phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Chế độ ta là chế độ dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân ta là người tổ chức ra Nhà nước và thực hiện quyền làm chủ của mình bằng các thiết chế của Nhà nước, bằng tổ chức và hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, bằng quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp xã hội rộng rãi và là một tổ chức trong hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vị trí đó được ghi nhận trong các chủ trương của Đảng, trong Hiến pháp và trong các quy phạm pháp luật (được cụ thể trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
Điều 1, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi rõ: “1 - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 2 - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [78, tr.203 - 204].
Liên minh chính trị - xã hội là sự liên kết các lực lượng với nhau thành một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu chính trị chung là giành, giữ chính quyền và sử dụng chính quyền để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức thành viên. Tính chất liên minh của Mặt trận đã thể hiện Mặt trận không phải là một đoàn thể, một tổ chức của một giai cấp nào đó mà là liên minh chính trị - xã hội của tất cả các lực lượng chính trị - xã hội trong nước.
Trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước, cũng như trong đời sống xã hội, Mặt trận Tổ quốc có vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng trong việc “tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới” [78, tr.204].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo
đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước” [24, tr.86].
Trong quá trình hoạt động, Mặt trận Tổ quốc có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là tổ chức lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc. Đảng lãnh đạo là thực hiện vai trò tiên phong của mình trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách; bằng công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục; bằng tổ chức, kiểm tra và bằng vai trò gương mẫu của mỗi một đảng viên. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là tất yếu khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc không ngừng được củng cố và mở rộng.
Trong quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật, mọi kế hoạch hoạt động của Nhà nước đều có quan hệ trực tiếp đến các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để tăng cường và củng cố khối đoàn kết phải trên cơ sở chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, sự phối hợp giữa Mặt trận và chính quyền nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp các biện pháp quản lý của Nhà nước với phong trào hành động của nhân dân, thu hút sự tham gia tự giác và trực tiếp của nhân dân.
Trong quá trình tồn tại của mình, chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đại diện cho lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho các thành viên; tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; giám sát và phản biện xã hội. Trong những chức năng
đó, thực hiện giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [3, tr.68 – 73].
Về nhiệm vụ của Mặt trận, Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới” [78, tr.204].
Với vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không những là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân mà còn đóng vai trò là một kênh quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội; đồng thời với tính chất, đặc trưng của mình trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc có khả năng làm giảm nhẹ tính hành chính quan liêu, tính cưỡng chế trong phương thức thực thi quyền lực Nhà nước, tạo ra bầu không khí dân chủ, tự do trong nhân dân.
Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội nên chức năng giám sát và phản biện xã hội là chức năng quan trọng hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thực tế trong xã hội, các chủ thể giám sát, phản biện xã hội rất đa dạng, song, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ thể đặc biệt và nhiều tiềm năng nhất” [3, tr.74]. Sở dĩ như vậy là vì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một lực lượng xã hội đông đảo nhất hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, hiệp
thương dân chủ, thống nhất hành động nên dễ dàng đạt được sự đồng thuận cao trong xã hội; lại có hệ thống tổ chức rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở (xã, phường, thị trấn) nên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn là “tai mắt” tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hoạt động giám sát xã hội, là việc quan sát, phát hiện, xem xét và kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ quan Đảng và Nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và về chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Tuy hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không mang tính quyền lực Nhà nước, nhưng thông qua hoạt động giám sát của mình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần vào quá trình xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đảm bảo quyền lực của nhân dân.
Về hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cơ bản có hai hình thức: Một là, động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình trên cơ sở đó Mặt trận Tổ quốc sẽ tổng hợp ý kiến và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt hoặc xem xét, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Hai là, tham gia vào một số hoạt động của các cơ quan nhà nước để qua đó có thể giám sát hoạt động của các cơ quan này. Trong hai hình thức đó, thì giám sát thông qua nhân dân vẫn là hình thức cơ bản và hữu ích nhất [76, tr.166 – 171].
Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập trung vào hoạt động nhận xét, thẩm định, kiến nghị đối với các dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các dự án, đề án của cơ quan có thẩm quyền trước khi ban hành. Quá trình tổ chức thực hiện, qua giám sát thấy có vấn đề phát sinh, cần điều chỉnh thì Mặt trận Tổ quốc có thể phản
biện với hình thức kiến nghị, khuyến cáo đối với các cơ quan hữu quan nhà nước [3, tr.87].
Mục đích và ý nghĩa của hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực chất là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân khi tham gia vào xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua hoạt động phản biện xã hội, nhân dân được đưa ra chính kiến và nguyện vọng của bản thân mình, đồng thời thực hiện tốt hơn quyền giám sát của mình đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước.
Hoạt động phản biện xã hội tốt sẽ góp phần nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tập hợp, vận động, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện cho quyền và lợi ích họp pháp của nhân dân; góp phần vào quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, phát triển Nhà nước pháp quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Khi tiến hành phản biện xã hội, nguyên tắc cơ bản nhất là tập trung dân chủ. Tập trung theo những nội dung trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan sang những vấn đề không liên quan, dẫn đến những sai lệch về nội dung, mục đích. Đồng thời, tôn trọng dân chủ trong quá trình thu nhận ý kiến góp ý, không áp đặt, khiên cưỡng nhằm mục đích hướng luồng ý kiến và dư luận theo chiều hướng có lợi cho đối tượng chủ thể được phản biện. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tuân thủ các quy phạm pháp luật. Đảm bảo tính khách quan, trung thực khi phản biện.
Phản biện xã hội sẽ không thể phát triển và tồn tại nếu như những kết quả thu nhận được từ hoạt đọng phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không được xem xét, đánh giá và sử dụng trong quá trình điều chỉnh những dự án, dự thảo chương trình. Hay nói cách khác, phản biện xã hội sẽ không phát huy được hiệu lực của mình khi chưa có một cơ chế ràng buộc khách thể nhận phản biện đối với chủ thể phản biện.
Tóm lại, giám sát và phản biện xã hội là phương thức kiểm soát quyền lực của nhân dân. Cho nên, về mặt lý thuyết nhân dân ủy quyền cho đối tượng nào thì giám sát và phản biện đối tượng đó, ủy quyền gì thì giám sát và phẩn biện nội dung đó, giới hạn ủy quyền đến đâu thì giám sát và phản biện tới đó. Vì vậy mà đối tượng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất rộng. Tuy nhiên, do điều kiện về con người, tài chính, thời gian… còn khó khăn nên hiện nay hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ tập trung vào quá trình xây dựng pháp luật, quá trình bầu cử, tổng hợp ý kiến của nhân dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố giác của công dân, giám sát đại biểu dân cử…
Về hoạt động giám sát, trong nhiệm kỳ khóa V (2000 – 2005), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tham gia góp ý, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), 25 dự thảo luật, 20 dự thảo pháp lệnh; năm 2006 Mặt trận Tổ quốc tham gia ý kiến vào 14 dự án luật, 4 pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 16 Nghi định của Chính phủ; năm 2007 góp ý 17 dự án luật và pháp lệnh của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội;v.v.. Đối với hoạt động bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, trong đợt bầu cử Quốc hội khóa X, Mặt trận Tổ quốc cùng với các thành viên đã tiếp 105 lượt dân, xử lý 44 đơn thư khiếu nại, tố cáo (đến khóa XI con số này là 50); ngoài ra Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn tham gia tổng hợp ý kiến của nhân dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tham gia giám sát các đại biểu dân cử, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… có hiệu quả và chất lượng không ngừng tăng lên [3, tr.101 – 135].
Đối với hoạt động phản biện xã hội, năm 2005 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì, tổ chức và phối hợp tổ chức 10.023 hội nghị lấy ý kiến của các vị ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, 5.130 hội nghị lấy ý kiến các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu và 13.921 hội nghi lấy ý kiến của các đoàn viên, hội viên của Mặt trận về lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Văn kiện đại hội
X của Đảng; định kỳ hàng năm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều có văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh liên quan tới bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân…[3, tr.135 – 143].
Nhìn chung, trong quá trình thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khơi dậy và phát huy được ý thức dân chủ của nhân dân khi quan tâm và tham gia ngày càng tích cực vào công việc của Nhà nước. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội của