- Đầu tư nhiều vào hoạt động quảng cáo, xúc tiến
Giá bình quân của đối thủ cạnh tranh trên thị trường
3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Như chúng ta đã biêt, bất cứ ai khi mua sắm sản phẩm cũng đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng đảm bảo và dịch vụ hoàn hảo, nhất là với một sản phẩm có giá trị cao. Chính vì vậy chất lượng và dịch vụ của sản phẩm luôn được coi là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng mua sản phẩm của khách hàng.
Sau đây là một số biện pháp đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm:
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện nay chất lượng sản phẩm đệm của công ty còn chưa cao hẳn so với các công ty khác ở thị trường trong nước. Do vậy công ty cần phải nâng cao chất lượng dản phẩm, tạo bước đột biến trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm, thực hiện chiến lược sản phẩm chất lượng cao, lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí phấn đấu của toàn công ty để từng bước đưa chất lượng sản phẩm của công ty lên ngang bằng chất lượng hàng cạnh tranh trong nước. Vì thế công ty có thể thực hiện thong qua các biện pháp đồng bộ sau đây:
- Nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất tác động đến hai yếu tố cơ bản tạo lên khả năng cạnh tranh đó là nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
Do vậy nội dung của giải pháp này như sau:
Thứ nhất: để có thể đổi mới công nghệ thì công ty phải huy động được nguồn vốn xây dựng cơ bản, nguồn vốn đó có thể huy động từ bên trong công ty, bên ngoài công ty, từ các quỹ ngân hàng… Thực hiện đổi mới công nghệ công ty dự định vay vốn ngân hàng 100 tỷ đồng ngoài ra còn có các khoản vốn công ty tự có và nguồn vốn cấp trên.
Thứ hai: nghiên cứu tìm ra mô hình sản xuất có hiệu quả và khoa học, đưa ra dây chuyền sản xuất hợp lý nhất, chống lãng phí dư thừa trong sản xuất.
- Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu sản xuất.
Chất lượng nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng. Trong quá trình sản xuất các nguyên vật liệu được pha trộn với nhau qua nhiều quy trình, vì thế chất lượng
nguyên vật liệu sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Do đó, để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu côngty cần phải thực hiện những việc sau:
+ Trên cơ sở định mức tiêu hao, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng đề ra, bộ hpaanj cung ứng vật tư phải đảm bảo cung ứng đúng nguyên vật liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu, chủng loại chất lượng và thời gian cần thiết.
+ Thực hiện bảo quản nguyên vật liệu theo đúng kỹ thuật.
+ Có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu kịp thời, đúng tiêu chuẩn chất lượng và tìm được nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, đáng tin cậy và rẻ, thực hiện kiểm tra công tác chất lượng nguyên vật liệu chặt chẽ, loại bỏ những nhuyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn.
- Thực hiện quản lý hệ thống chất lượng.
Chất lượng sản phẩm của công ty có liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất và quản lý của công ty chứ không riêng bộ phận nào. Hiện nay để nâng cao hơn nữa việc quản lý chất lượng sản phẩm côngty đang nghiên cứu và thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 cho sản phẩm của mình. Để thực hiện được điều này công ty cần:
+ Thực hiện quản lý chất lượng chặt chẽ toàn diện. Phân cấp quản lý chất lượng sản phẩm phải rõ ràng và chặt chẽ đấn từng bộ phận sản xuất.
+ Chất lượng sản phẩm phải được theo dõi, kiểm tra ngay tù khâu đầu vào đến khâu cuối cùng.
+ Đặt chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cao để phấn đấu đạt được, lập kế hoạch chất lượng sản phẩm để thực hiện.
+ Thực hiện chất lượng theo thị trường, theo nhu cầu của khách hàng.
3.2.3.2. Phát triển chủng loại và danh mục sản phẩm
Đối với công ty thì chủng loại sản phẩm mà công ty đang theo đuổi về cơ bản không thay đổi mà sẽ giữ nguyên chủng loại mà công ty hiện có đồng thời mở rộng thêm một số chủng loại sản phẩm mới.
Trong năm tới để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm thì chính sách cho chủng loại sản phẩm của công ty phải đa dạng, phong phú. Để thực hiện được điều này công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng cơ cấu chủng loại sản phẩm hợp lý. Tập chung cơ cấu chủng loại sản phẩm theo sự phát triển của từng thị trường về quy mô cầu và đặc tính của cầu dựa trên cơ sở những nghiên cứu và dự báo về chúng.
- Nâng cao năng suất sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ đối với những sản phẩm quan trọng và trên những thị trường trọng điểm, những khúc thị trường mục tiêu mà công ty đã chọn.
3.2.3.3. Mở rộng dịch vụ khách hàng.
- Thực hiện tốt về thời gian giao hàng:
Vấn đề giao hàng đúng thời hạn hợp đồng rất quan trọng, việc thực hiện sai quá trình giao hàng sẽ gây tổn thất lớn cho công ty và khách hàng, công ty sẽ chịu thiệt rất nhiều nếu vi phạm. Do vậy, để thực hiệngiao sản phẩm đúng thời hạn quy định công ty phải thực hiện một số biện pháp sau:
+ Lập bảng phân công rõ ràng cho từng khâu hàng xuất ứng với từng loại sản phẩm. Lập thời giam biểu cho đội vận tải chuyên chở của công ty.
+ Quản lý việc xuất nhập các lô hàng thật chặt chẽ theo từng hợp đồng từng thời kỳ.
+ Phối hợp chặt chẽ giữ khâu sản xuất và tiêu thụ, tránh gây ãng phí và tồn kho không cần thiết.
- Các quyết định khác
+ Thực hiện dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng nếu có nhu cầu.
+ Thực hiện việc thanh toán dễ dàng cho các khách hàng như thanh toán nhanh thanh toán trả góp, nợ ngắn hạn…
3.2.4. Đầu tư vào hoạt động quảng cáo và xúc tiến
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại là một trong những nhu cầu và phương tiện hết sức cần thiết. Đây là một hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh thương hiệu, duy trì lượng khách hàng truyền thống vừa tìm kiếm, đẩy mạnh lượng khách hàng tiềm năng và tăng sức cạnh tranh, thông tin nhanh chóng cho thị trường về tính năng của sản phẩm, trang bị cho khách hàng những kiến thức tốt nhất để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Để làm điều này công ty cần:
Tăng cường các hoạt động giao lưu, tài trợ cho nhiều chương trình khác nhau hay đầu tư vào các dự án lớn nhằm xây dựng uy tín cho thương hiệu của mình, đồng thời nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.
Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại, tặng quà, cung cấp thêm lợi ích cho khách hàng như: Mua hàng trúng thưởng, hỗ trợ chi phí vận chuyển… Khuyến khích nhân viên công ty đưa ra những ý tưởng quảng cáo mang tính sáng tạo và phù hợp với thực tế của công ty hay thuê đội ngũ quảng cáo chuyên nghiệp
Xúc tiến hỗn hợp là công cụ bổ trợ có hiệu quả nhất nhằm nâng cao hình ảnh chất lượng sản phẩm, uy tín nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng. Đây cũng chính là chính sách yểm trợ đắc lực cho các chính sách marketing – mix còn lại, đặc biệt là chính sách sản phẩm và chính sách giá. Mặc dù công ty có lợi thế là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam, sự hiểu biết về khách hàng và quan hệ với khách hàng có ưu thế hơn các công ty cạnh tranh khác, song chính sách về xúc tiến hỗn hợp của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả. Để thực hiện chính lược kinh doanh của công ty thì công ty phải thực hiện đồng bộ các chính sách Marketing- mix của mình và chính sách quảng cáo có vai trò lớn trong việc phát huy hiệu quả của các bộ phận khác. Để thực hiện tốt thì công ty nên tăng cường việc hoạt động theo sơ đồ sau:
3.2.4.1- Quảng cáo
* Ước tính chi phí cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình:
Chiến lược giao tiếp khuyếch trương
Quảng cáo Quan hệ quần chúng
Công ty sẽ lựa chọn quảng cáo trên sóng VTV3 với gói thời lượng 10 giây cho một bản tin, phát liên tục 2 bản tin mỗi ngày vào buổi tối (18h-20h) trong vòng 2 tuần. Khi đó tính được chi phí cho quảng cáo là:
- Đơn giá cho một bản tin: 2.500.000đ - Tổng số bản tin phát sóng: 30
- Tổng chi phí quảng cáo: 2.500.000 x 30= 75.000.000đ - Chi cho thiết kế chương trình quảng cáo: 5.000.000đ
Khi đó tổng chi phí cho hoạt động quảng cáo là: 80.000.000đ (Tham khảo từ “Biểu giá dịch vụ quảng cáo truyền hình”)
3.2.4.2- Quan hệ quần chúng và tuyên truyền.
Hình thức này được thực hiện nhằm khuếch trương sản phẩm. Nó được thực hiện thông qua các hoạt động như sau:
- Tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thảo khách hàng trong và ngoài công ty hằng năm nhằm đánh giá và thu thập các ý kiến của khách hàng về sản phẩm và các hoạt động của công ty.
- Tham gia các hoạt động tài trợ, hoạt động từ thiện.
3.2.4.3- Bán hàng trực tiếp
- Thực hiện việc giao tiếp thường xuyên tới khách hàng, chào hàng trực tiếp đến các công ty, tổ chức, đơn vị, cá nhân người tiêu dùng có nhu cầu thông qua đội ngũ bán hàng cá nhân
- Tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ triển lãm, trình bày trực tiếp mẫu sản phẩm để chào hàng, thu hút khách hàng quan tâm và mua sản phẩm.
- Marketing trực tiếp: gửi thư, catalog đến khách hàng tiềm năng để chào hàng, thực hiện bán hàng qua các phương tiện thư tín, fax, điện thoại.