Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH TM Tuấn Anh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing – mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH TM tuấn anh (Trang 48 - 50)

- Đầu tư nhiều vào hoạt động quảng cáo, xúc tiến

2.2.4.Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH TM Tuấn Anh.

Giá bình quân của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

2.2.4.Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH TM Tuấn Anh.

2.2.4.1Môi trường bên ngoài.

* Môi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Vì vậy, nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua và hoạt động marketing của các doanh nghiệp nói chung và của công ty TNHH TM Tuấn Anh nói riêng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục trong nhiều năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực song chưa thực sự bền vững, nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài như tình trạng suy thoái kinh tế của toàn cầu kéo dài từ 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát trong vòng 3 năm gần đây xấp xỉ ở mức 2 con số đã khiến không ít doanh nghiệp lao đao do chi phí đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, bản thân công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

Thu nhập bình quân đầu người:

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đại bộ phận người Việt Nam vẫn chỉ ở ngưỡng thu nhập trung bình và thấp khi so sánh với một số nước trong khu vực như Singapore,Thái Lan, Malaysia,…Do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh của mình công ty cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, chẳng hạn như sẽ cung cấp những loại sản phẩm nào cho phù hợp với người tiêu dùng.

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính , các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế pháp luật tại khu vực đó.

Việt Nam là một quốc gia có độ ổn định chính trị cao, người dân có nhận thức, quan điểm tích cực về đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi trọng những công ty này. Cho nên việc xây dựng và hình thành một chiến lược kinh doanh lâu dài và hoàn toàn có cơ sở.

Môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội: + Môi trường tự nhiên:

Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa của công ty.

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi cho việc kinh doanh sản phẩm theo từng mùa, đây là cơ hội cho nhiều dòng sản phẩm đa dạng xâm nhập vào thị trường.

Địa hình đường xá giao thông: Còn nhiều bất tiện không chỉ là khó khăn riêng của công ty mà là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam trong việc mở rộng thị trường về các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.

Quan điểm của người dân đối với các sản phẩm mới:

Người Việt Nam dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân, có thái độ chào đón những cái mới miễn là những cái mới này phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, luôn mới thì càng tốt với chất lượng ngày càng được nâng cao, thậm chí khi họ chưa biết đến một sản phẩm nào đó, vấn đề quảng bá sản phẩm của công ty không gặp quá nhiều khó khăn, bởi người Việt Nam rất tò mò , công ty khi tiến hành khuyếch trương, quảng cáo chỉ cần thích sự tò mò của họ là sản phẩm ấy cũng sẽ thành công.

Tôn giáo: Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không chịu nhiều ràng buộc khắt khe như nhiều nước châu Á khác.

- Yếu tố môi trường công nghệ:

Công nghệ cho phép các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất tiêu chuẩn chất lượng cao hơn.

Công nghệ mang lại cho công ty cách giao tiếp mới với người tiêu dùng ví dụ như biểu ngữ, quảng cáo trên internet, các chương trình quảng cáo trên thông tin đại chúng. Nhờ vậy hình ảnh sản phẩm của công ty ngày càng trở lên gần gũi với người tiêu dùng.

2.2.4.2. Môi trường bên trong.

Công ty được tổ chức theo các bộ phận bên trong theo mô hình chức năng vì vậy trong kết cấu tổ chức của mình có các bộ phận điển hình sau: bộ phận tài chính- kế toán, bộ phận quản trị sản xuất, bộ phận nhân lực, bộ phận marketing, bộ phận cung ứng… Các bộ phận trong công ty thường theo đuổi những mục tiêu khác nhau do chức năng công việc của họ chi phối, và những mục tiêu của mỗi bộ phận không phải bao giờ cũng thống nhất với các bộ phận khác, mặc dù tất cả đều đặt dưới sự điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Như vậy, các quyết định marketing do bộ phận marketing đưa ra trước hết phải chịu sự rằng buộc của mục tiêu chiến lược, kế hoạch do ban lãnh đạo tối cao đưa ra. Chỉ như vậy quyết định marketing mới thu hút được sự chú ý, quan tâm và ủng hộ của ban lãnh đạo trong công ty.

2.3. Đánh giá chung về chiến lược Marketing – Mix nhằm mở rộng thị trườg tại công ty TNHH TM Tuấn Anh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing – mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH TM tuấn anh (Trang 48 - 50)