Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Đồ án thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư tại Ngân hàng (Trang 88)

I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án

K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.6. Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư

Trong công tác thẩm định, một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định là trình độ và năng lực của cán bộ thẩm định. Để thực hiện tốt công tác thẩm định thì các cán bộ thẩm định cần thỏa mãn một số yêu cầu sau:

+ Về trình độ: cần có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu những kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan.

+ Về khả năng: có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin mội cách linh hoạt, nhạy bén, cũng như phân tích các chỉ tiêu tài chính một cách nhuần nhuyễn. + Về kinh nghiệm: phải trực tiếp tham gia thẩm định dự án, có kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan tới dự án hay kinh nghiệm rút ra từ các dự án tương tự khác.

+ Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ thẩm định phải là người có tư cách đạo đức tốt, trung thực, có trách nhiệm…

Dù có một hệ thống trang thiết bị đầy đủ, một phương pháp thẩm định hợp lý, quy trình thẩm định hoàn chỉnh…mà không có những cán bộ thẩm định có năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt thì hoạt động thẩm định dự án đầu tư chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao. Do đó chi nhánh cần:

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các bộ thẩm định: chi nhánh cần hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, thường xuyên cho các cán bộ tham gia những lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về thẩm định, các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm; Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo và tái đào tạo các cán bộ thẩm định trong từng lĩnh vực..

- Cần trau dồi đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ thẩm định

- Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ

Một phần của tài liệu Đồ án thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư tại Ngân hàng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w