I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án
K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.5.2. Những mặt tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thẩm định dự án " Dự án xin vay xây dựng tòa nhà LILAMA 10", thì hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh BIDV Nam Hà Nội vẫn còn bộc lộ 1 số hạn chế cần khắc phục:
Một là, thông tin phục vụ cho dự án đầu tư chủ yếu vẫn lấy từ hồ sơ xin vay
vốn do khách hàng cung cấp cho ngân hàng, còn các thông tin lấy từ các nguồn khác như cơ quan có thẩm quyền liên quan đến dự án, bạn hàng hoặc các mối quan hệ tín dụng khác của khách hàng xin vay vốn, các thông tin lấy từ các phương tiện thông tin đại chúng gần như rất hạn chế. Cho nên, độ chính xác, đầy đủ của thông tin phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư vẫn chưa được đảm bảo. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định chủ yếu vẫn chỉ thẩm định dự án đầu tư thông qua các số liệu trong hồ sơ vay vốn của khách hàng mà không được gặp trực tiếp khách hàng để có thể đánh
giá được độ chính xác của các số liệu, tức là chỉ tiến hành thẩm định trên lý thuyết mà thiếu đi thực tế.
Hai là, về các chỉ tiêu xác định hiệu quả tài chính dự án đầu tư- việc tính
toán các chỉ tiêu NPV, IRR, DSCR phân tích độ nhạy của dự án đầu tư, mặc dù đã tính toán khá đầy đủ nhưng lại chưa thực sự đi sâu vào phân tích mối liên hệ này giữa các chỉ tiêu.
Ba là, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư chủ yếu dựa vào
hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp mà không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Còn cán bộ tín dụng khi thẩm định được kết hợp giữa hồ sơ xin vay vôn của khách hàng với quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó dẫn đến các kết luận không trùng nhau giữa kết quả thẩm định của phòng Tín dụng và phòng Thẩm định. Và có thể dẫn đến sự chồng chéo trong tiến hành công tác thẩm định, kéo dài thời gian thẩm định vì nếu ý kiến 2 bên không trùng nhau, cần giải trình những chỗ không trùng hợp để có cái nhìn chính xác nhất, từ đó ảnh hưởng đến thời gian ra quyết định cho vay dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả thực tế của dự án khi đi vào hoạt động.
Bốn là, dự án được thẩm định chủ yếu dựa trên hai phương pháp là: phương
pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp khảo sát độ nhạy, phương pháp thẩm định theo phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tuy đã được sử dụng nhưng chỉ dừng lại ở mức so sánh tổng thể dự án với một phương án khác. Cán bộ thẩm định mới chỉ dừng lại ở so sánh tổng chi của 2 phương án với nhau mà chưa đi sâu vào so sánh đối chiếu từng chi tiết cụ thể của các dự án hoặc với tiêu chuẩn kỹ thuật ngành…
Năm là, nội dung thẩm định phần lớn là dừng ở thẩm định tài chính dự án
đầu tư, mà chưa đi sâu vào thẩm định các nội dung khác như: thẩm định khía cạnh kỹ thuật, thẩm định phương thức vận hành tổ chức của dự án, khía cạnh môi trường, khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án…
Phần phân tích hiệu quả kinh tế xã hội không được phân tích đánh giá kỹ. Thẩm định khía cạnh môi trường của dự án cũng không được đề cập đến, có thể trong quá trình hoạt động phải bỏ ra một khoản chi cho dự án mà không được tính toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án.