Đảng Cộng sản Việt Nam với tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 77)

Là một chính đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi mới thành lập cho tới nay, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một trong những quan điểm luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và trở thành đường lối mang tính chiến lược của mình chính là “lấy dân làm gốc”. Đây là sự kế thừa một cách triệt để tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhân dân và vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn xác định rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân theo Hồ Chí Minh là tất cả những người lao động bình thường, đông đảo trong xã hội, không phân biệt già - trẻ, gái - trai, sang - hèn, dân tộc, tôn giáo v.v.. Họ chính là chủ thể thắng lợi của cách mạng, bởi “để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [56, tr.617]. Chính vì vậy, người cách mạng phải biết quý trọng nhân dân, phải luôn nhận thức rằng “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [54, tr.453].

“Lấy dân làm gốc” theo Hồ Chí Minh trước hết là phải tin ở nhân dân, gần gũi với nhân dân và biết dựa vào nhân dân. Phải luôn ý thức rằng “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng” [49, 333], nên muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của mình thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì Đảng phải “liên lạc mật thiết với dân chúng. Không được rời xa dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại” [49, tr.278]. Trong quá trình lãnh đạo của mình, Đảng phải thường xuyên học hỏi ở nhân dân, bởi nếu không học hỏi nhân dân thì không thể lãnh đạo được nhân dân, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân chúng, thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm” [49, tr.333].

Mặt khác, “lấy dân làm gốc” là phải biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, “chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ” [55, tr.10], vì vậy “bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều

của dân” [50, tr.232]. Dân làm chủ, cho nên chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều là “đầy tớ”, là “công bộc” của nhân dân. Dân có quyền “phê bình” và “đuổi Chính phủ” nếu Chính phủ làm hại đến dân. Cũng cần lưu ý rằng, dân làm chủ không có nghĩa là dân muốn làm gì cũng được, mà trước hết dân phải làm tròn bổn phận của mình, phải chăm lo việc nước “như việc nhà”, “đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ” [55, tr.67].

Ở Hồ Chí Minh, nói phải đi đôi với làm. Vì vậy, hành động thiết thực nhất của tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” là ở chỗ chính quyền phải thường xuyên chăm lo tới đời sống và lợi ích chính đáng của nhân dân. Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói năm 1955, Người đã căn dặn: “Tục ngữ có câu: “Dân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: “Có thực mới vực được đạo”, nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả.

Vì vậy chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [53, tr.518].

Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh còn gắn với quan điểm về xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh không những quán triệt luận điểm xem vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước; mà hơn thế, Người cho rằng vấn đề quan trọng của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về tay ai và phục vụ lợi ích cho giai cấp nào? Vì thế ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã xác định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [48, tr.292].

Trong tác phẩm Dân vận được Hồ Chí Minh viết năm 1949, Người đã xác định rõ những đặc trưng của nhà nước của dân, do dân, vì dân. Theo đó, đối với nhà nước “bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành là lực lượng đều ở nơi dân” [50, tr.232]. Nhân dân là người làm chủ nhà nước, nhưng dân chủ không có nghĩa là nhân dân được ban phát những quyền lợi đó và mặc nhiên thụ hưởng; trái lại, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân đòi hỏi đảng và nhà nước, với vai trò cầm quyền, phải một mặt tạo điều kiện để nhân dân nâng cao trình độ nhận thức, năng lực làm chủ và tham gia vào quá trình quản lý nhà nước; mặt khác phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức luôn “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân

dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”, cán bộ, đảng viên phải luôn biết “sẵn lòng cầu tiến bộ, sẵn chí phụng sự nhân dân” [51, tr.177]. Chỉ khi nào chính quyền thực sự tin vào nhân dân, lắng nghe nhân dân, tôn trọng và chăm lo tới đời sống của nhân dân thì khi đó mới phát huy được sức mạnh to lớn của nhân dân.

Là người lãnh đạo cách mạng và quản lý đất nước, nhưng toàn bộ sức mạnh của Đảng và Nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân. Vì vậy, để phát huy được vai trò của mình, Đảng và Nhà nước phải thường xuyên “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng”. Dĩ nhiên, đây mối quan hệ mang tính hai chiều, ở đó Đảng và Nhà nước có trách nhiệm trước nhân dân, phục vụ nhân dân, và nhân dân có trách nhiệm đối với sự nghiệp cách mạng do Đảng và Nhà nước lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, nếu Đảng trở nên quan liêu, chính quyền “cách xa” dân, nhiễu dân, thì mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân dân với Đảng, chính quyền sẽ tan vỡ; khi nền tảng không còn nữa thì sức mạnh của Đảng và Nhà nước cũng không còn, sự nghiệp cách mạng vì vậy cũng “nhất định thất bại” [49, tr.326].

Với quan niệm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cho nên, trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải luôn dựa vào dân, liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, bởi: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong” [56, tr.280]. Khi viết Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý Đảng và Nhà nước ta muốn thực hiện thành công công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải luôn: “Động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [56, tr.617]. Bài học mà Người chỉ ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị và là định hướng cho cách mạng Việt Nam – bài học “lấy dân làm gốc”.

Thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là đảng cầm quyền, luôn quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, tuyệt đối trung thành với lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc. Chính vì vậy, trong Chương trình tóm tắt của Đảng được nêu ra tại Hội nghị thành lập Đảng năm 1930, Đảng ta đã xác định rõ: “1. Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng. 2. Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến. 3. Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản. 4. Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng như Đảng Lập hiến, v.v.. 5. Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác” [21, tr.6].

Đường lối cách mạng vì dân và dựa vào dân trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sử hưởng ứng nhiệt thành của đông đảo quần chúng nhân dân. Cách mạng tháng Tám, năm 1945 là kết quả tất yếu của sự ủng hộ đó. Ngay sau khi cách mạng thành công, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta tiếp tục phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân vào quá trình bảo vệ và đưa chính quyền cách mạng non trẻ vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Sức mạnh của nhân dân chính là tiền đề vững chắc để Đảng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của mình.

Tuy nhiên, sau khi lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong Đảng ta đã xuất hiện những biểu hiện làm nguy hại đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Sự xuất hiện của “bệnh chủ quan, duy ý chí”, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, “lời nói không đi đôi với việc làm”, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, không lắng nghe ý kiến của quần chúng... đã làm

suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng [22, tr.25 - 27]. Đây chính là điều mà lãnh tụ V.I.Lênin đã từng cảnh báo đối với chính đảng của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo cách mạng quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bởi theo Người thì “một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng” [82, tr.426].

Nhận thức được nguy hiểm của những biểu hiện tiêu cực nêu trên, trong

Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong đó, bài học đầu tiên mà Đảng ta nêu ra là “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” [22, tr.28]. Thực tiễn đã chứng minh, “ở đâu nhân dân lao động có ý thức làm chủ và được làm chủ thực sự, thì ở đấy xuất hiện phong trào cách mạng” [22, tr.115]. Do vậy, chỉ khi nào Đảng xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân, thì khi đó Đảng mới khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ từ quần chúng nhân dân.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được trình bày tại Đại hội VII tiếp tục khẳng định “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Nhân dân chính là lực lượng to lớn đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng. Mọi chủ trương, đường lối và hoạt động của Đảng đều phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Cương lĩnh cũng nhấn mạnh: “Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh đất nước” [22, tr.311].

Sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta khởi xướng tại Đại hội VI đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của đông đảo nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đặc biệt, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh

tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đổi mới cũng là sự nghiệp của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Để đưa công cuộc đổi mới tới thắng lợi, phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tham gia một cách tích cực, tự giác của nhân dân. Đổi mới là một sự nghiệp mới mẻ, chưa có tiền lệ đối với nước ta; nhiều vấn đề mới nảy sinh, nhiều khó khăn xuất hiện cần có nhận thức mới, giải pháp mới. Chính ở đây, việc dựa vào dân, qua thực tiễn phong phú của nhân dân tiến hành tổng kết, từng bước tìm ra quy luật các mặt của cuộc sống để đi lên, đó là chìa khóa của thành công. Vì vậy, khi nhìn lại chặng đường 15 năm đổi mới (1986 – 2000), Đảng ta khẳng định “đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo” [22, tr. 631].

Như vậy, trong toàn bộ quan điểm của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Nhân dân chính là động lực to lớn của mọi thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Suốt 85 năm tồn tại và phát triển của mình, chính nhờ bắt rễ sâu rộng trong quần chúng, chủ trương, đường lối được lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, cho nên Đảng và nhân dân ta đã kết thành một khối vững chắc, quan hệ máu thịt với nhân dân là cội nguồn sức mạnh to lớn của Đảng. Ở đâu và lúc nào, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thường xuyên chăm lo lợi ích của nhân dân, vì lợi ích của dân, thì ở đó Đảng và dân có mối quan hệ tốt đẹp; cán bộ, đảng viên được dân tin, dân phục, dân theo. Trái lại, ở đâu và lúc nào tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên xa dân, quan liêu, nhũng nhiễu, ức hiếp dân thì ở đó sẽ quan hệ giữa Đảng và nhân dân trở nên lỏng lẻo, nhân dân sẽ không tin và theo Đảng. Vì vậy, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta luôn nhấn mạnh: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân” [24,

tr.89]. Qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, tuy có lúc, có nơi vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế, song với việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí, mở rộng dân chủ trong xã hội, Đảng ta ngày càng củng cố được niềm tin của nhân dân, khơi dậy được những tiềm năng mới, tạo ra được những xung lực mới cho cách mạng trong giai đoạn mới.

Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục thực hiện tốt quan điểm lấy dân làm

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 77)