I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án
K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.5.1. Một số thành tựu đạt được
Sau khi nghiên cứu việc thẩm định dự án xin vay xây dựng tòa nhà LILAMA 10, em thấy hoạt động công tác thẩm định dự án của chi nhánh có một số điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, Về phương pháp thẩm định, dự án đã được tiến hành thẩm định theo phương pháp thẩm định theo trình tự kết hợp với phương pháp khảo sát độ nhạy và phương pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp thẩm định theo trình tự được tiến hàn từ thẩm định tổng quát đến thẩm định chi tiết dự án, kết hợp với phương pháp khảo sát độ nhạy và phương pháp so sánh đối chiếu, tức là tuân theo quy trình thẩm định của BIDV.
Khảo sát độ nhạy của dự án được tiến hành khá đầy đủ và cẩn thận, bao gồm: phân tích độ nhạy một chiều, hai chiều. Điều này rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh giá hiệu quả đầu tư dự án vì trong thực tế có nhiều yếu tố bất định ảnh hưởng đến dự án đầu tư. Việc phân tích độ nhạy giúp cho ngân hàng đưa ra quyết định cho vay chính xác hơn.
Thứ hai, hoạt động thẩm định dự án đầu tư "Dự án xin vay xây dựng tòa nhà LILAMA 10" đã tiến hành đầy đủ chính xác theo các bước tiến trình thẩm định dự án đầu tư cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển quy định, chi nhánh đã thực hiện
đúng như theo Quy trình thẩm định được ban hành thống nhất trong toàn hệ thống BIDV.
Thứ ba, " Dự án xin vay xây dựng tòa nhà LILAMA 10" được thẩm định dựa trên một hệ thống khá đầy đủ các bảng tính hỗ trợ cho công tác xác định chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư như bảng tính khấu hao, bảng trả lãi vay, bảng doanh thu, chi phí…
Thứ tư, về các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư như IRR, NPV, DSCR đã được sử dụng khá đầy đủ và chính xác, đó là những chỉ tiêu quan trọng và cơ bản trong hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án.
Thứ năm, về cán bộ thẩm định - cán bộ thẩm định "Dự án xin vay xây dựng tòa nhà LILAMA 10" đều là những cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm, và am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án.
Thứ sáu, việc thẩm định dự án đã được tiến hành bởi đồng thời hai phòng là phòng Tín dụng và phòng Quản lý rủi ro . Việc này tạo ra sự khách quan trong công tác thẩm định dự án đầu tư bởi hai phòng tiến hành thẩm định một cách độc lập, đưa ra những kết quả thẩm định riêng ( bởi hai phòng có thể căn cứ và đưa ra những giả thiết khác nhau- Phòng Tín dụng được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng còn phòng Thẩm định chỉ thẩm định qua hồ sơ xin vay vốn do phòng Tín dụng chuyển lên). Sau đó, hai phòng sẽ trình kết quả lên cho Ban giám đốc xin ý kiến để quyết định xem có cho vay dự án hay không.