Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 102)

thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá trình vận động cho sự ra đời của chính quyền cách mạng ở

nước ta ngày càng trở nên sôi nổi. Trong Chính cương vắn tắt năm 1930 của Đảng đã chủ trương thành lập chính quyền công nông binh theo mô hình Xô- viết, và chủ trương đó đã được cụ thể hóa trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 với sự ra đời của chính quyền Xô-viết của nhân dân ở một số địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh.

Từ thực tiễn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân trong những năm 1930 – 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam một mặt hoàn thiện và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, mặt khác từng bước điều chỉnh nhận thức của mình trong việc lựa chọn hình thức tổ chức nhà nước thích hợp với thực tiễn của đất nước.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương diễn ra vào tháng 11 năm 1939, Đảng ta đã chủ trương thay khẩu hiệu thành lập chính phủ Xô-viết của công nông binh bằng hình thức Cộng hoà dân chủ - hình thức chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng trong xã hội. Đến tháng 5 năm 1941, Hội nghị Trung ương 8 của Đảng cũng chủ trương thành lập chính phủ Dân chủ cộng hòa và sẽ lấy ngọn cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh là huy hiệu.

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 và trực tiếp là Nghị quyết của Quốc dân Đại hội (diễn ra ở Tân Trào từ ngày 16 – 17/8/1945), thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày 2/9/1945, thay mặt cho Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Ngay sau khi ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chủ tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải làm ngay đối với chính quyền cách mạng, trong đó việc tổ chức cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu và dự thảo ban hành Hiến pháp của chính quyền cách mạng được đặt lên hàng đầu.

Thực hiện tinh thần phiên họp ngày 3/9/1945, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra thành công vào ngày 6/01/1946 trên phạm vi toàn quốc; tiếp đó ngày 2 tháng 3 năm 1946, Ban soạn thảo Hiến pháp cũng được thành lập trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; và tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã được thông qua và ban hành với 7 chương, 70 điều.

Sự ra đời của bản Hiến pháp 1946, một mặt đã “củng cố vững chắc cơ sở pháp lý, tính hợp pháp, hợp hiến của Nhà nước cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc”, mặt khác chuẩn bị về mặt pháp lý “để toàn thể nhân dân Việt Nam sẵn sàng bước vào công cuộc kháng chiến giành độc lập hoàn toàn và phát triển nhà nước dân chủ nhân dân” [59, tr.71].

Sau thời gian hòa hoãn và nhân nhượng với thực dân Pháp nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho nhân dân ta nhưng bất thành, ngày 19 tháng 12 năm 1946 thay mặt Chính phủ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đưa cách mạng nước ta bước vào thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Lúc này, vì yêu cầu của cuộc kháng chiến nên toàn bộ Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều chuyển lên Việt Bắc. Trong điều kiện kháng chiến, Quốc hội không thể họp định kỳ để quyết định những vấn đề lớn của đất nước và do đó, quyền này được Quốc hội trao cho Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau chín năm kháng chiến anh dũng, nhân dân ta với chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp ngồi vào bàn đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Genève, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.

Sau Hiệp định Genève, vĩ tuyến 17 được lấy làm ranh giới quân sự tạm thời chia Việt Nam thành hai miền Bắc – Nam. Theo lộ trình của Hiệp định Genève, ngày 20 tháng 7 năm 1956 cả hai miền sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, với lý do không bị ràng buộc bởi Hiệp

định Genève, nên Mỹ đã dựng lên chính phủ Ngô Đình Diệm nhằm phá hoại quá trình thống nhất đất nước.

Trước tình hình đó, cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới: miền Bắc bắt đầu tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa, còn ở miền Nam tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Thực tiễn đó của đất nước đã đưa đến những yêu cầu mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước. Lúc này, một số nội dung trong bản Hiến pháp năm 1946 không còn phù hợp nữa. Vì vậy, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I (tháng 1 năm 1957) đã quyết định sửa đổi Hiến pháp và bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng Ban sửa đổi Hiến pháp. Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 4 năm 1958), Quốc hội đã nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Sau khi bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp được công bố để toàn dân thảo luận, góp ý kiến, Quốc hội khóa I đã chính thức thông qua bản Hiến pháp mới tại kỳ họp thứ 11 diễn ra từ ngày 18 đến ngày 31 tháng 12 năm 1959. Bản Hiến pháp mới chính là cơ sở pháp lý vững chắc để Đảng và Nhà nước ta đề ra các quyết sách của mình nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã cùng hệ thống chính quyền cách mạng các cấp điều hành, quản lý tốt địa bàn miền Nam, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và từng bước khắc phục những hậu quả mà chiến tranh để lại.

Nhằm đánh giá lại quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đề ra những nhiệm vụ mới cho cách mạng nước nhà sau ngày thống nhất, Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương (khóa III) của Đảng đã ra Nghị quyết số 247-NQ/TW về Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, trong Nghị quyết này Đảng ta nhất mạnh: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của

lịch sử dân tộc Việt Nam”. Hẳn nhiên, thống nhất đất nước sẽ tạo ra sức mạnh mới, những thuận lợi mới cho đất nước phát triển tiến lên, qua đó làm tăng ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy, ”thống nhất càng sớm thì càng phát huy nhanh sức mạnh toàn diện của Tổ quốc. Chính phủ Trung ương và từng ngành ở Trung ương phải quản lý công việc của cả nước (…). Chuẩn bị kế hoạch hoàn thành thống nhất nước nhà; chuẩn bị tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước và Quốc hội đó sẽ cử ra Chính phủ Trung ương của nước Việt Nam thống nhất” [89].

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 247 của Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc được nhóm họp từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 11 năm 1975 tại Sài Gòn đã xác định sớm tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam để bầu Quốc hội chung của cả nước. Sau đó Quốc hội sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và quy đinh Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất. Trong khi đi đến Tổng tuyển cử, Chính phủ Viên Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động chung của đất nước.

Ngày 25 tháng 4 năm 1976, cử tri cả nước đã tham gia vào sự kiện chính trị trọng đại của đất nước – Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất (Quốc hội khóa VI).

Sau Tổng tuyển cử, từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976 Quốc hội khóa VI đã họp phiên họp đầu tiên tại Hà Nội. Tại phiên họp này, một loạt vấn đề hệ trọng của đất nước đã được thông qua: bầu các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và Chính phủ, đổi tên nước từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, lấy Hà Nội làm thủ đô của cả nước và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh. Cũng tại phiên họp này, Quốc hội đã quyết định thành lập Ủy ban dự

thảo Hiến pháp nhằm thay thế cho Hiến pháp năm 1959 đã không còn phù hợp với tình hình mới của đất nước.

Ngày 18 tháng 12 năm 1980, tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa VI, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua gồm 12 chương và 147 điều. Là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam thống nhất, nên ngay từ Điều 1 của Hiến pháp đã khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo”.

Sau 10 năm đất nước thống nhất, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày càng khủng hoảng, “sự giảm sút của sản xuất vào cuối những năm 70 cùng với những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là bố trí đầu tư và xây dựng cơ bản của 5 năm 1976 - 1980, đã để lại hậu quả nặng nề”; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và văn hoá chưa được bảo đảm..., “Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật, kỷ cương không nghiêm. Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước, những hoạt động của bọn làm ăn phi pháp... chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời…” [22, tr.11 – 17].

Trước thực trạng đó, công cuộc đổi mới được Đảng Cộng sản đề ra tại Đại hội lần thứ VI (12/1986) như một luồn gió mới làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của nước ta; bên cạnh đó, sự khủng hoảng và sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu, Liên Xô; vấn đề Căm-pu-chia được giải quyết sớm, căng thẳng giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – các nước ASEAN ngày càng có dấu hiệu hạ nhiệt… Những biến đổi đó đã làm cho những quy định trong bản Hiến pháp năm 1980 tỏ ra không còn phù hợp với tình hình mới của đất nước, yêu cầu về việc soạn thảo một bản Hiến pháp mới càng trở nên bức bách hơn bao giờ hết.

Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII (6/1989) đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980 do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch; kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa VIII diễn ra từ ngày 24/3 đến ngày 15/4 năm 1992 đã thống nhất thông qua bản Hiến pháp mới – Hiến pháp năm 1992. Đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X (từ ngày 20 tháng 11 đến 25 tháng 12 năm 2001), Quốc hội đã thảo luận và tán thành bỏ phiếu thông qua việc sửa đổi một số điều trong Hiến pháp năm 1992.

Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XIII diễn ra vào tháng 8/2011, đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Qua tổng kết việc thi hành Hiến pháp và lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ngày 28 tháng 11 năm 2013, kỳ họp thứ 6 (Quốc hội khóa XIII) đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam.

Qua 70 năm tồn tại và phát triển, với năm bản Hiến pháp được ban hành ở các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu và thực tiễn của cách mạng Việt Nam mà nội dung của những bản Hiến pháp có thể khác nhau, song một điều dễ

nhận thấy là xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử lập hiển của mình, Nhà nước Việt Nam luôn luôn khẳng định toàn bộ lợi ích của mình không có gì khác hơn ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ lợi ích của toàn thể nhân dân, của toàn dân tộc.

Ngay tại Điều 1 của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [27, tr.6]. Kế thừa tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong bản Hiến pháp năm 1946, Điều 4 Hiến pháp năm 1959 tiếp tục khẳng định: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” [27, tr.28].

Năm 1980, bản Hiến pháp mới của Nhà nước Việt Nam thống nhất nhấn mạnh: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” [27, tr.69]. Đến đầu thế kỷ XXI, để làm rõ hơn tư tưởng nhân dân là chủ thể thực sự của lợi ích Nhà nước và quyền đó được thực thi một cách công bằng đối với mọi thành viên trong xã hội, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp

công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [27, tr.186].

Nhất quán với luận điểm trên, khoản 1 và 2 của điều 2, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w