Sự vận dụng tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 61)

trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam

Trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam, kể từ khi Ngô Quyền xác lập được nền độc lập cho đến nay, tư tưởng dân là gốc nước luôn là tư tưởng chính trị quan trọng và xuyên suốt. Lịch sử dân tộc đã kiểm chứng, bất kỳ ở giai đoạn nào nếu nhà cầm quyền biết quan tâm và chăm lo tới đời sống của nhân dân, được lòng dân thì chính quyền được củng cố, đất nước hưởng cảnh thái bình; còn khi chính quyền xa dân, nhiễu dân thì vận nước suy. Chính vì vậy, phương châm dân là gốc nước đã trở thành triết lý hành động của các triều đại phong kiến Việt Nam trong việc củng cố chính quyền, ổn định xã hội, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với quá trình phát triển của dân tộc, tư tưởng thân dân được bổ sung thêm những giá trị mới tiến bộ, nhằm đáp ứng được đòi hỏi mới của thực tiễn đất nước.

Bước sang thế kỷ XX, khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ra đời, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng dân là gốc đã được phát triển lên một trình độ mới, đáp ứng được những yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Dân không chỉ là gốc của nước mà quan trọng hơn và trên hết “nước lấy dân làm gốc”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vị thế của nhân

dân đã thay đổi, nhân dân không còn là đối tượng mà chính quyền cần hướng đến để quan tâm, vỗ về; ngược lại, nhân dân chính là chủ nhân thực sự của xã hội, là người quản lý xã hội, còn nhà nước chỉ là công cụ để thực thi quyền lực đó của nhân dân. Vì lẽ đó Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, ở nước ta “chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Nhân dân bầu ra các hội đồng nhân dân, ủy ban kháng chiến hành chính địa phương, và Quốc hội cùng Chính phủ Trung ương” [52, tr.263].

Để bảo đảm việc thực thi quyền lực của nhân dân, đòi hỏi trong quá trình lãnh đạo xã hội, nhà nước và các nhân tố trong hệ thống chính trị ở Việt Nam phải thường xuyên tự hoàn thiện mình. Chỉ có như vậy mới biến lời nói thành hành động, mới hiện thực hóa được quyền lực của nhân dân. Tất nhiên, đây là một quá trình lâu dài và không hề đơn giản, cho nên việc nhận thức đúng đắn vai trò của nhân dân là một yếu tố đảm bảo cho sự thắng lợi trong quá trình hoàn thiện và phát huy vai trò của hệ thống chính trị Việt Nam.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang ngày càng chủ động và hiệu quả hơn. Có được thành công đó, ngoài những nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, thì vai trò tích cực của nhân dân là yếu tố quan trọng quyết định.

Dĩ nhiên, trong suốt thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và từ khi đất nước thống nhất đến nay, hệ thống chính trị nước ta không thể không vấp phải những hạn chế, thiếu sót. Tổng kết 25 năm đổi mới, Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã thẳng thắng thừa nhận “dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm” [24, tr.179]. Nhìn chung, “quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có

tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội” [24, tr.171].

Điều này một mặt làm giảm lòng tin của nhân dân ta đối với hệ thống chính trị, mặt khác những hạn chế đó lại được các thế lực thù địch thổi phồng, bơm to nhằm gây chia rẽ khối đoàn kết trong nhân dân. Do đó, trong quá trình hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để đảm bảo cho sự thành công. Chỉ khi chúng ta thực sự quán triệt tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” thì khi đó chúng ta mới “xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [49, tr.501 - 502].

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w