- Đầu tư nhiều vào hoạt động quảng cáo, xúc tiến
Giá bình quân của đối thủ cạnh tranh trên thị trường
3.2.7. Thiết kế phòng Marketing riêng biệt
Đối với mối bộ máy cơ cấu tổ chức của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng được phân công và đảm nhiệm những nhiệm vụ chức năng nhất định. Nêu như công ty có bộ máy cồng kềnh, hoạt đọng thiếu linh hoạt thì chắc hẳn sẽ phải chi trả một khoản lớn mà hiệu quả kinh doanh mang lại cũng không cao. Ngược lại, nếu như mỗi phòng ban đảm nhận những nhiệm vụ chức năng chồng chéo cũng sẽ khiến hoạt động kinh danh của công ty trở nên bế tắc và kém hiệu quả.
Trên thực tế, trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty vẫn chưa có phòng Marketing riêng biệt, các hoạt động Marketing là do phòng kinh doanh đảm nhận. Vì vậy, hiệu quả làm việc của phòng ban không đạt hiệu quả tối ưu, khiến cho hiệu quả kinh doanh của công ty không đạt mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Nhận thức được những tồn tại của công ty cùng với biên pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất thiết công ty phải thành lập thêm phòng Marketing riêng biệt.
Với biện pháp này thì trước tiên công ty cần phải kiểm tra lại nguồn tài chính của mình, xem xét có thể chi trả cho sự tồn tại của phòng này hay không, sau đó đưa ra chính sách tuyển dụng nhân sự độc đáo để có thể thu hút được những nhân viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh để có thể đảm nhận tốt những nhiệm vụ được giao. Đặc biệt cần lưu ý tuyển dụng những vị trí sau:
- Trưởng phòng Marketing: 1 người - Bộ phận chiến lược: 2 người - Nhân viên marketing: 3 người
- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng. - Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.
Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm).
Quản trị sản phẩm (chu kì sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến; 4C: nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh doanh có nhiều biến động với các mức độ canh tranh quyết liệt như hiện nay, chính sách Marketing – mix dống vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường
Với uy tín chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, công ty đã xác định được một chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh đầy sôi động. Với nỗ lực không ngừng cải tiến chất lượng, mong muốn phục vụ tốt nhất khách hàng, tin chắc rằng trong thời gian tới công ty sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên để phát triển lâu dài hơn công ty cần chú trọng rất nhiều cho hoạt động Marketing trong đó công ty đặc biệt có những biện pháp cũng như những ứng dụng cụ thể trong hoạt động Marketing – Mix.
Qua phân tích thực trạng hoạt động Marketing – Mix tại công ty TNHH TM Tuấn Anh cho thấy: mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong các chính sách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong phạm vi nghiên cứu và kiến thức đã được trang bị và tích lũy, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp Marketing –Mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty. Em mong rằng đây sẽ là một đóng góp nhỏ trong quá trình kinh doanh của công ty nói chung và cụ thể là hoạt động cũng như chiến lược Marketing – Mix tại công ty nói riêng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, trong trường cùng Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong công ty, đặc biệt là giảng viên Th.S Nguyễn Thị Hạnh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện