Một số đóng góp và hạn chế trong tư tưởng thân dân của Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 54)

trong lịch sử tư tưởng thân dân của dân tộc. Không những Nguyễn Trãi đã vượt những người trước và cùng thời với ông, mà tư tưởng của ông còn hơn nhiều người khác sau ông trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam.

Cũng chính nhờ tư tưởng gắn nhân nghĩa với an dân của Nguyễn Trãi đã tạo ra một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội lúc bấy giờ. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nguồn gốc của sức mạnh làm lòng người xúc động tin theo vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, là động lực để xây dựng một xã hội yên dân sau khi đất nước giành được độc lập. Và như tổng giám đốc UNESCO trong dịp kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi đã nhận định: “Nhân nghĩa đó đã làm cho những quan niệm của ông về nhân dân trở nên đặc sắc. Nguyễn Trãi đã sớm hiểu dân, thương dân và luôn luôn quan tâm đến những lo lắng của dân. Nguyễn Trãi hết sức kính trọng khả năng sáng tạo của dân, ông thường so sánh khả năng ấy với sức mạnh chở thuyền và lật thuyền của nước... Sáu trăm năm sau, sự thao thức của con người hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi cũng là sự thao thức của tất cả những ai yêu tha thiết nhân nghĩa trên trái đất này” [20, tr.67].

1.3.3. Một số đóng góp và hạn chế trong tư tưởng thân dân củaNguyễn Trãi Nguyễn Trãi

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Trãi là một người có vị trí rất quan trọng. Có thể khẳng định rằng ông chính là nhà tư tưởng kiệt xuất nhất của dân tộc ta trong thời kỳ đầu thế kỷ XV. Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một nét son sáng trong trang vàng của lịch sử dân tộc. Tư tưởng của ông là một hệ thống rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực: tư tưởng chính trị, quân sự, giáo dục, đạo đức, mỹ học... Trong đó “tư tưởng thân dân là nét biểu hiện tập trung trong toàn bộ tư tưởng của Nguyễn Trãi” [20, tr.128]. Tư tưởng

thân dân ở Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ trung đại.

Đóng góp trước hết trong tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi là việc mở rộng khái niệm “dân” trong hệ quan điểm chính trị Nho gia.

Trong tư tưởng Nho gia, đặc biệt là trong quan điểm của Khổng Tử và Mạnh Tử, “dân” được hiểu như những kẻ “thảo dân”, “tiểu nhân”, thậm chí là “hạ ngu”. Tất cả họ là những người đáng thương cần được quan tâm, che chở của những bậc quân tử, người cầm quyền. Cũng có lúc khái niệm về dân đã được Mạnh Tử mở rộng và nâng lên thành “nhân dân”, nhưng nhìn chung đối với các nhà sáng lập học thuyết Nho gia thì “dân” vẫn là những kẻ bề dưới, là công cụ sai khiến của người cầm quyền.

Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam và được lực lượng cầm quyền sử dụng như một công cụ của quá trình cai trị đất nước (nhất là từ sau khi nước ta giành được độc lập sau hơn một ngàn năm chịu sự đô hộ của giặc phương Bắc), thì khái niệm về “dân” cũng từng bước được chú ý và mở rộng hơn. Những đại biểu như Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và vương triều nhà Trần đã ít nhiều đề cập tới khái niệm này. Tuy nhiên, do vị trí của Nho giáo ở giai đoạn này chưa được chú trọng trong đời sống chính trị - tư tưởng của nước ta, nên quan niệm về dân vẫn chưa có khác biệt nhiều so với quan điểm truyền thống của Nho gia.

Đến Nguyễn Trãi, nội hàm của khái niệm “dân” đã được mở rộng hơn nhiều. Đối với Nguyễn Trãi, “dân” là toàn bộ những người đang ngày đêm miệt mài lao động để tạo ra của cải cho xã hội; không những vậy họ còn là những “tứ phương manh lệ”, là “con đỏ”, “dân đen” đang ngày ngày bị chà đạp, bức hại bởi các thế lực cầm quyền cũng như gót giày xâm lược của kẻ thù. Tất cả họ dù là ở địa vị nào, giai tầng nào của xã hội cũng đều hợp lại thành nhân dân của một nước; là sức mạnh to lớn để đưa đất nước vượt qua những thử thách, khó khăn và tạo nên động lực to lớn để đất nước phát triển. Đây chính là một đóng

góp của Nguyễn Trãi vào hệ thống quan điểm của Nho giáo về “dân” mà trước ông, cùng thời với ông chưa có nhà tư tưởng nào đạt đến.

Thứ hai, việc hoàn thiện tư tưởng nhân nghĩa cũng chính là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi đối với tư tưởng thân dân của Nho gia. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ tư tưởng và cuộc đời của ông. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa không chỉ đơn thuần là lòng trắc ẩn, thường người và cứu giúp người như các quan điểm trước đó, mà nhân nghĩa thực chất là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung độ lượng, cảm hóa những kẻ lầm đường, lạc lối (thậm chí là với cả kẻ thù); nhân nghĩa còn là công cụ để “trừ gian”, “diệt bạo”; không dừng ở đó, với Nguyễn Trãi nhân nghĩa còn là đường lối để cứu nước, cứu dân và xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị “để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu”.

Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Lúc này sự suy nhược của nhà Trần khiến đời sống của nhân dân lâm vào khốn khó; sự ức hiếp lòng dân của nhà Hồ khiến người người oán thán; sự tàn bạo của giặc Minh đã đẩy nhân dân đến bờ vực của “hố tai ương”, trên “lò bạo ngược”. Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi như một luồng sinh khí mới làm lòng người rạo rực, phấn chấn để đứng lên đánh giặc cứu nước. Không những thế, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với an dân của Nguyễn Trãi còn là một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở đối với tầng lớp thống trị vừa bước ra cuộc chiến với tâm thế của người chiến thắng phải luôn quan tâm để người dân có “hằng tâm”, “hằng sản”.

Một đóng góp nữa của Nguyễn Trãi trong tư tưởng thân dân chính là quan điểm trọng dân, biết ơn dân. Trong tâm thức của Nguyễn Trãi, dân chúng vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới.

Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; mọi cung vàng gác tía của vua quan cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có. Chính xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc. Từ đó ông luôn tự dặn mình và những người trong chính quyền đương thời phải luôn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”!

Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.

Với tư cách là một nhà nho, hơn ai hết Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tư tưởng “dân vi bản, quân vi khinh, xã tắc thứ chi” của Mạnh Tử. Vì thế, trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình Nguyễn Trãi dốc toàn tâm, toàn ý để thực hiện mục tiêu “dân vi bản”. Chính quyết tâm đó đã đưa Nguyễn Trãi trở nên khác biệt so với các nhà nho khác. Nếu các nhà nho tiền bối hoặc đương thời bàn đến tư tưởng dân là gốc nước như một thủ thuật chính trị nhằm lối kéo sự ủng hộ của nhân dân, thì ở Nguyễn Trãi dân là gốc nước xuất phát từ sự cảm thông, sự biết ơn của ông đối với quần chúng nhân dân.

Là một điểm sáng trong dòng chảy của hệ tư tưởng Nho gia về tư tưởng thân dân, tuy nhiên do hạn chế về mặt thời đại và chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến, nên những quan điểm mà Nguyễn Trãi nêu ra tuy tiến bộ nhưng thực chất cũng chỉ nhằm mục đích củng cố, tăng cường quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị đương thời. Và vì vậy, nhân dân vẫn chỉ là một công cụ để phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền mà thôi.

Hơn nữa, tuy Nguyễn Trãi được xếp vào hàng ngũ khai quốc công thần của triều đại Lê sơ, nhưng trên thực tế quyền lực chính trị của Nguyễn Trãi là không đủ lớn để cho phép ông triển khai những tư tưởng tiến bộ của mình vào

thực tiễn. Ngay chính bản thân Nguyễn Trãi cũng tỏ ra bất mãn với sự thờ ơ mà triều đình Lê sơ dành cho mình để rồi phải cay đắng thốt lên rằng: “Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc, cho hay đường lợi cực quanh co” [86, tr.402], cũng vì thế mà ông đã phải xin cáo quan lui về ẩn dật ở núi Côn Sơn với tâm sự “Ẩn cả lọ chi thành thị nữa, nào đâu là chẳng đất nhà quan” [86, tr.401]. Những tâm sự đó cho thấy sự bế tắc giữa một bên là hoài bão lớn với một bên là sự hạn chế về thực quyền của Nguyễn Trãi. Việc không nhận được sự ủng hộ của nhà cầm quyền trong việc thực thi hóa những chủ thuyết về thân dân cũng đã làm giảm đi một phần đóng góp của Nguyễn Trãi đối với hiện thực xã hội đương thời.

Kết luận chương 1

Tư tưởng thân dân là một quan điểm chính trị cơ bản trong triết học Nho gia, đồng thời nó cũng là công cụ quan trọng để những người cầm quyền trong lịch sử sử dụng nhằm lôi kéo sử ủng hộ của nhân dân đối với chính quyền của mình. Khi du nhập vào nước ta, tư tưởng thân dân đã được các thế hệ người Việt Nam tiếp nhận và phát triển cho phù hợp với hiện thực của đất nước. Tuy nhiên, về thực chất sự kế thừa và phát huy tư tưởng thân dân trong lịch sử dân tộc không có nhiều khác biệt so với quan điểm truyền thống của Khổng Tử - Mạnh Tử. Chỉ đến khi Nguyễn Trãi xuất hiện thì tư tưởng thân dân mới thực sự có bước phát triển mới về chất. Nguyễn Trãi không những đã mở rộng nội hàm của khái niệm thân dân mà ông còn là một con người hành động để thực thi những lý tưởng đó vào trong cuộc sống. Chỉ tiếc rằng do những hạn chế về mặt lịch sử nên những đóng góp của Nguyễn Trãi vẫn chưa đạt được mong muốn như ông đã đề ra. Những hạn chế đó sẽ từng bước được khắc phục trong thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w