I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án
K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại BID
chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1. Về quy trình thẩm định
Tuy quy trình thẩm định của BIDV đã được ban hành thống nhất toàn hệ thống nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, để hoàn thiện hơn nữa hoạt động thẩm định dự án đầu tư, có thể đưa ra một số giải pháp như sau:
Hiện nay đã có quy trình thẩm định ban hành thống nhất nhưng là hướng dẫn chung cho tất cả các dự án được thẩm định, mà chưa có quy trình thẩm định cho từng loại dự án cụ thể. Nhưng quy trình thẩm định chung lại không thể áp dụng cho tất cả các loại dự án. Do đó, Ngân hàng nên ban hành quy trình thẩm định riêng cho từng loại dự án, điều này sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư. Với mỗi quy trình thẩm định riêng cho từng loại dự án khác nhau thì cán bộ thẩm định sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định tầm quan trọng của từng nội dung cụ thể, từ đó sẽ có thể có mức quan tâm hơn đến những nội dung quan trọng.
Hiện nay trong công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng thì cần khắc phục sự không thống nhất giữa phòng Thẩm định và phòng Tín dụng trong việc phân tích và đánh giá dự án đầu tư. Bởi phòng Tín dụng được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, còn phòng Thẩm định chỉ thẩm định dựa trên hồ sơ do phòng Tín dụng chuyển lên. Do đó, việc không thống nhất giữa 2 phòng là điều không tránh khỏi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là về thời gian thẩm định khi mà ý kiến của 2 phòng có điểm khác nhau
Do vậy chi nhánh nên giao quyền chủ động hơn cho phòng thẩm định trong việc thẩm định dự án đầu tư, đồng thời với việc giao quyền cũng phải gắn liền với trách nhiệm để đảm bảo cho hoạt động thẩm định dự án ngày càng hoàn thiện.
2.2.2. Về phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả thẩm định dự án đầu tư. Do đó có một phương pháp thẩm định phù hợp với từng loại dự án là điều rất cần thiết.
- Với những dự án mà yếu tố kinh tế và kỹ thuật quan trọng thì Ngân hàng nên áp dụng phương pháp thẩm định so sánh đối chiếu các chỉ tiêu bởi phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định có thể đối chiếu được các chỉ tiêu tài chính, cũng như các chỉ tiêu khác của dự án với những dự án cùng thể loại đã hoặc đang hoạt động để từ đó có thể nhanh chóng xác định được hiệu quả của dự án một cách chính xác. Có thể tiến hành so sánh đối chiếu một số chỉ tiêu tài chính quan trọng là:
+ Các chỉ tiêu tổng hợp như: cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…
+ Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của dự án đầu tư ( đảm bảo dự án phải đạt được ở mức trung bình tiên tiến so với ngành )
- Với những dự án mà chi nhánh chưa từng tiến hành thẩm định thì chi nhánh nên áp dụng phương pháp dự báo, điều tra để phân tích đánh giá cung cầu sản phẩm của dự án, đánh giá cả thiết bị, công nghệ mà dự án sử dụng, đánh giá về nguyên liệu phục vụ cho dự án…đề từ đó có thể đánh giá được tính hiệu quả cũng như khả thi của dự án. Tuy nhiên, khi dự báo các chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án sau này thì cán bộ thẩm định nên hỏi ý kiến của các chuyên gia trong chuyên ngành có uy tín để từ đó có thể đưa ra được một dự báo sát nhất với thực tế
- Với những dự án quen thuộc mà chi nhánh đã tiến hành thẩm định trước đây thì chi nhánh có thể dùng phương pháp thẩm định theo trình tự để đánh giá hiệu quả của dự án
Tuy nhiên cho dù áp dụng phương pháp thẩm định nào thì chi nhánh cũng nên thẩm định cả bằng phương pháp phân tích độ nhạy. Đây là một phương pháp tiến hành khó hơn các phương pháp khác nhưng lại rất hiệu quả trong việc đánh giá hiệu quả dự án khi các yếu tố của dự án thay đổi, bởi phương pháp này tiến hành phân tích đánh giá dự án trong trạng thái động.
Do đó, để hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư, trước hết cán bộ thẩm định cần phải căn cứ vào từng dự án để lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp, đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích độ nhạy. Có như vậy dự án mới được nghiên cứu ở cả trạng thái động và tĩnh. Nếu dự án khả thi trong cả 2 trạng thái thì cán bộ thẩm định có thể kết luận dự án có hiệu quả tài chính khá ổn định.
2.2.3. Về nội dung thẩm định dự án vay vốn
Đây là nội dung giữ vai trò then chốt trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn. Về khía cạnh thị trường của dự án, cần thu thập số liệu về các doanh nghiệp sản xuất cùng loại, cùng thị trường, tính toán được các nhà sản xuất mặt hàng cùng
loại trong hiện tại cũng như các nhà sản xuất trong tương lai, mức độ nhập khẩu sản phẩm, cung cầu hiện tại của sản phẩm…qua đó để xác định được phần trống còn lại của thị trường mà dự án có thể khai thác. Đồng thời cũng cần tìm hiểu các chủ trương chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án, tránh tình trạng các chủ trương chính sách có những thay đổi ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án.
Về khía cạnh tài chính của dự án, chi nhánh nên chú trọng vào một số nội dung sau:
- Về thẩm định tổng vốn đầu tư cũng như chi phí của dự án:
Hiện nay đa số các số liệu để thẩm định nội dung này là các cán bộ thẩm định dựa vào số liệu do chủ đầu tư đưa ra, đặc biệt là tổng vốn đầu tư. Do đó, chi nhánh nên dự tính chi phí đầu tư dựa vào những dự án trước đây, đồng thời cần đưa ra một quy chuẩn, định mức để cán bộ thẩm định đánh gfiá, phân tích tránh tình trạng mỗi người một định mức. Đồng thời kiểm tra tính hợp lý của từng loại chi phí từ đó đưa ra được một mức tổng mức đầu tư chính xác.
Khi thẩm định chi phí sản xuất của dự án, chi nhánh không nên xem nhẹ lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp…mà chấp nhận theo đề xuất của chủ đầu tư. Do đây là các chi phí tính toán khá khó khăn, do đó chi nhánh nên dựa vào những dự án tương tự đã thẩm định để làm căn cứ so sánh đối chiếu.
- Về việc xác định lãi xuất chiết khấu của dự án
Đây là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Khi xác định lãi suất chiết khấu của dự án, ta phải xuất phát từ tình hình thực tế của mỗi dự án, nó thường được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn của dự án. Thực tế hiện nay tại chi nhánh, việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án là khá chính xác, đó là phương pháp bình quân gia quyền: mỗi dự án thường có nhiều nguồn vốn khác nhau tham gia, do đó lãi suất chiết khấu của dự án thường là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền, của các nguồn vốn tham gia dự án. Tuy nhiên chi nhánh nên đưa ra những quy định cụ thể trong việc xác định chi phí sử dụng của các nguồn vốn khác nhau để đảm bảo tính thống nhất cho việc xác định chiết khấu của dự án.
- Về các chỉ tiêu xác định hiệu quả tài chính dự án đầu tư:
Hiện nay chi nhánh chủ yếu là xác định các chỉ tiêu NPV, IRR và DSCR, chúng là các chỉ tiêu cơ bản để xác định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, tuy nhiên chi nhánh nên tính toán thêm:
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: đây là chỉ tiêu cho biết mức độ thu hồi vốn đầu tư từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm. Ta có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh dự án với các dự án khác hay là so sánh với lãi suất ngân hàng. Dự án có nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư thì mới nâng cao được khả năng trả nợ của dự án, và ngân hàng cũng giảm bớt được rủi ro với nguồn vốn tham gia dự án của mình.
+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư, đây là khoảng thời gian cần thiết để dự án hoạt động và hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản thu nhập từ dự án. Việc xác định chỉ tiêu này giữ vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả của dự án, bởi nhà đầu tư phải quan tâm xác định phương pháp khấu hao để làm sao cho giá thành sản phẩm không quá cao nhưng cũng phải rút ngắn được thời gian khấu hao để kịp thu hồi vốn đầu tư trước khi máy móc bị lạc hậu. Và nếu chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư ban đầu và dự án hoạt động có lãi thì khoản nợ ngân hàng cũng được đảm bảo hơn.
+ Trong việc xác định hiệu quả tài chính của dự án nên tính đến yếu tố lạm phát và trượt giá, bởi hiện nay tình hình lạm phát ở nước ta là khá trầm trọng. Nếu không tính đến có thể nó sẽ đẩy chi phí thực tế của dự án lên khá cao so với các tính toán ban đầu, từ đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án.
+ Chi nhánh cũng nên trú trọng hơn vào việc phân tích dự án ở trạng thái động. Tuy hiện nay chi nhánh đã áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong tất cả các dự án được thẩm định, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc xác định hiệu quả của dự án khi trong một hay một vài yếu tố thay đổi mà chưa đi sâu vào phân tích các kết quả. Do đó, ngoài việc tiến hành xác định hiệu quả của dự án, khi một số yếu tố thay đổi, chi nhánh cũng nên tiến hành đi sâu phân tích các kết quả tính toán được, từ đó nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh.
+ Ngoài ra chi nhánh cũng nên trú trọng hơn vào việc phân tích các khía cạnh khác của dự án đầu tư như khía cạnh công nghệ, kinh tế xã hội…trong khía cạnh công nghệ dự án, chi nhánh không nên chỉ dừng lại ở việc tính toán công nghệ là lạc hậu hay không, mà phải đi sâu phân tích xem công nghệ đó có phù hợp với dự án hay chưa, công nghệ đó ở mức nào so với trung bình ngành…Tuy nhiên để làm được điều này thì chi nhánh cần có những cán bộ thẩm định nắm kiến thức khá vững về kỹ thuật, nếu không thì chi nhánh có thể dùng biện pháp hỏi ý kiến chuyên gia, chuyên ngành về lĩnh vực đó, tránh tình trạng chấp nhận ngay kết quả do chủ đầu tư cung cấp
2.2.4. Về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án vay vốn
Cho dù có quy trình thẩm định dự án hoàn thiện với các nội dung thẩm định đầy đủ và hợp lý, một phương pháp thẩm định hợp lý mà không được trang bị một cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thẩm định thì hiệu quả của hoạt động thẩm định cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Khi có một hệ thống trang thiết bị hoàn chỉnh và đầy đủ thì cán bộ thẩm định có thể tiến hành công tác thẩm định một cách nhanh chóng, khoa học và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, việc có một trang thiết bị đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thẩm định cũng là một yếu tố tăng tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Do đó trong thời gian tới, chi nhánh nên tăng cường hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động thẩm định, cụ thể:
+ Chi nhánh nên tăng cường máy photocopy cho phòng thẩm định bởi công việc thẩm định dự án cần lưu trữ và photo khá nhiều tài liệu nhưng hiện nay chi nhánh lại dùng chung máy với phong hành chính, văn thư.
+ Hiện nay các chỉ tiêu tài chính trong việc xác định hiệu quả tài chính của dự án được xác định bằng phần mềm M.Excel. Do đó chi nhánh nên trang bị các phần mềm tính toán chuyên dụng cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư, qua đó giúp cho thời gian tính toán được rút ngắn, từ đó có thể rút ngắn được thời gian thẩm định dự án đầu tư.
2.2.5. Về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án
Có thể nói thông tin là yếu tố then chốt trong thời đại ngày nay, là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau…hoạt động của ngân hàng thì chứa đựng được nhiều rủi ro, do đó khi có một nguồn thông tin chính xác và kịp thời thì hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Để tránh tình trạng thiếu thông tin và nhiễu thông tin, chi nhánh nên:
* Với thông tin thu thập được từ hồ sơ xin vay vốn của khách hàng:
Chi nhánh cần quy định cụ thể những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, tránh tình trạng thiếu giấy tờ, cần phải bổ xung, gây kéo dài thời gian thẩm định dự án đầu tư. Nguồn thông tin này chủ yếu được cung cấp từ phía khách hàng xin vay vốn nên độ chính xác của nguồn thông tin này cần phải được xem xét, đánh giá lại. Đây cũng chính là nguồn thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác thẩm định nên tính chính xác, đầy đủ của nguồn thông tin này rất cần thiết.
* Với thông tin thu thập được từ nội bộ hệ thống BIDV.
Đây là nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy mà cán bộ thẩm định có thể thu thập được. Để đảm bảo việc thu thập và xử lý thông tin có hiệu quả, nội bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần xây dựng một trung tam giữ liệu thông tin nội bộ. Ngân hàng cần có một bộ phận chuyên thu thập, phân loại, lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin này lên mạng nội bộ. Nhờ thế, các phòng ban trong Hội sở chính cũng như các Chi nhánh có thể tra cứu thông tin một cách an toàn, tiện lợi.
Những thông tin trong mạng nội bộ của Ngân hàng có thể được cập nhật thường xuyên về các vấn đề như:
+ Khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng
+ Các thông tin kinh tế - xã hội nói chung: thông tin về chủ trưỡng, chính sách của Đảng và Nhà nước về các ngành nghề, lĩnh vực (công nghiệp, xây dựng…) tình hình đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, tình hình kinh tế - xã hội…
+ Các thông tin về thị trường, giá cả: giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá cả mặt hàng tiêu dùng, giá cả máy móc thiết bị…
+ Các thông tin về tình hình tài chính: quy chế, quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam…
Để có thể xây dựng được một hệ thống thông tin dữ liệu tra cứu trong toàn hệ thống BIDV, đòi hỏi Ngân hàng phải có một phần mềm chuyên dụng để quản lý nguồn thông tin, có đội ngũ nhân viên quả lý hệ thống thông tin này…
Thực hiện được điều này góp phần giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin và tăng cường khả năng theo dõi dự án của chi nhánh.
* Với thông tin thu thập từ bên ngoài.
Đây cũng là một nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho công tác thẩm định. Nguôn thông tin này khá đa dạng, phong phú và khách quan nhất, do đó, đối với