BIDV Nam Hà Nội cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm dự án

Một phần của tài liệu Đồ án thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư tại Ngân hàng (Trang 92 - 94)

I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án

K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.3.3.1. BIDV Nam Hà Nội cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm dự án

Chi nhánh cần chủ động tìm dự án, tìm nguồn khách hàng có nhu cầu vay vốn để tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp. Đồng thời không nhừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm để thu hút được nhiều hơn nữa các đối tượng khách hàng.

2.3.3.2. Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứng nhu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư.

Công tác thẩm định dự án còn có nhiều bất cập, cán bộ thẩm định ở nhiều chi nhánh chưa đánh giá hết được khả năng tài chính của người vay, khả năng thực hiện, quản lý dự án của khách hàng, khả năng tiêu thụ sản phẩm như:

- Thẩm định chưa đúng mức nguồn nguyên liệu đầu vào, vì vậy quy hoạch giữa việc xây dựng nhà máy và vùng nguyên liệu không đồng bộ, nên khi nhà máy đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa có nguồn nguyên liệu để chế biến mà phải mua ở các tỉnh khác để sản xuất. Sản lượng chế biến thấp so với công suất thiết kế, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nguồn thu không đủ trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng.

- Nhiều dự án vay 100% vốn đầu từ, chủ đầu tư không có vốn tự có tham gia vào dự án dẫn đến chi phí lãi vay cao, cộng với việc không đánh giá đúng khả năng tiêu thụ của dự án nên khi gặp sự cạnh tranh của các sản phẩm khác thì gần như dự án không thể tiếp tục hoạt động đươc, càng sản xuất càng lỗ do giá thành sản phẩm cao, khả năng tiêu thụ kém, hàng tồn kho lớn, những dự án này ngân hàng là người gánh chịu tất cả rủi ro vì nếu có phát mại nhà máy để thu hồi nợ thì cũng chỉ thu được 1 phần rất nhỏ

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án thì cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhập thông tin và cách thức thẩm định dự án.

Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư.

Để đánh giá tình hình hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó, so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án

2.3.3.3. Tổ chức điều hành công tác thẩm định khoa học, hiệu quả

Việc tổ chức và phân công hợp lý trong quá trình thẩm định sẽ hạn chế được rất nhiều công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian. Hiện nay, BIDV đã có phòng quản lý rủi ro riêng, giúp giảm nhẹ phần việc của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, để duy trì 1 sự hoạt động tốt, cần lưu ý những vấn đề sau:

- Bộ phận thẩm định phải hoạt động theo một quy trình nề nếp, đối với tất cả các nghiệp vụ tín dụng, đảm báo tính nguyên tắc trong mọi nghiệp vụ thẩm định.

- Mỗi cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực nhất định. Một cán bộ tín dụng chỉ nên phụ trách một hoặc một số ngành nghề nhất định để từ đó có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề liên quan, vấn đề mình tìm hiểu.

- Tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các pháp luật có liên quan, tránh để xảy ra những sai sót đáng tiếc

Một phần của tài liệu Đồ án thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đầu tư tại Ngân hàng (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w