Những nội dung cơ bản trong tư tưởng thân dân Nguyễn Trãi 1 Đề cao vai trò và sức mạnh của nhân dân

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 38)

1.3.1. Đề cao vai trò và sức mạnh của nhân dân

Cuộc đời của Nguyễn Trãi gắn liền với những biến động: gia đình lưu tán, dân tộc thì rên siết dưới gót giày xâm lược của kẻ thù, khi đất nước được giải phóng thì ông – với tư cách là một vị khai quốc công thần – lại bị Lê Thái Tổ nghi kị, bị tống giam rồi được thả nhưng lại không trọng dụng đến nỗi ông phải

cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn. Gần trọn cả cuộc đời ông gắn bó với nhân dân, sống cùng nhân dân. Chính vì thế mà ở Nguyễn Trãi nhân dân luôn có một ví trí rất quan trọng, quan trọng đến mức trân trọng. Cũng vì thế khi nhắc đến nhân dân Nguyễn Trãi luôn dành những tình cảm và ngôn từ thân thiết, gần gũi.

Tuy là một trí thức nho học đương thời chịu ảnh hưởng rất lớn từ Nho giáo, bản thân ông cũng luôn tâm niệm “lòng hãy cho bền đạo Khổng môn” [86, tr. 433], nhưng khi bàn đến khái niệm “dân” Nguyễn Trãi không sử dụng những thuật ngữ mà các nhà kinh điển của nho học đã dùng như “tiểu nhân”, “hạ ngu”, “hạ dân”,v.v.., mà “dân” trong quan niệm của Nguyễn Trãi chính là những con người bình dị đang sống xung quanh ta, đang ngày đêm cần mẫn lao động không biết ngơi nghỉ. Họ là những người đang “vun đất ải lảnh mông tơi, liêm cần tiết cả tua hằng nắm” [86, tr.398], là “phơ phơ đầu bạc ông câu cá, lẻo lẻo duềnh xanh con mắt mèo” [86, tr.429]. Họ không chỉ là những người nông dân một nắng hai sương, tảo tần nơi lũy tre làng, “dân” với Nguyễn Trãi còn là tất cả những giai tầng trong xã hội, là sĩ – nông – công – thương. Tuy mỗi người “có cao cùng thấp” song tất thảy “đều hết làm tôi thánh thượng hoàng” [86, tr.438]. Cuộc sống của những người dân mặc dù phải tất bật với những lo toan thường nhật, song với họ “phú quý chẳng tham thanh tựa nước” [86, tr.402], tất cả rồi cũng chỉ thoáng qua như hạt sương trên ngọn cỏ cho nên họ chỉ cần “phong lưu mòn mỏi ba đường cúc, ngày tháng tiêu ma một bát chè” thế là đủ [86, tr.420].

Khi đất nước thanh bình những con người giản dị ấy chỉ biết vui với thú ruộng vườn, nhưng khi đất nước lâm nguy thì những con người tưởng như vô danh ấy lại chính là lực lượng làm nên sức mạnh vô địch để giúp triều đình đánh đuổi quân thù, mở nền thái bình cho đất nước. Tuy chỉ là “tứ phương manh lệ” nhưng khi họ tề tựu lại dưới ngòn cờ chính nghĩa thì những “manh lệ” ấy lại hợp thành một sức mạnh to lớn, đập tan mọi kẻ thù hung tợn. Là người cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hơn ai hết Nguyễn Trãi rất hiểu điều đó, với ông cho dù có “lớp lớp rào lim ngăn sóng biển”, hoặc “khóa sông xích sắt” đi

chăng nữa nhưng nếu nhân dân không theo cũng vậy thôi, thế mới biết “lật thuyền mới rõ dân như nước” [86, tr.281].

Trong quan niệm của Nguyễn Trãi nhân dân còn là những người bị bóc lột nặng nề nhất trong xã hội nhất là khi triều đình phong kiến lâm vào khủng hoảng hay khi đất nước bị xâm lăng.

Sống trong giai đoạn nhà Trần đang trên đà suy vong nên Nguyễn Trãi đã chứng kiến và cảm thông với hoàn cảnh lầm than của dân chúng. Trong bối cảnh xã hội mà triều đình thì “cậy mình giầu, mặc dân khốn khổ, chỉ ham vui chơi, đắm đuối tửu sắc”, chỉ biết “đánh bạc vây cờ, chọi gà, thả chim; nào là cá vàng nuôi chậu, chim rừng nhốt lồng”, mặc cho dân phải sống trong cảnh lầm than khốn khó. Vì thế khi mà chính giáo suy đồi, kỷ cương rối loạn [86, tr.196 - 197]. Nguyễn Trãi cũng như nhân dân đều mong muốn một chính thể mới tốt đẹp hơn, gần dân hơn. Điều này cũng lý giải tại sao khi nhà Hồ tiếm quyền của nhà Trần, Nguyễn Trãi đã cùng cha là Nguyễn Phi Khanh đã ra làm quan cho chính quyền mới nhằm mong muôn cống hiến sức mình để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, nhân dân thoát khỏi cảnh cơ hàn. Nhưng khi lên nắm quyền, vương triều Hồ một lần nữa lại đi vào vết xe đổ mà nhà Trần đã mắc phải trước đó. Cha con Hồ Quý Ly chỉ biết “lấy gian trí để hiếp lòng dân. Lệnh bảo sao ban bố mà mọi người oán nỗi thương sinh; việc di dân thi hành mà mọi người kêu bề thất sở. Gia dĩ thuế mà phiền, dao dịch nặng, pháp luật ngặt, hình phạt nghiêm. Chỉ vụ ích kỷ phì gia; chẳng nghĩ khổ dân hại nước” [86, tr.196 - 197]. Những việc làm của chính quyền nhà Hồ không những giúp nhân dân thoát khỏi cảnh bần cùng, mà lại càng làm nhân dân “oán nỗi thương sinh”, “kêu bề thất sở” hơn.

Khi nhà Minh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược và chiếm được chính quyền từ tay nhà Hồ, chúng đã thi hành một chế độ cai trị tàn khốc, ra sức bóc lột sức của đối với nhân dân ta: “chuyên chém giết để ra oai; coi mạng người như cỏ rác. Trói bắt vợ con của dân ta; cuốc đào lăng mộ của nước ta. Cấm cá muối để dân khốn thức ăn; đòi gấm lụa để dân thiếu đồ mặc. Ngọc vàng vơ vét

hết; tê tượng cung cấp luôn. Chính thì hà khắc, hình thì thảm thương, dân không sống nổi” [86, tr.197 - 198].

Là người đã từng sống trong cảnh nước mất, nhà tan, phải chịu sự giam cầm của kẻ thù trong thành Đông Quan với cảnh “no nước uống thiếu cơm ăn” [86, tr.395], Nguyễn Trãi thấu hiểu nỗi đau của người dân mất nước. Cho nên, “dân” trong hoàn cảnh này theo Nguyễn Trãi chính là “dân đen” đang bị thui “trên lò bạo ngược”; là “con đỏ” đang bị hãm “dưới hố tai ương”, họ là những người đang từng ngày phải “mò ngọc trai thì mặc giao long, giòng dây quẳng biển”, phải “đào hầm bẫy hươu đen”, “chăng lưới bắt chim trả”. Tất cả đang phải quằn quại trước sự tàn bạo của những tên xâm lược “hút máu mủ sinh linh”, “miệng răng nhờn béo” [86, tr.77 - 78].

Rõ ràng khi lên án, tố cáo tội ác của quân xâm lược đối với nhân dân, Nguyễn Trãi không đứng trên lập trường của một người “chăn dân” để rủ lòng thương hại đến dân, mà ông đứng trên lập trường của một người dân mất nước, mất tự do để nói lên nổi lòng của nhân dân. Đây là một sự khác biệt giữa Nguyễn Trãi và các nhà nho trước và cùng thời với ông. Ngay cả Khổng Tử và Mạnh Tử khi nói về dân họ cũng đứng ở lập trường của người “quân tử”, của những người “lao tâm” để nói về những kẻ “tiểu nhân”, những người “lao lực” với ánh mắt của một kẻ bề trên.

Từ việc xác định “dân” là bao gồm tất cả những con người đang hằng ngày “vun đất ải luống mồng tơi”; là những “con đỏ”, “dân đen”; là “tứ phương manh lệ”... Nguyễn Trãi đi đến việc đề cao vai trò, sức mạnh của nhân dân.

Trong quan điểm của Nguyễn Trãi, vai trò của nhân dân trước hết thể hiện ở chỗ dân là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. Với ông, mọi thành quả mà xã hội có được đều nhờ quá trình lao động sáng tạo của nhân dân. Tuy chỉ là những con người bình dị, suốt ngày chỉ quen với cuốc cày, vun xới nhưng tất cả những “qui mô lớn lao lộng lẫy, đều là sức lao

khổ của quân dân” mà có [86, tr.196]. Do đó Nguyễn Trãi luôn tự căn dặn mình rằng “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” [86, tr.445].

Đây là cái nhìn hết sức mới mẻ và nhân văn của Nguyễn Trãi. Trong Nho giáo truyền thống, trong lịch sử dân tộc có thể ai cũng biết nhân dân là người làm ra mọi của cải để nuôi sống xã hội, song có mấy người thấy được mình phải biết ơn và “đền ơn” những con người bình dị, thậm chí là thấp hèn ấy? Câu trả lời là không. Bởi vì, trong quan niệm của Nho giáo nhân dân chỉ là những kẻ “tiểu nhân”, những người “lao lực”. Đã là kẻ “tiểu nhân”, là người “lao lực” thì phải có nghĩa vụ phụng dưỡng những bậc “quân tử”, những người “lao tâm”. Điều này là hiển nhiên bởi số mệnh đã quy định như thế. Cho nên thật dễ hiểu khi Khổng Tử đã nói “Quân tử chi đức phong, tiểu nhơn chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển” [13, tr.190 - 191]; Mạnh Tử cũng khẳng đinh: “Lao tâm giả trị nhơn; lao lực giả trị ư nhơn. Trị ư nhơn giả tự nhơn; trị nhơn giả tự ư nhơn” [13, tr.166 - 167]. Chúng ta cũng bắt gặp tư tưởng này ở Trần Khánh Dư, một danh tướng thời Trần, khi ông từng nói “Tướng là chim ưng, quân dân là con vịt, đem con vịt mà nuôi chim ưng thì có gì là lạ” [14, tr.541].

Ở Nguyễn Trãi lại khác, gần trọn cuộc đời của mình ông sống cùng nhân dân và trong nhân dân nên ông rất hiểu và cảm thông nỗi vất vả của nhân dân. Để có được những “qui mô lớn lao lộng lẫy” đó, nhân dân đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi và nước mắt thậm chí là cả máu của mình. Cho nên, Nguyễn Trãi luôn nhắc nhở những người làm quan như mình rằng phải luôn nhớ và “đền ơn kẻ cấy cày”. Còn đối với nhà vua, Nguyễn Trãi cũng khuyên nhủ rằng để đền ơn dân nhà vua cần yêu dân như con, làm sao “để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu” [15, tr.159].

Quan trọng hơn, tư tưởng đền ơn dân lại được Nguyễn Trãi đưa ra sau khi triều đình Lê sơ được thiết lập. Điều đó có nghĩa, tất cả những gì mà ông nói tới là hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng của ông, từ thái độ quý và trọng dân của ông, chứ không phải là những lời hoa mỹ để “mị dân”. Bởi có nhiều người trước

khi khởi sự thường dùng những mỹ từ để đánh vào lòng người, nhưng khi giành được thắng lợi, có quyền lực trong tay thì lại quay trở lại phản bội với lợi ích của những người đã tạo nên thành công của mình.

Nhân dân không chỉ là những người sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, mà hơn hết họ chính là những người tạo nên sức mạnh tổng hợp để giúp Lê Lợi giàng thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Khi tổng kết cuộc chiến tranh giữ nước trong suốt hai mươi năm, Nguyễn Trãi đã chỉ ra rằng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa cũng là thắng lợi của nhân dân, của “tứ phương manh lệ”.

Trong bản bố cáo với thiên hạ về việc đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi đã thừa nhận sự nghiệp cách mạng thắng lợi là nhờ “dân chúng bốn phương” tụ hội về dưới ngọn cờ của Lê Lợi, cùng “một dạ cha con” “dựng gậy làm cờ” mà làm nên chiến thắng. Cho nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không đơn thuần là thắng lợi của mưu trí và thiên tài của người cầm quân, mà thắng lợi đó còn là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp từ nhân dân. Đó là điều mà hai mươi năm trước Hồ Quý Ly không làm được trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược để bảo vệ vương quyền vừa mới được xác lập. Cho nên, vấn đề đặt ra đối với người cầm quân như Lê Lợi và Nguyễn Trãi là làm sao tập hợp được nhân dân theo về dưới ngọn cờ khởi nghĩa của mình? Những trăn trở ấy của vị “động chủ” Lam Sơn đã được Nguyễn Trãi tháo gỡ khi ông dâng Bình Ngô sách. Điểm đặc biệt của Bình Ngô sách là “hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người”, vì thế mà “cuối cùng nhân dân và đất nước của mười lăm đạo nước ta đều đem về cho ta” [86, tr.14].

Chính do cách nhìn và đánh giá về nhân dân như vậy mà Nguyễn Trãi cùng với Lê Lợi đã động viên và tổ chức được lực lượng nhân dân đứng lên kháng chiến, chính sách “đánh vào lòng người” của Nguyễn Trãi đã giúp nghĩa

quân từng bước vượt qua những khó khăn gian khổ để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Chính Nguyễn Trãi cũng thừa nhận rằng khi dân chúng tập hợp về dưới ngọn cờ của Lê Lợi là lúc mà “thế giặc đương hăng”, trong khi đó ở phía ta thì “nhân tài lác đác như lá mùa thu, tuấn kiệt lưa thưa như sao buổi sớm. Bôn tẩu trước sau đành đã thiếu người, vạch kế bày mưu lại càng thiếu kẻ”; lương không đủ ăn, “quân không một lữ” [86, tr.77 - 79]. Nhưng do xác định được vai trò và sức mạnh của nhân dân nên khởi nghĩa Lam Sơn đã huy động được sức mạnh to lớn của nhân dân, từ chỗ “trước kia quân bất quá vài trăm người, mà nay thì binh phụ tử ở Thanh Hóa không dưới hai vạn, quân có tiếng tinh tráng dũng cảm ở Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa cũng không dưới vài vạn, cùng quân đồng tâm đồng lực ở các lộ Giao Châu, không dưới mười vạn người” [86, tr.138]. Chính điều này đã tạo ra sức mạnh to lớn để nghĩa quân chiến thắng được quân xâm lược nhà Minh.

Nhân dân không chỉ là lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc khởi nghĩa, mà nhân dân còn là hậu phương cung cấp sức người sức của cuộc chiến tranh giữ nước. Trong lúc cuộc khởi nghĩa đang gặp khó khăn về lực lượng, nhân dân đều “tranh nhau đến cửa quân, nguyện hăng hái ra sức để mưu báo đền”; khi nghĩa quân tới Đông Đô “trong ba ngày đầu, nhân dân kinh lộ và các phủ, châu, huyện cùng các tù trưởng ở biên trấn đều tấp nập đến cửa quân, nguyện ra sức liều chết đánh thành giặc ở các nơi” [86, tr.59, 63]. Lúc nghĩa quân cần đến lương thảo thì nhân dân “tranh nhau đem trâu, rượu, lương thực để khao quân sĩ” [86, tr.61].

Nguyễn Trãi không chỉ thấy được vai trò của nhân dân trong cuộc kháng chiến giữ nước, mà còn nhận thức được vai trò quyết định của nhân dân trong sự thịnh vong của một vương triều. Với ông, “lật thuyền mới rõ dân như nước” [86, tr.281], và “mến người có nhân là dân, mà chở thuyền lật thuyền cũng là dân” [86, tr.203].

Nguyễn Trãi không phải là người đầu tiên sử dụng cặp phạm trù “quân chu” – “dân thủy” để nói về vai trò và sức mạnh của nhân dân, trước ông Tuân Tử đã từng nói “Quân giả chu dã, thứ dân giả thủy dã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu”. Nhưng nếu các nhà tư tưởng của Nho giáo đưa ra quan điểm này để khuyên răn nhà cầm quyền muốn giữ được vương quyền thì không được để mất lòng dân. Bởi vì “đạo đắc chúng, tắc đắc quốc; thất chúng, tắc thất quốc”, nghĩa là nhà cầm quyền nếu được lòng dân chúng ắt được đất nước, nếu để mất lòng dân chúng thì sớm muộn cũng mất nước mà thôi [13, tr.26 - 29]. Với Nguyễn Trãi, khái niệm “dân là nước” được ông nhắc tới không chỉ để cảnh tỉnh nhà cầm quyền, mà hơn hết cả là nhằm khuyên nhủ người cầm quyền phải biết tôn trọng nhân dân, phải luôn nhớ rằng nhờ có sức mạnh đó mà mình mới có được cơ nghiệp. Cũng chính vì thế mà Nguyễn Trãi khuyên người nắm quyền phải biết “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, phải gần dân và theo dân.

Thái độ gần dân và theo dân mà Nguyễn Trãi đề xướng đã được Lê Lơi sử dụng rất thành công trong thời kỳ kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Theo đó, “phàm sĩ dân và quân nhân đến cửa quân, vua đều nhún lời hậu lễ mà đãi, đều tùy tài cao thấp cất đặt làm các chức (...). Bởi thế ai nấy đều cảm kích nguyện hết sức liều chết, cho nên đến đâu là lập được công ngay” [86, tr.202 - 203]. Sau khi giành được chính quyền, Nguyễn Trãi tiếp tục thực hiện chủ trương gần dân của mình trong việc khuyên bảo thái tử Nguyên Long (vua Thái Tông sau này), trong Chiếu về việc làm bài “hậu tự huấn” để răn thái tử

Nguyễn Trãi đã viết “Nay con nhớ công lao của ta, nối cơ nghiệp của ta, phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w