mức bao gồm các khoản chi theo quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương và toàn bộ tiền lương, các khoản có tính chất lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định 94/2006/NĐ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng, định mức phân bổ dự toán NSX gồm 2 phần sau:

- Chi quản lý hành chính được tính 19,5 triệu đồng/biên chế. Bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT của cán bộ chuyên trách và công chức xã trong định biên; chi các hoạt động của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, chi hoạt động của các Đoàn thể và chi cho an ninh, quốc phòng.

- Số biên chế của từng xã, thị trấn theo loại xã: Số cán bộ tính theo Nghị định 121/2203/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ (Xã loại I được 23 biên chế, xã loại II được 21 biên chế, xã loại III được biên chế).

- Chi hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, truyền thanh, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội: Phường, thị trấn và xã đồng bằng 13.000 đồng/đầu dân. Xã miền núi và những xã đồng bằng dưới 5.000 dân được tính hệ số 1,3.

Trong đó:

Chi sự nghiệp kinh tế: 1.500 đồng/đầu dân. Chi sự nghiệp y tế: 2.300 đồng/đầu dân. Chi sự nghiệp giáo dục: 3.300 đồng/đầu dân.

Chi sự nghiệp văn hóa thông tin: 800 đồng/đầu dân. Chi sự nghiệp tuyền thanh: 800 đồng/đầu dân. Chi sự nghiệp thể dục thể thao: 800 đồng/đầu dân. Chi khác: 1.500 đồng/đầu dân.

Các khoản: Phụ cấp cán bộ không chuyên trách; Phụ cấp cán bộ già yếu nghỉ việc; Lương, phụ cấp, tiền trực của cán bộ y tế xã được tính dự toán theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 chế độ quy định hiện hành của Nhà nước ngoài định mức nêu trên.

Sang năm 2011, 2012 là những năm trong chu kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015 định mức phân bổ chi NSX giai đoạn này Ban hành theo Quyết định số 153/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó UBND huyện Yên Phong đã được tỉnh giao dự toán chi quản lý hành chính dựa trên định mức bao gồm các khoản chi theo quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương và toàn bộ tiền lương, các khoản có tính chất lương theo quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ, định mức phân bổ dự toán NSX gồm 2 phần sau:

- Chi quản lý hành chính định mức chi là 48 triệu đồng/biên chế. Bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT của cán bộ chuyên trách và công chức xã trong định biên; chi các hoạt động của Đảng ủy-HĐND-UBND xã, chi hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã và chi cho an ninh quốc phòng. Lương, phụ cấp theo Nghị định 28/2010/NĐ- CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng.

- Chi hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, truyền thanh, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội: Xã đồng bằng 10.000 đồng/đầu dân, phường, thị trấn, xã miền núi và những xã đồng bằng dưới 5.000 dân được tính hệ số 1,3. Chi cho các sự nghiệp như: Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp phát thanh, sự nghiệp thể thao, sự nghiệp xã hội (không bao gồm tiền lương, BHYT của cán bộ già yếu nghỉ việc).

Ngoài ra tổng chi thường xuyên NSX còn có các khoản không tính trong định mức trên gồm: Chi phụ cấp, BHYT, mai táng phí cho cán bộ già yếu nghỉ việc; Chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thị trấn; Chi trang phục cho cấp ủy, đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2011-2015; Chi thực hiện Đề án làng an toàn, khu dân cư an toàn cơ quan doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự; Chi hỗ trợ Đại hội các Đoàn thể, hội nghị và các hoạt động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 phát sinh khác; Kinh phí bổ sung thực hiện chuyển xếp lương và triển khai sắp xếp biên chế theo Nghị định 92/2009/NĐ- CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và kinh phí tăng thêm do thực hiện Luật Dân quân tự vệ.

Như vậy, định mức phân bổ NSX giai đoạn 2011-2015 tăng lên đáng kể so với gia đoạn 2007-2010. Đối với chi quản lý hành chính theo đầu cán bộ tăng 2,5 lần trong khi đó mức lương tối thiểu chung chỉ có tăng 1,6 lần. Đây là một nỗ lực của UBND tỉnh trong việc tăng định mức chi thường xuyên cho khối xã, thị trấn. Tuy nhiên, chi thường xuyên các sự nghiệp lại giảm từ 13.000đ/đầu dân xuống còn 10.000đồng/đầu dân do chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế không tính trong định mức chi thường xuyên của xã.

4.1.3.2. Phương pháp lập dự toán

Hiện nay, huyện Yên Phong đang áp dụng phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã: Đây là phương pháp lập dự toán dựa trên các thông tin chỉ tiêu tổng hợp gồm tổng số thu, tổng số chi, các khoản chi tổng hợp theo từng lĩnh vực, bảng cân đối thu, chi tổng hợp NSX.

Căn cứ vào tổng số thu, chi của năm lập dự toán và phân bổ dựa trên cơ sở cơ cấu thu chi của thời kỳ ổn định NS từ 3 đến 5 năm và điều chỉnh cân đối dự toán NSX, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn các xã, thị trấn lập dự toán thu, chi NSX theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định tổng số chi năm kế hoạch Bước 2: Xử lý cân đối thu chi

Bước 3: Phân bổ dự toán

Bước 4: Điều chỉnh cân đối thu, chi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 UBND xã, thị trấn HĐND xã, thị trấn UBND huyện (phòng Tài chính- KH) Các ban, đoàn thể, kế toán xã

Sơđồ 4.1: Quy trình lập dự toán ngân sách xã

Các bước lp d toán NSX ti huyn Yên Phong như sau:

Hướng dẫn xây dựng dự toán:

Bước 1: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn.

Bước 2: UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.

Lập và tổng hợp dự toán NSX

Bước 3: Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX.

Bước 4: UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.

Bước 5: UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi phòng Tài chính- KH huyện.

Bước 7: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.

Phân bổ và quyết định dự toán NSX

Bước 8: UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách

Bước 10: UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi phòng Tài chính- KH huyện, Kho bạc Nhà nước huyện trước ngày 31/12/năm báo cáo; thực hiện công khai dự toán NSX theo quy định.

Kết quả điều tra, khảo sát Chủ tịch UBND xã và Kế toán NSX về tình hình lập dự toán NSX tại các xã, thị trấn được tổng hợp tại bảng 4.5 dưới đây.

Bảng 4.1: Tổng hợp kết quảđiều tra công tác lập dự toán NSX trên địa bàn huyện Yên Phong

STT Nội dung điều tra Tổng số phiếu Tr li Phù hợp Chưa phù hợp Ý kiến khác

1 Việc lập dự toán theo phương pháp

tổng hợp của UBND xã có phù hợp? 28 6 24 2 Thời gian lập dự toán NSX như hiện

nay phù hợp chưa? 28 10 18

3 Xây dựng dự toán thu, chi NSX phù

hợp với thực tế của địa phương? 28 3 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

4.1.3.4. Ưu điểm, nhược điểm. + Ưu điểm:

- UBND xã bao quát được mọi lĩnh vực, nắm bắt kịp thời và xử lý các tình huống xảy ra trong thời gian tới.

- Nâng cao vai trò của UBND các xã, thị trấn; chủ động, ít phụ thuộc vào tổ chức, cá nhân và kịp thời lập dự toán theo quy định của Luật NSNN.

+ Nhược điểm:

- Có 24/28 bằng 85,7% ý kiến được hỏi cho rằng phương pháp lập dự toán tổng hợp từ UBND xã lên chưa phù hợp, do dự toán rất tổng hợp, không chi tiết cụ thể từng nhiệm vụ chi, tính chứng minh thuyết phục không cao. Dự toán chưa xuất phát từ cơ sở thôn, khu phố, các ban, ngành ở xã do đó chưa sát với tình hình thực tế, công khai dân chủ chưa cao.

- Có 18/28 bằng 64,2% ý kiến được hỏi cho rằng thời gian lập dự toán thu, chi NSX chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương vì trước 31/8 là UBND xã đã phải tổng hợp dự toán thu, chi NSX năm sau báo cáo UBND huyện tổng hợp do vậy việc đánh giá tình hình thực hiện năm ngân sách hiện tại để làm căn cứ lập dự toán năm sau chưa sát.

- Có 25/28 bằng 89,2% ý kiến được hỏi cho rằng dự toán thu, chi NSX chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Một số xã, thị trấn chưa tổng hợp hết nguồn thu được cân đối và bỏ sót nhiệm vụ chi thường xuyên để đáp ứng nhiệm vụ của địa phương.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)